VỀ BỘ LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM 1975-2025-Gửi Đại Hội nhà văn 2025

VỀ BỘ LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM 1975-2025

Ý kiến ngắn gửi tới Đại Hội Nhà văn XI (2025)

Bùi Công Thuấn

***

 

Sáng 25/11/2020, Đại Hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhà Văn Việt Nam lần thứ X tại Hà Nội, Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương, đã chỉ đạo:

Nhiệm vụ của Hội trong nhiệm kỳ mới là phải tiếp tục góp phần đáng kể trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, chống sự suy thoái biến chất về tư tưởng chính trị và đạo đức; Trong tổng kết văn học Việt Nam nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, thúc đẩy hòa hợp dân tộc, xây dựng đại đoàn kết dân tộc, thông qua văn học, thúc đẩy một đời sống dân chủ lành mạnh, tiếp tục bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống và tạo dựng những giá trị nhân văn mới cho xã hội; Đồng thời tiếp tục tạo dựng hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên thế giới thông qua văn học. Hội Phải tạo ra những bước đi có tính quyết đinh cho một dòng văn học thiếu nhi đa dạng, phong phú, hiện đại, đậm bản sắc văn hóa dân tộc để cùng xã hội tạo ra những sản phẩm đặc biệt nhất, quan trọng nhất là CON NGƯỜI Việt Nam. Đó là triển vọng là tương lai của đất nước mà nhà văn cần hướng tới”[[1]]

Trong các nhiệm vụ của Hội Nhà văn của nhiệm kỳ X (2020-2025), có nhiệm vụ “tổng kết văn học Việt Nam nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất”. Nhưng đến nay, việc tổng kết 50 năm văn học Việt Nam mới chỉ được Hội Nhà văn Việt Nam bắt đầu khởi động. Do đâu có sự chậm trễ như vậy?

Hội Nhà văn Việt Nam, Viện Văn học, Các trường đại học lớn trong cả nước với rất nhiếu PGS-TS chuyên ngành văn học, đều có thể tổng kết 50 năm văn học 1975-2025 bằng các bộ sách Lịch sử văn học, nhưng sao đến nay vẫn không có một công trình Lịch sử văn học nào là chính thức?

Theo tôi, vấn đề gây ắc tách việc tổng kết 50 năm văn học là ở “phương pháp luận” để nhận thức vấn đề, ở quan điểm đánh giá văn học, và độ kênh giữa thực tiễn văn học với khát vọng văn học của Đảng, của nhân dân.

Thực tiễn văn học Việt Nam đến nay có 3 bộ phận: “Văn học Cách mạng và kháng chiến”, “Văn học Nhân văn-dân chủ” và “Văn chương thị trường”. Không thể gộp chung 3 bộ phận này là “Văn học Cách mạng” được.

Nhưng các nhà lý luận không biết đặt các tác phẩm “Nhân văn-dân chủ” (chữ cũa Nghị quyết 23 Bộ Chính trị) vào đâu. Đó là các tác phẩm viết về phần “hiện thực không cách mạng”. Phần hiện thực này không nằm trong lý luận của Chủ nghĩa Hiện thực xã hội chủ nghĩa. Chẳng hạn:  Thời xa vắng (Lê Lựu), Thiên Sứ (Phạm Thị Hoài), Những thiên đường mù (Dương Thu Hương), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Thời của Thánh thần (Hoàng Minh Tường), Kiến, Chuột và Ruồi (Nguyễn Quang Lập), Mối chúa (Tạ Duy Anh),..

Người viết lịch sử văn học không thể gạt bỏ phần văn học này. Bởi có những tác phẩm “giá trị”, (thí dụ Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được đánh giá cao ở nước ngoài, nhưng ở trong nước, đến nay vẫn không ngớt tranh cãi). Và với tình hình nhận thức (phương pháp luận ) như hiện nay, thì chỉ có thể tổng kết “Văn học Cách mạng và kháng chiến”, viết về kháng chiến chống Mỹ và sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Tôi nghĩ, chỉ khi các nhà viết văn học sử nhìn nhận cả phần “hiện thực không cách mạng” trong văn học Việt đương đại, nhìn nhận rằng đất nước đã là một thực tại Kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu hóa, việc đánh giá văn học cần dựa vào những tiêu chí vừa đặc thù Việt Nam, vừa mang tính toàn cầu, lúc ấy mới có thể có một bộ Lịch sử văn học khả tín.

Thay đổi tư duy (phương pháp luận nhận thức, đánh giá văn học) là rất khó. Hội nghị Lý luận, phê bình văn học lần thức V vừa qua tại Hà Nội đã phản ánh điều đó (không một tham luận nào nhắc đến phần Văn học Nhân văn-dân chủ; văn học Việt ở nước ngoài, và “Văn chương thị trường”).

Xin các nhà viết lịch sử văn học cần mạnh dạn đổi mới phương pháp luận [[2]] đưa Văn học Việt hội nhập với văn học thế giới.

16/12/24

 

 

[1] Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn đồng hành với các nhà văn

https://vanvn.net/van-hoc-voi-doi-song/dangnha-nuoc-va-nhan-dan-luon-dong-hanh-voi-cac-nha-van/23040

  1. Phát biểu của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tổng kết Hội nghị Lý luận, phê bình văn học lần thứ V tại Hà Nội.

 

[2] Bùi Công Thuấn-50 Năm văn học Việt Nam, Phác thảo một hướng nhìn

50 năm Văn học Việt Nam (1975 -2025): Phác thảo một hướng nhìn

 

Loading

Đánh giá bài viết
call Hotline 1 0798287075 call Hotline 2 0798 287 075 facebook Fanpage Chat FB zalo Chat Zalo youtube Youtube Tiktok Tiktok