THƠ NGUYỄN HỮU HỒNG MINH

BẠN CÓ THỂ ĐỌC CÁC BÀI VIẾT CHÍNH CỦA BÙI CÔNG THUẤN THEO LINK: buicongthuan.blogtiengviet.net/disp/abc

 

MƯỜI KHUÔN MẶT THƠ TRẺ ĐƯƠNG ĐẠI

NGUYỄN HỮU HỒNG MINH

Bùi Công Thuấn

***

Nguyễn Hữu Hồng Minh (trái)-Nguyễn Quang Thiều (phải)

CHUYỆN LÙM XÙM

Ngày 14/02/2022 trong lễ kết nạp hội viên mới, Hội Nhà văn Việt Nam đã “treo” kết nạp Nguyễn Hữu Hồng Minh vào Hội, mặc dù Nguyễn Hữu Hồng Minh  được chính Chủ tịch Hội Nguyễn Quang Thiều mời [1].

Trước đó, ngày 04.01.2022, Chủ tịch Hội đã ký Quyết định số 12 /QĐ-HV kết nạp 36 hội viên mới năm 2021 từ kết quả kỳ họp Ban Chấp hành lần thứ 3 bầu chọn, trong quyết định này có tên Nguyễn Hữu Hồng Minh. Quyết định này đã được công bố trên trang vanvn.vn của Hội Nhà văn [2].

Chuyện lùm xùm xảy ra từ bài viết của Lê Thiếu Nhơn (Hội đồng thơ) đặt vấn đề về bài thơ Lỗ thủng lịch sử của Nguyễn Hữu Hồng Minh, sau đó một vài người hùa theo. Có lẽ sợ dư luận nên Hội Nhà văn Việt Nam “treo” kết nạp Nguyễn Hữu Hồng Minh chăng? Điều này đã tạo ra nghi vấn lớn trong công luận. Bởi vì khi trao giải Thơ của báo Văn nghệ, công luận phản ứng dữ dội nhưng Hội Nhà văn vẫn bao biện việc trao giải, không có rút lại quyết định. Nhưng đối với Nguyễn Hữu Hồng Minh, chỉ vì một bài của Lê Thiếu Nhơn, Hội Nhà văn đã loại Minh mà không có một lời giải thích, công luận cho rằng việc “treo” kết nạp này là một “cuộc đấu đá” nội bộ!

Lê Thiếu Nhơn nói về Nguyễn Hữu Hồng Minh như thế này: Nếu anh vẫn thừa nhận “Lỗ thủng lịch sử” là tác phẩm tâm đắc của bản thân, thì anh đừng nên cầm tấm thẻ Hội viên Hội Nhà văn VN”;”Nguyễn Hữu Hồng Minh viết văn xuôi rồng rắn gì để được kết nạp”;”thứ chữ nghĩa giẻ rách “…Rõ là giọng điệu đầy đố kỵ và cố ý loại trừ. (Xem phụ lục).

Văn hóa Việt lấy việc tôn trọng Con người làm gốc. Mời một ngưởi đến nhà, hẳn nhiên đó là một người bạn và thái độ mời là biểu hiện sự trân trọng. Không ai mời bạn đến nhà liền sau đó lại đuổi bạn đi. Chủ tịch Hội Nhà văn mời Nguyễn Hữu Hồng Minh vào Hội, các Hội đồng chuyên môn đã xét, Ban Chấp hành đã có quyết định kết nạp, vậy mà Hội lại gạt Minh ra. Đó là sự  bêu nhục một Con Người. Thật không sao hiểu nổi!

Bài thơ Lỗ thủng lịch sử của Nguyễn Hữu Hồng Minh xuất hiện năm 2003 [3], trong trào lưu “Thơ Trẻ” đầu thế kỷ XXI, đến nay đã 19 năm. Trào lưu này có góp vào sự cách tân thơ ca Việt đương đại. Tất nhiên, như mọi trào lưu, Thơ Trẻ cũng có những mặt hạn chế. Lỗ thủng lịch sử được viết bằng nhận thức (ý thức về nghệ thuật) và thủ pháp Hậu Hiện đại, nên rất “khác biệt” với cách đọc truyền thống (Lưu ý: thời đại hôm nay là thời đại tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng Cái Khác- ‘The Others”).

Lấy một bài thơ cách nay 19 năm để “treo” kết nạp hội viên là điều không hợp lý. Hồ sơ kết nạp hội viên ít nhất có 2 tác phẩm, và khi kết nạp, hội viên được đánh giá trên “sự nghiệp” sáng tác cùng với những đóng góp cho văn học nước nhà. Không bao giờ kết nạp hội viên chỉ căn cứ vào 01 bài thơ. Tôi ngờ rằng Ban Chấp hành Hội Nhà văn không biết bài thơ này, cả Lê Thiếu Nhơn (Hội đồng thơ) cũng giả bộ không biết bài này! Tôi hơi ngạc nhiên vì nhà thơ Inrasara (Chủ tịch Hội đồng thơ), một người rất tích cực cổ vũ Hậu Hiện đại lại không lên tiếng về trường hợp này! (Phãi chăng khi đã là Chủ tịch Hội đồng Thơ Hội Nhà văn anh đã hết “Hậu Hiện đại?)

Nếu là “treo” thì đến bao giờ mới hết “treo”, vì 20 năm nữa, bài thơ “Lỗ thủng lịch sử” vẫn còn đó, Thơ Trẻ đầu thế kỷ XXI vẫn còn đó, thế nghĩa là Nguyễn Hữu Hồng Minh sẽ không bao giờ được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Sao lại có một “cái án” nặng nề và thiếu tình người vậy! Án nặng nhất là án chính trị (Quang Dũng, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Phan Khôi…),  Nguyễn Hữu Hồng Minh chưa bao giờ bị kết án chính trị. Các nhà thơ nhà văn vụ án Nhân Văn Giai Phẩm còn được phục hồi danh dự Hội viên Hội Nhà văn và được trao giải thưởng Nhà nước, vậy mà cái “án treo” Nguyễn Hữu Hồng Minh phải chịu lại là cái án suốt đời, vậy đâu còn là nhân văn!

 Nhân văn phải là phẩm chất hàng đầu trong đối xử với đồng nghiệp trong Hội Nhà văn. Đối xử với nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh như thế này gây thất vọng đối với hội viên Hội Nhà văn và những người có ý muốn vào Hội, gây ra những tai tiếng trong cộng đồng, bởi những ngôn ngữ mỹ miều của Hội khác hẳn với hành động thực tế![4].

***

Nhân dịp này, tôi đăng lại những dòng đã viết về Nguyễn Hữu Hồng Minh trong bài viết “10 Khuôn mặt thơ trẻ đương đại” đăng năm 2009. Bài này cũng in trong cuốn Chút tình tri âm-Bùi Công Thuấn-10 Khuôn mặt thơ trẻ đương đại. Nxb HNV. 2009

___________

Ghi chú

[1] Báo Tuổi Trẻ:

https://tuoitre.vn/nguyen-huu-hong-minh-khong-co-ten-trong-danh-sach-hoi-vien-moi-hoi-nha-van-viet-nam-20220213065231657.htm

[2]https://vanvn.vn/hoi-nha-van-viet-nam-ket-nap-36-hoi-vien-moi-nam-2021/

[3]https://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=1512

[4]Báo Tuổi Trẻ: Chủ tịch HNV trả lời phỏng vấn của Tuổi trẻ ngày 06/02/2021:

https://tuoitre.vn/chu-tich-hoi-nha-van-viet-nam-nguyen-quang-thieu-cac-nha-van-hay-viet-that-me-dam-20210114092132869.htm

***

Phụ lục

Bài thơ Lỗ thủng lịch sử,

Bài viết của Lê Thiếu Nhơn (Hội đồng Thơ-HNV)

Bài đáp trả của Nguyễn Hữu Hồng Minh.

___________________

MƯỜI KHUÔN MẶT THƠ TRẺ ĐƯƠNG ĐẠI

NGUYỄN HỮU HỒNG MINH

***

Một thế hệ  mới

Đó là một thế hệ có trình độ học vấn cao, đa tài và hoạt động ở nhiều lĩnh vực xã hội. Họ có ý thức mới trong sáng tạo nghệ thuật và có nhiều điều kiện giao lưu quốc tế. Họ khẳng định một thế hệ mới, thế hệ trẻ hôm nay, thế hệ trẻ cuả  một đất nước mở cưả và hội nhập, hoàn toàn khác với thế hệ nhà thơ đi trước trưởng thành trong chiến tranh. Nguyễn Hữu Hồng Minh cho biết :“ có xu thế thăm dò và cổ vũ mọi tìm kiếm, mọi thể nghiệm trong nghệ thuật Thơ của người viết trẻ…. Đó là thế hệ dò tìm, phác họa chân dung, gương mặt của chính mình sau chiến tranh. Nói cách khác, giả sử cha anh chúng tôi đã sinh trưởng vào thời điểm như chúng tôi, thế hệ của e-mail, chat, internet…, khi thông tin đang mở rộng và thu hẹp lại thế giới, thì chắc họ cũng phải trăn trở, cũng phải thể nghiệm như chúng tôi. Không còn cách nào khác. Và chúng tôi, nếu sinh ra vào bối cảnh đất nước đang có chiến tranh thì cũng phải lên đường cầm súng, bảo vệ Tổ quốc. Đó là niềm tin, lòng tự hào và ý thức dân tộc. Dò tìm gương mặt mới cuả thế hệ “[5].

            Xin đơn cử một vài trường hợp

Nguyễn Vĩnh Tiến, Đại học Kiến trúc Hà nội, tốt nghiệp loại giỏi, Cao học Pháp Ngữ (Master Francophone) “Toulouse-Hà nội 2001-2004”. Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Kiến Trúc & Thương Mại ViệtPháp (T-group), là người ‘ bay giữa kiến trúc, nhạc và thơ” . Văn Cầm Hải, Cử nhân Văn Khoa, Cử nhân Luật khoa. Tu nghiệp báo chí tại Hà Lan 2002, được mời tham gia chương trình Viết Văn Quốc Tế tại University Of Iowa (The University of Iowa, International Writing Program), Mỹ, 2005. Nguyễn Thuý Hằng, họa sĩ, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Tp HCM, học nâng cao về hội họa đương đại tại Mỹ. Lê Vĩnh Tài,  Đại học Y Khoa Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột, làm nghề tự do. Phan Huyền Thư, tốt nghiệp đại học Tổng hợp khoa Văn năm 1993, là biên kịch hãng phim Tài liệu và khoa học trung ương. Nguyễn Vĩnh Nguyên khoa ngữ văn, Đại học Đà Lạt, 2001, là phóng viên văn hóa của báo Sài gòn Tiếp thị. Vi Thuỳ Linh, Đại học báo chí. Trần Ngọc Tuấn, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Hữu Hồng Minh, nhà thơ, nhà văn, nhà báo, từng được trung tâm văn học Literaturwerkstatt (Berlin) và Viện Goethe Institut (Munich) tổ chức dịch tác phẩm và mời sang Đức  nói chuyện, giao lưu, đọc thơ, được giới thiệu  trên tạp chí Thi Bình (số 5.2005) Hàn Quốc, được đánh giá là một trong số ít những nhà thơ trẻ triển vọng, có nhiều cách tân đột phá của thi ca Việt Nam hiện đại.

Nguyễn Huy Thiệp đã từng nhận xét như thế này, và tôi tin rằng ông đã ngộ nhận. ” Nhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng, sáng tạo và hầu hết đều… “vô học”, tự phát mà thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào “cảm hứng” để tuỳ tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa, nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ tài năng thực sự (số này đếm trên đầu ngón tay) là còn ghi được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả.[6]

Trong bài viết này, tôi sẽ tiếp cận thơ trẻ ở ý thức sáng tạo cuả tác gỉa, ở thi pháp và phong cách (nếu có) để thử phác họa chân dung từng nhà thơ, định hình gương mặt cuả một thế hệ nhà thơ mới, qua những tên tuổi ít nhiều đã tự khẳng định mình trong thơ ca

1. NGUYỄN HỮU HỒNG MINH

Nguyễn Hữu Hồng Minh là người được  tạp chí Thi Bình (số 5.2005) Hàn Quốc,  đánh giá là một trong số ít những nhà thơ trẻ triển vọng, có nhiều cách tân đột phá của thi ca Việt Nam hiện đại .

Thơ cuả anh là thơ tư tưởng. Anh suy tư sâu sắc những trải nghiệm hiện sinh. Hiện sinh với anh là hiện sinh quy tử (Being toward the Death).

 ”Sự sống thật là sự sống réo trên đầu sự chết”

                                                   (Sự  Sống Thật)

Anh thấy sự chết hiển hiện trong tất cả tồn tại.

“ Tôi thấy cái chết ló dạng trong những câu thơ tôi vưà viết…

Chúng ta người đã chết lại bàn cãi quá ồn ào về cái chết

                                                          ( Sự Vụ )

Hiện hữu đối với Nguyễn Hữu Hồng Minh  là hiện hữu thưà và dơ bẩn  (Ghi Chép Rời), hiện hữu phân rã (Sóc Trăng, Lỗ Thủng Lịch Sử ). Con người xa lạ với chính mình, xa lạ với tha nhân. ”Giưã chúng ta những bến không bờ/ Những bờ không bến/ Chúng ta nhị nguyên “ (Giưã Chúng Ta). “Đôi khi tôi giật mình vì một tiếng nói xa lạ/ như tôi tìm được thanh đới mình từ cổ họng những người đã chết” (Tiếng Nói Bội Trương). NHHM không thể hình dung nổi người yêu cuả mình  giưã một “cuộc tồn tại không tình yêu, không em trơ vắng hoang điạ những ngón tay đồ tể khai quật hoa văn xác ướp “ (Mẫu Tự). Tất cả vui lấp trong cát, tuyệt vọng. “Em ơi, hãy bới cát tìm cuống họng cho anh/ để anh tập đánh vần lại chữ A / A!A!A! / Trước một đời sống cát “ (Bài Cát).

Nguyễn Hữu Hồng Minh  mất phương hướng trong cõi hiện sinh mảnh vỡ. Hắn là một kẻ không đầu, không tay chân, không cả dương vật, không tiếng nói. Một Ngày Tự Do cũng là tự do ý thức về cái chết, hiện sinh Chậm Như Thùng Thuốc Nổ .

Nhưng khi hắn cần dương vật thì hắn biết bỏ quên ở Sài gòn

Hắn cần đầu thì mới hay vứt ở Hà Nội

Hắn cần khua khoắng chân tay thì đã rụng rơi đâu đó ở Cà Mau

Trong giấc mơ hắn không rõ hắn đã nói điều gì với Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang

Dạng háng! Hãy dạng háng!

Hắn kêu lên với những tiếng của lỗ đít…”

                                  (Lỗ Thủng Lịch Sử)

“ Y lang bang đâu khi không đầu ?

                                 (Ăn Hải cảng)

Nguyễn Hữu Hồng Minh  trăn trở nhiều về thơ ca, nhưng thơ ca cũng chết, anh bế tắc.

Mi không phải là thi sĩ!

Khốn nạn mi không phải là thi sĩ!

Đừng ảo tưởng!

Chữ nghĩa đã hoá gạch đá xây mồ táng mi…

Giã từ thôi, giã từ.

Trên bàn tay bại liệt của mi ngòi bút trơ cạn dòng suối máu…

                                                                                    (Giã từ)

Có thể nhận thấy Nguyễn Hữu Hồng Minh  còn đang trải nghiệm hiện sinh,  anh chưa đạt tới ý thức về nỗi chết bằng Haller trong Sói Cô Đơn (Steppenwolf ) cuả Hermann Hesse. Anh nhận ra một thế giới xa lạ nhưng chưa nhìn thấy cái xa lạ, phi lý như trong Kẻ Xa Lạ (L’étranger ) và Ngộ Nhận (Le malentendu) cuả A. Camus. Anh vẫn còn hăm hở “ăn“ trong cuộc hiện sinh và “Không nghĩ mình có thể ăn nhiều thế “ (Ăn Hải Cảng) mà chưa chưa trải nghiệm trạng thái buồn nôn cuả J.P.Sartre. Anh chưa vượt qua được hiện sinh như S. Kierkegaard hay Nietzsche. Nguyễn Hữu Hồng Minh  mới chỉ chạm tới tư tưởng về hiện sinh. Có thể anh sẽ còn đi tiếp hành trình tư tưởng cuả mình trong thơ ca.

Về nghệ thuật, Thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh  chưa vượt qua được những thành tựu cuả người đi trước. Thơ anh giàu chất suy tưởng, nhưng suy tưởng cuả anh không phong phú bằng Chế Lan Viên, anh thể hiện tư tưởng hiện sinh nhưng anh chưa tiếp cận được cách viết dòng ý thức như thơ Thanh Tâm Tuyền (bài thơ Phẫu Tích là một bài có cách viết gần như bài thơ ĐEN cuả Thanh Tâm Tuyền). Khi anh viết về những trải nghiệm ăn chơi, người đọc còn nhận thấy ảnh hưởng cuà Đỗ. KH. Anh đem cái tục vào thơ như kiểu nói tục ở đầu đường xó chợ.

“Hoảng loạn và kinh sợ khi hắn phát hiện ra mình vẫn sống mà làm việc với những xác chết

Đi đứng ngoằn nghèo như ma trơi, linh hồn quỉ nhập tràng luôn dụ khị hắn làm những trò mê cuồng và quái đản

Hắn muốn làm tình với Nguyễn Thị Thu Huệ – Hắn tàn bạo điều đó

Hắn muốn hiếp Lê Thị Mỹ Ý – Hắn thèm muốn điều đó

Hắn không nứng trước Phan Thị Vàng Anh – Hắn khẳng định điều đó

Hắn yêu Ly Hoàng Ly – Hắn mãi tôn thờ điều đó

Hắn sợ hãi lỗ nẻ của Vi Thùy Linh – Hắn khiếp hãi điều đó

Nhân loại chui ra từ háng – Hắn quả quyết điều đó

Dân tộc Việt là một dân tộc mê lồn – Hắn xác tín điều đó”

                                                            ( Lỗ Thủng Lịch Sử )

Đọc những dòng thơ trên, người đọc hẳn hoài nghi về ý thức sáng tạo Hậu hiện đại của anh. Anh cho rằng: “Thực ra ngôn ngữ rất ít hoạt động. Nó “ngủ” là chính. Nó chỉ thức dậy và quậy tung náo loạn do ý thức điều khiển của bộ não và cảm giác. Nó cũng không có từ đẹp hay từ xấu. Từ đẹp hay xấu là do cảm quan cá nhân của người sử dụng và bối cảnh sử dụng..”. Nói về nhà thơ nhà văn, anh chủ trương: “Tại sao khi họ dám xây dựng, tạo ra được 1 nhân vật thì lại không dám để mình biến thành một nhân vật trong mắt kẻ khác?”,  vì thế anh dùng từ “vô tư” và nêu đích danh những đồng nghiệp văn chương làm đối tượng chơi chữ cuả mình.

Tôi nghĩ rằng, văn chương, ngôn ngữ không chỉ là con chữ trung tính, không phải là trò chơi, mà là văn hoá, tư tưởng, và thẩm mỹ. Anh làm một thứ “thơ không thơ”, “thơ rác”, thơ dơ”, “thơ nghĩa địa” như một vài “nhà thơ trẻ” đương thời. Anh lật đổ những “đại tự sự “ về văn chương, đạo đức, chính trị, văn hóa để làm một kẻ phá phách (xin đọc Lỗ thủng lịch sử). Anh dùng cái ấy (Cái Tục) vỗ vào mặt đồng nghiệp cuả anh. Đó là sự xúc phạm không thể chấp nhận. Xin nhớ, họ là những người có nhân cách, là những nhân vị xã hội, một Con Người với tất cả giá trị văn hoá, lịch sử và truyền thống dân tộc. Anh đánh đồng họ với cái giống cuả anh, và muốn đối xử với họ chỉ bằng cái giống bản năng sinh vật thì hẳn đó là một sự tha hoá, không còn là nghệ thuật nưã (thực ra “nghệ thuật” của Hậu hiện đại là phá hủy nghệ thuật của chủ nghĩa Hiện đại).

 Nguyễn Hữu Hồng Minh   chưa định hình được một khuôn mặt thơ với những giá trị tư tưởng, nghệ thuật cuả riêng anh. Anh chỉ chạy theo trào lưu Hậu Hiện đại (Đỗ. KH, nhóm Mở Miệng…) để đạp đổ những giá trị mà cộng đồng này, dân tộc này đang giữ gìn và xây dựng. Chính vì thế anh bị công đồng phản đối (Cộng đồng diễn dịch).

***

Nguồn: Bùi Công Thuấn-Chút tình tri âm10 Khuôn mặt thơ trẻ đương đại.  Nxb HNV .2009

Bài: 10 Khuôn mặt thơ trẻ đương đại đã đăng một phần trên Văn nghệ Trẻ, tạp chí Thơ số 2/2009

http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=8942

____________________

Ghi chú

[5] Nguyễn Hữu Hồng Minh, Bản chất ngôn ngữ và tính hư cấu trong thơ hiện đại

[6] Nguyễn Huy Thiệp: Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn, Tạp chí Ngày Nay, Hà Nội, số 6, 15.3.2004 )

Vũ Quần Phương: Song thoại về cái mới của thơ ca: “tôi rất cảm tình với thơ của Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cầm Hải”(Phongdiep.net)

***

PHỤ LỤC

LỖ THỦNG LỊCH SỬ

Nguyễn Hữu Hồng Minh

Nhiều khi hắn thấy dương vật hắn đang ở Sàigòn,

Đầu hắn ở Hà Nội

Và tay chân thì rơi rụng đâu đó ở Sóc Trăng

Buổi sáng ở miền Trung, trưa ở miền Nam,

Chiều ở miền Bắc, tối ở miền Tây

Ly cà phê nhìn ra tháp Rùa đắng như máu hắn

Cơn điên rồ chùa Mã Tộc, ngày tháng bạc Kênh Xáng

Những người đàn bà Miên, ôi vóc dáng màu da muộn phiền biết bao nhiêu!

Những sợi khói như những cái thòng lọng dụ hắn treo cổ

Nhiều khi trong mơ thấy mình đã chết. Xác thối, diều cắt quạ tha. Hắn khoái trá cho điều ấy!

Linh hồn hắn treo đâu đó trên một cọng lông háng của em gái Hải Phòng làm điếm ở Trung Quốc

Lảm nhảm ở Vĩnh Long, bợ đít ở Cần Thơ, dạng háng ở Cà Mau,

Cạo mặt ở Bạc Liêu, quắn như điên ở Hà Khẩu, động cỡn ở Sa Pa, say ở Lào Cai

Miệng còn kêu Đặng Thiều Quang, hãy chết đi Quang!

Chửi rủa ở Huế, cúng bái ở Quảng Bình, bắc cặc đái ở Mỹ Sơn và đi ỉa ở Hội An

Đụ trên sông Thu và bú lồn trên sông Hương

Khạc nhổ trên sông Gianh, rượt đuổi chém nhau trên sông Hàn

Khinh bỉ nòi Việt trên sông Hồng, miệt thị giống Hoa trên sông Nậm Thị

Hắn cắt mọi khoanh đời dấu vào tác phẩm

Những suy nghĩ non tơ đã kịp mọc tóc trong hộp sọ rắn như đá của hắn

Bản chất hắn là Cộng sản, là Cộng sản!

Hắn cười cợt méo mó như một lỗ thủng của lịch sử

Hoảng loạn và kinh sợ khi hắn phát hiện ra mình vẫn sống mà làm việc với những xác chết

Đi đứng ngoằn nghèo như ma trơi, linh hồn quỉ nhập tràng luôn dụ khị hắn làm những trò mê cuồng và quái đản

Hắn muốn làm tình với Nguyễn Thị Thu Huệ – Hắn tàn bạo điều đó

Hắn muốn hiếp Lê Thị Mỹ Ý – Hắn thèm muốn điều đó

Hắn không nứng trước Phan Thị Vàng Anh – Hắn khẳng định điều đó

Hắn yêu Ly Hoàng Ly – Hắn mãi tôn thờ điều đó

Hắn sợ hãi lỗ nẻ của Vi Thùy Linh – Hắn khiếp hãi điều đó

Nhân loại chui ra từ háng – Hắn quả quyết điều đó

Dân tộc Việt là một dân tộc mê lồn – Hắn xác tín điều đó

Nhưng khi hắn cần dương vật thì hắn biết bỏ quên ở Sài gòn

Hắn cần đầu thì mới hay vứt ở Hà Nội

Hắn cần khua khoắng chân tay thì đã rụng rơi đâu đó ở Cà Mau

Trong giấc mơ hắn không rõ hắn đã nói điều gì với Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang

Dạng háng! Hãy dạng háng!

Hắn kêu lên với những tiếng của lỗ đít…

Sàigòn, 12.2003

https://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=1512
 

“Lỗ thủng lịch sử” của ai? 09/02/2022
Lê Thiếu Nhơn 8-2-2022

Tranh thủ vớt vát mấy ngày xuân đi gặp gỡ bạn bè để ba hoa, nào ngờ tôi nhận quả đắng.

Vừa giáp mặt, vị giảng viên đại học khả kính đã ném cho tôi cái nhìn rất dữ dằn, và gằn giọng:
“Cậu là ủy viên Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn VN đấy à? Cậu bỏ phiếu kết nạp cái loại viết những câu bẩn thỉu vào Hội, để phỉ báng người yêu thi ca à?”.

Tôi chưng hửng, không hiểu chuyện gì xảy ra. Thấy tôi ú ớ, vị giảng viên đại học khả kính bảo: “Vào Facebook Nhất Phương mà đọc”.

Tò mò và chua chát, tôi tìm Facebook Nhất Phương của nhà văn Trúc Phương. Ngày 26/1, nhà văn Trúc Phương in hai văn bản “thơ hậu hiện đại”, trong đó có bài “Lỗ thủng lịch sử” nhằm mỉa mai chất lượng chuyên môn Hội Nhà văn VN.

Bài “Lỗ thủng lịch sử” được cho là của Nguyễn Hữu Hồng Minh, tân hội viên Hội Nhà văn VN. Rất nhiều ý kiến còm vào Facebook Nhất Phương, bày tỏ sự phẫn nộ về “Lỗ thủng lịch sử”. Nhà thơ Lê Hồng Thiện dùng chữ “tởm lợm”, nhà văn Kim Quyên bình luận “thật khủng khiếp cho cái gọi là thơ”, nhà thơ Nguyễn Trác kêu “thật quái đản”. Còn nhà báo Dương Liên Chi – nguyên Trưởng phòng Văn hóa Văn nghệ của Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thì cho rằng: “Người này “được” gọi là “nhà…” sao ạ? Như một thứ sâu bọ! Sao lại mang thứ rác rưởi này vào Hội Nhà văn?”.

Cảm thấy việc này có liên quan đến tự trọng nghề nghiệp của mình, tôi xin trình bày rõ ràng. Hội đồng Thơ không bỏ phiếu kết nạp Nguyễn Hữu Hồng Minh. Khi Hội đồng Thơ họp, lãnh đạo Hội Nhà văn VN có thông báo: “Nguyễn Hữu Hồng Minh đã đạt phiếu quá bán của Hội đồng văn xuôi, nhưng anh ấy chủ yếu làm thơ. Có thể chuyển sang kết nạp ở chuyên ngành thơ không?”. Tất cả 9 thành viên của Hội đồng Thơ đều phản đối.

Còn Nguyễn Hữu Hồng Minh viết văn xuôi rồng rắn gì để được kết nạp, thì nhường quyền trả lời cho Hội đồng văn xuôi.

Tôi cũng không biết nhà văn Trúc Phương đã lấy văn bản “Lỗ thủng lịch sử” từ nguồn nào, nên tôi phải chụp lại màn hình để làm bằng chứng. “Lỗ thủng lịch sử” có phải của Nguyễn Hữu Hồng Minh không? Tôi nghĩ, chính Nguyễn Hữu Hồng Minh cần lên tiếng cho minh bạch. Nếu không phải của anh, thì anh đính chính. Nếu đúng là của anh, thì văn bản in trên Facebook Nhất Phương có phải nguyên tác do anh viết ra không?

Nếu anh vẫn thừa nhận “Lỗ thủng lịch sử” là tác phẩm tâm đắc của bản thân, thì anh đừng nên cầm tấm thẻ Hội viên Hội Nhà văn VN. Tôi chưa bao giờ đánh giá cao khả năng văn chương của Nguyễn Hữu Hồng Minh. Thế nhưng, bây giờ Hội Nhà văn VN đã lỡ công nhận tư cách cầm bút của anh, thì anh ở độ tuổi 50 nên sòng phẳng đối thoại với bạn đọc và đồng nghiệp thật nghiêm túc, thật đàng hoàng.

Dù không muốn đưa thứ chữ nghĩa giẻ rách lên trang của mình, nhưng xin miễn cưỡng “sao y” toàn bộ “Lỗ thủng lịch sử” trên Facebook Nhất Phương, mà vì nó khiến tôi bị vị giảng viên đại học khả kính có chút hiểu nhầm và mắng xối xả.
Nguồn: https://baotiengdan.com

  _____________________  


NGUYỄN HỮU HỒNG MINH NÓI VỀ “LỖ THỦNG LỊCH SƯ”
Phùng Hiệu thực hiện
Chủ nhật ngày 13 tháng 2 năm 2022 2:49 PM


TNc: Việc BCH khóa 10 kết nạp Nguyễn Hữu Hồng Minh gây nhiều ý kiến trái chiều. Theo trang vanchuongphuongnam.vn, ông đã có lời. Trang nhà xin đưa bài để bạn đọc cùng nhìn nhận. Theo tờ Ngày nay thì ông Nguyễn Hữu Hồng Minh nói được mời vào Hội Nhà văn VN: https://ngaynay.vn/nguoi-trong-cuoc-va-trong-gioi-noi-gi-ve-bai-tho-lo-thung-lich-su-post117841.html

 ***
Ngay sau khi trang Vanvn.vn của Hội Nhà văn Việt Nam công bố danh sách kết nạp hội viên mới năm 2021 có tên nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh thì lập tức có một số nhà văn đăng bài thơ “Lỗ thủng lịch sử” của anh viết gần 20 năm trước lên mạng phản ứng dữ dội. Rất nhiều ý kiến bày tỏ sự phẫn nộ và cho rằng đó là một thứ thơ tởm lợm, quái đản, rác rưởi, cuồng dục… Bên cạnh đó, còn có một hai nhân vật trong bài thơ viết thư gửi nhiều nơi, trong đó có gửi đến một vài thành viên trong Hội đồng thơ để phản ứng về việc Hội Nhà văn Việt Nam kết nạp nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh. Ngoài ra, dư luận cũng không đồng tình về việc kết nạp khi đọc bài Lỗ thủng lịch sử. Về việc này, sáng nay, qua cuộc trò chuyện với Nguyễn Hữu Hồng Minh anh cho tôi biết anh đang lên núi du xuân ở Đà Nẵng và cũng không quan tâm lắm đến việc này. Khi tôi hỏi anh có công nhận bài “Lỗ thủng lịch sử” là bài thơ của anh thì anh công nhận và cho biết thêm:

-“Cách đây 20 năm khi đang làm việc ở tờ VnExpress, một trong 3 người (hai người kia là Dịch giả, Nhà nghiên cứu Đinh Bá Anh, Nhà văn Dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng) khởi động trang văn học điện tử đầu tiên ở VN, tôi đã chứng kiến dòng văn học bùng nổ mạnh mẽ qua internet, Hậu Hiện Đại. Tôi viết bài “Lỗ thủng lịch sử” bằng sự sáng tạo và có một góc nhìn trực diện vào đời sống văn học lúc đó, bối cảnh Hậu hiện đại manh nha nhìn qua lăng kính Việt Nam đang lẻ loi, ngơ ngác trước dòng chảy cuồn cuộn phức tạp trên thế giới. Những nhân vật có thật, tôi có chọn lọc kỹ càng được đưa vào thơ theo quan điểm quy chiếu Văn học và Lịch sử. Có nghĩa tách từ đời sống thật đưa vào văn chương đã thành một nhân vật sáng tạo dù dấu vết đây đó vẫn còn. Và theo thời gian nếu tác phẩm sống được thì sẽ đi cùng Lịch sử. Tôi nói rõ đó là tham vọng có thật của tôi lúc đó, ngày 29, 30 tuổi tôi tràn trề khát vọng khai phóng, phá đổ mọi biên giới thành trì trong sáng tạo. Quan điểm này sau này viết trong “Vỉa từ” (đã xuất bản trong nước) tôi đã cô đặc thành như sau: “Thượng đế đã chết? Vâng, thì Thượng đế đã chết nhưng Nguyễn Hữu Hồng Minh vẫn chưa chết! Hắn vẫn có quyền sáng tạo những bài thơ ngang với quyền hạn của Thượng đế! “. Nếu bạn đọc lĩnh hội được Lý thuyết tinh thần cấp tiến không thành trì cản trở, không giới biên ngôn ngữ đó thì sẽ hiểu phần nào bài thơ “Lỗ thủng lịch sử”. Rất tiếc chúng ta quá mô phạm nên nhìn bài thơ chạm giới, vi phạm thuần phong mỹ tục!”.

 Nhiều ý kiến cho rằng “Lỗ thủng lịch sử” không phải là thơ vì thơ thì ngôn ngữ phải đẹp đẽ bay bổng, văn vẻ sang trọng, nghệ thuật và nền tảng đạo đức được trưng dụng vào thơ. Không thể đưa những câu chữ tục tĩu, dục vọng và sự xúc phạm vào thơ. Anh nghĩ sao về những ý kiến này?

NHHM: Câu hỏi của anh trực diện, sắc bén. Nhưng tôi xin trả lời cũng bằng câu hỏi: Tại sao thơ thì cứ phải đẹp đẽ sang trọng, là nền tảng đạo đức? Ở đâu ra một quan niệm cứng nhắc như vậy!? Ngôn ngữ có bền mặt, lộn trái. Chữ có thanh tao có tục tĩu! Nếu tôi muốn thể nghiệm một bài thơ “Hố đen” được không? Một bài thơ “Khinh bỉ”, “Kinh dị” được không? Đọc giả có thể chọn đọc hay không đọc! Đâu thể đã vào nhà thổ mà còn rao giảng đạo đức! Thơ hậu hiện đại công phá và đòi hỏi sự rõ ràng như vậy đó!

– Khi viết “Lỗ thủng lịch sử” anh nêu tên thật của những nữ nhà văn thành danh như Nguyễn Thị Thu Huệ, Ly Hoàng Ly, Phan Thị Vàng Anh, Vi Thùy Linh, Lê Thị Mỹ Ý vào trong thơ bằng những câu từ được cho là nhạy cảm, trần tục, dục vọng, thậm chí là sĩ nhục nhân vật, anh có thấy đấy là điều xúc phạm đến họ?

NHHM; Tôi cho rằng làm thơ là loại hình nghệ thuật sáng tạo. Việc đưa các nhân vật vào thơ không có hàm ý ác hại. Nhân vật trong thơ có tính cách khác ở ngoài hiện thực. Nhân vật hiện diện trong tác phẩm sẽ đi vào lịch sử bằng hình tượng nghệ thuật sáng tạo thì không phải đấy là sự sĩ nhục. Và khi làm thơ đôi khi phải cần đến những ngôn từ trần tục hơn nữa. Nhà văn có quyền sáng tạo và thơ ca không phải là những văn bản tố cáo! Nếu tâm hồn anh độc ác ở đâu anh cũng sẽ thấy câu thơ man rợ. Nếu tâm hồn anh giễu nhại, thánh thiện anh thấy tất cả hóm hỉnh và mọi thứ là trò đùa, trò chơi! Đó cũng chính thông điệp của câu ngạn ngữ mà tôi rất thích “Loài người thì khóc, Thượng đế thì cười”.

– Nếu vì sự phản ứng của dư luận và những nhân vật trong thơ mà Hội Nhà văn Việt Nam thu hồi quyết định kết nạp hội viên đối với anh thì anh nghĩ gì?

NHHM: Tôi nghĩ điều đó không quan trọng. Cái quan trọng lớn là liệu Hội Nhà văn Việt Nam có chấp nhận hay tiếp nhận cái mới, cái sáng tạo và những tác phẩm hiện đại là giá trị lao động của tôi hay không, đó là điều đáng nói. Còn có kết nạp hay không thì tôi vẫn là tôi. Tôi vẫn sống, vẫn viết như bấy lâu nay. Trong sáng tác cái quan trọng là giá trị tác phẩm để lại có được đồng nghiệp, bạn đọc, văn đàn ghi nhận, nhớ đến hay không? Còn anh có là hội viên làm đến chức vụ gì đi nữa mà không có tác phẩm có giá trị lưu lại thì không ai nhớ đến anh cả, như vậy thì xem như vô nghĩa đối với một người làm công việc sáng tác. Do có một vài thành viên trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam gọi điện gợi ý tôi nộp đơn vào Hội cho vui, cho có tính tổ chức nên tôi mới nộp, chứ mấy mươi năm qua tôi không nghĩ đến điều này.

– Dư luận cho rằng anh nên xin lỗi các nhà văn là những nhân vật được anh đưa vào trong “Lỗ thủng lịch sử” và cả bạn đọc?

NHHM: Có nhiều tác phẩm ra đời từ mấy trăm năm qua đã đi vào lịch sử khi tác giả nhận định sai lệch, hoặc bôi nhọ về một nhân vật hay nhiều nhân vật lớn như Quang Trung Nguyễn Huệ, Gia Long Nguyễn Ánh thì ai xin lỗi? Xin lỗi như thế nào? Còn riêng “Lỗ thủng lịch sử” nếu như các nhân vật trong tác phẩm có yêu cầu xin lỗi thì tôi mới xin lỗi. Và tôi còn phải xem ai yêu cầu, có đúng là người tôi chọn lựa để xây dựng, hóa thân thành nhân vật vĩnh cửu trong tác phẩm của mình hay không? Chứ ai đó ngộ nhận, cho rằng đó là mình thì không thể được! Còn việc trùng tên trong cuộc sống này là bình thường. Nếu không nói là vô lý hay phi lý. Một triết gia nổi tiếng của Hy Lạp cổ đã viết “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông” huống hồ dòng sông đó đã chảy qua 19, 20 năm! Tôi xin lỗi cái gì đây!? Bóng của nước hay dòng nước? “Cô gái đến từ hôm qua” như nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh viết đã không còn là cô gái đó! Tại sao các bạn chỉ trích điên cuồng làm một Bài thơ bị tổn thương thì không để ý đến tội ác trong hành vi của mình? Lại bắt ra vài nhân vật trong bài thơ bắt cha đẻ sáng tạo xin lỗi!? Đấy, cuộc đời nó phi lý thế đấy! Phi lý đến tận cùng! Mà còn phải nói đến nhân vật trong thơ bị tổn thương thì phải trách những người khơi lại bài thơ để suy diễn sau 19 năm! Ai là người bắt đầu câu chuyện này máu còn ở trên tay kẻ đó!

Phùng Hiệu thực hiện
Nguồn: http://trannhuong.net/tin-tuc-55806/nguyen-huu-hong-minh-noi-ve-lo-thung-lich-su.vhtm

Loading

Đánh giá bài viết
call Hotline 1 0798287075 call Hotline 2 0798 287 075 facebook Fanpage Chat FB zalo Chat Zalo youtube Youtube Tiktok Tiktok