DỰ TRẠI VIẾT LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT KHÓA VII.

Các bài viết chính của Bùi Công Thuấn (đọc theo linh):  buicongthuan.blogtiengviet.net/disp/abc

Bạn có thể tải chuyên luận về Nam Kỳ Địa Phận (bản full 7 bài viết) theo link: https://www.mediafire.com/file/w9tthddhwp7gtvi/NAM+KỲ+ĐỊA+PHẬN-Chuyên+luận-7+bài+pdf.rar/file

***

DỰ TRẠI VIẾT

LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUÂT

(Tp HCM từ 14/10 đến 19/10/2024)

Bùi Công Thuấn

Tôi đã dự nhiều trại tập huấn về văn học nghệ thuật do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức, có khi ở Tp Hồ Chí Minh, ở Cần Thơ, ở Đà Lạt; dự Hội nghị Lý luận phê bình lần thứ IV tại Tam Đảo năm 2016 do Hội Nhà văn tổ chức; và lần này, dự Trại viết Lý luận phê bình văn học nghệ thuật do Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tổ chức tại tp HCM từ 14/10 đến 19/10/2024.

Giấy triệu tập trại gồm các tác giả viết lý luận phê bình từ Quảng Nam trở vào. Hội VHNT mỗi tỉnh đề cử không qúa 02 tác giả chuyên về lý luận phê bình văn học nghệ thuật. Người dự trại phải đủ sức khỏe. Ưu tiên cho người viết trẻ. Trại viên phải dự đầy đủ các chuyên đề, có bài thu hoạch mới được xét cấp chứng chỉ cuối khóa. Có 8 tỉnh không cử được tác giả dự trại).

Trong số 32 người được triệu tập, có 29 người dự trại đầy đủ và hoàn thành các yêu cầu học tập. Thành phần dự trại có: 4 tiến sĩ, 8 thạc sĩ, còn lại là Biên tập viên các báo văn nghệ, các nhà báo và những người hoạt động văn học nghệ thuật. Không có ai được đào tạo chuyên về Lý luận phê bình (ngoại trừ tôi tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Lý luận văn học 1988).

Diễn giả là các PGS-TS chuyên ngành trình bày đề tài văn học, nghệ thuật như Điện ảnh, Văn hóa dân gian, các chuyên gia trình bày các Nghị quyết, đường lối văn nghệ của Đảng…Các vấn đề được trình bày tuy không mới nhưng chuyên sâu hơn và cập nhật thời sự hơn.

PGS-TS Nguyễn Ngọc Thiện là chủ nhiệm của trại. Khai mạc và bế mạc trại có Thành ủy Tp HCM dự và phát biểu. Trại được tổ chức chặt chẽ, nghiêm nhặt. Nội dung các chuyên đề là những vấn đề  cần thiết cho người viết Lý luận phê bình. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt, tài liệu tham khảo cho trại viên được quan tâm tốt. Các tác giả dự trại có một buổi tham quan sông Sài gòn bằng waterbus và thăm đền thờ Quan Công (văn hóa người Hoa). Không khí trại thân tình và kỷ luật trong mọi sinh hoạt trại. Bài tổng kết đợt tập huấn của PGS-TS Nguyễn Ngọc Thiện đánh giá tốt về tất cả về các mặt hoạt động trại.

***

BẢN THU HOẠCH

TRẠI VIỀT LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT KHOÁ VII

Của BÙI CÔNG THUẤN

***

  1. Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, Nghệ thuật Trung ương và Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ viết lý luận phê bình từ nhiều chục năm qua. Nhiều khoá tập huấn lý luận phê bình đã được tổ chức từ bắc chí nam. Kết quả của các hoạt động này là sự ổn định đời sống văn học nghệ thuật, từ đó giúp văn học phát triển lên một bước mới.

Nhớ lại, thời gian trước “đổi mới”(1986), sáng tác văn học có nhiều trăn trở. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đau đáu về một thời “văn học minh hoạ”, hay những đề xuất tâm huyết của giáo sư Hoàng Ngọc Hiến về đổi mới một nền “văn học phải đạo”; đã có lúc văn đàn Việt lâm vào tình trạng “loạn phê bình”, và các cơ quan chức năng đã phải lên tiếng về tình trạng xuống cấp đáng lo ngại của văn hóa phê bình. Đất nước mở cửa, các lý thuyết văn học và phê bình văn học tràn vào gây ra sự rối loạn các tiêu chí phê bình văn học. Chẳng hạn, những ồn ào về Hậu hiện đại. Sự “xâm lăng văn hoá” từ bên ngoài làm đảo lộn nhiều giá trị văn hoá truyền thống trở thành vấn đề nhức nhối đến nay chưa khắc phục được.

          Trong tình hình ấy, những Nghị quyết của Đảng như Nghị quyết Trung ương 5, Nghị quyết 23 của Bộ chính trị đã mở ra một thời đại mới cho sự phát triển văn học.

Các Hội nghị Lý luận phê bình I, II, III, IV do Hội Nhà văn tổ chức; các trại tập huấn, bồi dưỡng lý luận phê bình do Hội đồng và Liên hiệp tổ chức, đã dần dần khắc phục tình trạng trên. “Mặt trận văn hoá tư tưởng” dần ổn định. Các quan điểm văn nghệ của Đảng và các giá trị văn học Cách mạng được khẳng định. Đội ngũ phê bình văn học nghệ thuật trong cả nước vững vàng trước sự xuất hiện của “Cái Mới” như Cù Lao Chàm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Cánh đồng Bất tận (Nguyễn Ngọc Tư) và có thái độ dứt khoát với những hiện tượng “lêch chuẩn” như “Bóng đè (Đỗ Hoàng Diệu), Luận văn -Đỗ Thị Thoan, hiện tượng đạo thơ (Phan Huyền Thư, Hoàng Quang Thuận…

2. Dự trại viết LLPB VHNT khoá VII, tôi tiếp thu được nhiều điều mới mẻ và bổ ích.

          Chuyên đề “Lý luận văn nghệ cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua (những vấn đề cơ bản,, những tác giả tác phẩm tiêu biểu) của PGS-TS Nguyễn Ngọc Thiện giúp tôi có cái nhìn toàn diện về lịch sử lý luận văn nghệ cách mạng 80 năm qua với những góc nhìn mới mẻ: Văn hoá ngang hàng với kinh tế, chính trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thầy Nguyễn Ngọc Thiện cũng trình bày sự vận động và phát triển những quan điểm của Đảng từ Đề cương về văn hoá Việt Nam (1943) đến các nghị quyết 23/BCT, nghị quyết 33/NQ-TW… đặc biệt là vai trò, sứ mệnh của văn nghệ sĩ góp phần “phò chính trừ tà” (Hồ Chí Minh). Văn học nghệ thuật đồng hành với dân tộc. Vì thế, văn nghệ sĩ phải tự trau giồi để nâng mình lên…

          Chuyên đề “Nghệ thuật điện ảnh-ngành kinh tế sáng tạo trong kỷ nguyên số- Những vấn đề đặt ra” của PGS-TS Đỗ Lệnh Hùng Tú là một chuyên đề hấp dẫn. Thầy Tú đã trình bày chuyên sâu về đặc thù của nghệ thuật điện ảnh, đến từng chi tiết phim…Học viên được xem các trích đoạn minh hoạ cho phần diễn giảng, nên bài học sinh động và dễ tiếp thu. Thầy lưu ý người viết phê bình điện ảnh chỉ nên dành 5 dòng về nội dung. Phần chính bài phê bình là về nghệ thuật (Kịch bản, diễn viên, âm thanh, âm nhạc …) và kỹ thuật điện ảnh (cả những xảo thuật dựng phim…). Thầy cũng kể những trường hợp khó xử mà đoàn làm phim gặp phải cùng với cách xử trí thông minh…

          Chuyên đề “Những nhận thức mới về văn hoá trong bối cảnh đương đại. và một số vấn đề lý luận” cua GS-TS Lê Hồng Lý là một chuyên đề giàu chất tri thức và trải nghiệm, vì thế đem đến nhiều điều thú vị cho học viên. Một số vấn đề lý luận được đề xuất là: văn hóa hiện diện trong mọi sinh hoạt đời sống, thấm rất sâu vào tâm khảm người Việt. Văn hoá không có thấp-cao, vì thế không được định kiến về văn hoá. GS Lê Hồng Lý cũng đặc biệt lưu ý mối quan hệ văn hoá và kinh tế. Rất tiếc Giáo sư không nói về thực trạng “xâm lăng văn hóa” ở Việt Nam, và sự thay đổi văn hoá Việt khi hội nhập toàn cầu hoá.

          PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ phân tích sâu về sứ mệnh và vai trò của “Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ” trong công cuộc đổi mới, nâng tầm trí tuệ dân tộc, góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc giàu mạnh. Học viên được nghiên cứu sâu những quan điểm của Đảng trong nghị quyết 23/BCT về trí thức, văn nghệ sĩ. Điều này giúp văn nghệ sĩ vững lòng tin khi tham gia vào công việc viết phê bình văn học nghệ thuật.

          Chuyện đề “Sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và vai trò của văn học nghệ thuật trong tiến trình này” của NSND Hoạ sĩ Vương Duy Biên giúp học viên nhận ra thực tại rất khó của hoạt động văn học nghệ thuật khi đất nước chuyển sang kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Những khó khăn ấy là thiếu kinh phí, sự ràng buộc bởi cơ chế, và bởi những tập quán của thời bao cấp. Các đơn vị Nhà nước thì làm theo “kế hoạch” không thể sánh với các đơn vị tư nhân hoạt động rất năng động. Trong tình hình khó khắn ấy, ông xác quyết rằng, người làm văn học ngệ thuật phải tự lực là chính.

3.Nhìn chung, các chuyên đề của trại viết Lý luận phê bình khoá VII do Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật việt Nam nhấn mạnh vào vai trò của văn học nghệ thuật trong sự phát triển của đất nước, khẳng định sự đúng đắn đường lối văn nghệ của Đảng và xác lập sứ mệnh vẻ vang của văn nghệ sĩ. Đặc thù của sáng tạo văn học nghệ thuật là Cái riêng, Cái độc đáo trong cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu hoá, hoạt động văn học nghệ thuật gặp rất nhiều khó khăn, điều ấy đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi người hoạt động văn học nghệ thuật.

          Trong khoá học, nhiều học viên có những vấn đề mong được thảo luận. Chẳng hạn:

          Vấn đề về phương pháp sáng tác hiện nay?

          Vấn đề nhận thức thế nào về nhà văn Nguyễn Khải khi ông viết bút ký chính trị “Đi tìm cái tôi đã mất”.

          Tại sao đến nay chưa có một bộ lịch sử văn học về 50 năm đã qua (1975-2025)

          Nội hàm của “tinh thần nhân văn dân chủ” được nói đến trong Nghị quyết 23/ BCT là gì? Những tác phẩm như Thời xa vắng (Lê Lựu), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh); Mối chúa (Đãng Khấu)… có được coi là tác phẩm có tinh thần nhân văn dân chủ không?

4.Về mặt tổ chức, Liên hiệp đã tổ chức rất tốt trại viết LLPB khóa VII.

PGS-TS Nguyễn Ngọc Thiện, chủ nhiệm lớp, làm việc khoa học, nghiêm nhặt nhưng thân tình với học viên. Bộ phận tổ chức lớp, lên kế hoạch học tập, tham quan, làm hồ sơ…làm việc rất chuẩn mực, nhờ thế học viên cảm thầy gần gũi, gắn kết và nhiệt tình học tập.

          Là một học viên dự trại, tôi chân thành cám ơn Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đã đạo điều kiện để tôi được nâng trình độ mình lên hầu đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Cám ơn thầy Chủ nhiệm và Ban tổ chức trại đã tận tình vơi học viên, gắn kết được học viên trong nhiệm vụ chung. Kính chúc PGS-TS Nguyễn Ngọc Thiện và Ban tổ chức nhiều niềm vui.

Bùi Công Thuấn

___________________________

VÀI HÌNH ẢNH TRẠI VIẾT LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

PGS-TS Nguyễn Ngọc Thiện tặng sách cho BCT

Toàn cảnh Trại viết Lý luận phê bình văn học nghệ thuật khóa VII

PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ, chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương chụp hình chung với lớp

Tham quan sông Sài gòn bằng waterbus

Tham quan đền Quan Công

 

Nhà khác T 78, số 145 Lý Chính Thắng là nơi tổ chức trại viết của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam

Loading

Đánh giá bài viết
call Hotline 1 0798287075 call Hotline 2 0798 287 075 facebook Fanpage Chat FB zalo Chat Zalo youtube Youtube Tiktok Tiktok