MỘT THOÁNG HÀ NỘI-Bùi Công Thuấn

BẠN CÓ THỂ ĐỌC CÁC BÀI VIẾT CHÍNH CỦA BÙI CÔNG THUẤN THEO LINK: buicongthuan.blogtiengviet.net/disp/abc

***

MỘT THOÁNG HÀ NỘI

Bùi Công Thuấn

Cổng Văn Miếu

Trong tâm thức tôi, có một Hà Nội rất đỗi thiêng liêng, vì đó là đất của hàng nghìn năm lịch sử và văn hóa Việt: Hà Nội-Thăng Long. Hà Nội có Văn Miếu-Quốc Tử Giám, có Hoàng thành Thăng Long, có viện bảo tàng lịch sử, có nhiều cửa ô, có gò Đống Đa, sông Tô Lịch, có nhiều hồ đẹp nổi tiếng: Hồ Gươm, Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch, Hồ Thiền Quang, Hồ Linh Đàm…Hà Nội cũng có nhiều nhà thờ có kiến trúc độc đáo: Nhà thờ lớn Hà Nội, nhà thờ Hàm Long, nhà thờ Thịnh Liệt, nhà thờ Cửa Bắc, nhà thờ An Thái…và không thể không đến thăm chùa Trấn Quốc…

Hà Nội hôm nay để lại trong tôi nhiều ấn tượng đẹp. Ở cà phê Trịnh Ca, chỉ hai nhạc sĩ rất trẻ (một Guitar, một Violin) đủ tạo nên một không gian âm nhạc thú vị, lịch lãm. Đêm xem kịch ở Nhà hát Tuổi trẻ, tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp văn hóa của cả các nghệ sĩ diễn kịch và công chúng trẻ Hà Nội. Tất cả cùng say mê, tất cả cùng một nhịp đập của trái tim yêu nghệ thuật, tất cả cùng hân hoan một niềm hạnh phúc mà chỉ có nghệ thuật mới đem lại cho họ.

Dù ở hàng quán, Restaurant, các Plaza, tiệm café hay ở góc phố, lề đường, vỉa hè, ở đâu tôi cũng thấy các bạn trẻ làm việc rất giỏi, họ lịch sự và rất chuyên nghiệp. Ở một quá cóc café, tôi yêu cầu bạn chủ nhỏ cho nghe bài “Yêu thì yêu, không yêu thì…yêu” của Amee. Chỉ một phút sau CD của Amee đã vang lên. Giọng ca thật trẻ trung và rất Hà Nội. Cũng có những cái đầu xanh, đầu đỏ, đầu trọc; cũng có những hình xăm, những model trễ ngực, hở lưng, hở rốn…nhưng người trẻ Hà Nội hôm nay tự tin và hiện đại hơn bao giờ.

Tôi cũng thấy những người già đội nón cối (nón bô đội) đạp xe xích lô giữa ngày nắng rất nóng, nhưng nụ cười vẫn tươi trên môi. Nhiều bác chạy xe Grab ngồi chờ khách, họ trò chuyện rôm rả, không hề có cảm giá mỏi mòn thất nghiệp. Cũng có chị nhà quê với thúng bán cốm lá sen ngồi ở lề đường phố làm tôi nhớ đến câu thơ của Nguyễn Đình Thi: “Gió thổi mùa thu hương cốm mới” (Đất Nước), có chị bán nhãn Hưng Yên, có chị gánh hàng rong kĩu kịt đi rao giữa khắp các ngả đường. Tôi ngạc nhiên khi thấy một bà già, ngầy như que củi, chạy một chiếc xe (kiểu xe ba gác đóng thùng ở miền Nam) đi bỏ đá cho nhiều quán ăn. Ở Hồ Tây, lác đác có người câu cá. Tôi đã chứng kiến một tay sát cá. Ông ta quăng mồi và giật cần câu liên tục. Những con cá lớn tươi rói. Cá được để trong rọ treo ở bờ hồ, thỉnh thoảng có người đến mua. Trong nhà hàng ở bờ hồ, phải nhiều tiền mới dám gọi những món cá này.

Buổi sáng, quanh hồ Hoàn Kiếm, người người tập thể dục. Nhiều nhóm người cùng tham gia. Các bà mang loa kéo ra bờ hồ nhảy múa theo nhịp nhạc. Nhiều tốp bước theo điệu Chachacha quyến rũ. Nhưng tôi chưa thấy nhóm bạn trẻ nữ nào nhảy Zombi (Zumba) ở đây cả. Các ông già tập đủ mọi tư thế, có cả khí công. Họ đưa tay, nghiêng đầu, ngoẹo cổ như các pho tượng Lan Hán chùa Phương Tây. Người chạy bộ từng đoàn, tá lả (tưởng như một đám biểu tình bị cảnh sát rượt chạy tán loạn). Một đoàn xe đạp ào ào vụt qua, tôi tưởng đó là một cuộc đua xe, hóa ra là họ tập thể dục. Tôi nói chuyện với một ông già ngồi bên quán lề đường. Ông vừa chạy nhiều vòng xe. Ông bảo, sáng nào ông cũng đạp xe vài cây số, rồi làm chai bia Sài gòn là sảng khoái. Tôi thích cái phong lưu của Nguyễn Tuân nơi những người già ở Hà Nội. Chiều cuối tuần, khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm được rào (chắn xe) để dành phố cho người đi bộ. Có những ban nhạc đường phố (kiểu phương tây) chơi nhạc rất chuyên nghiệp, nhiều người xem nhưng chẳng thấy ai cho họ tiền. Buổi tối ở “Phố Tây” Tạ Hiện, khách ngồi nhậu tràn cả ngã tư. Tây, ta, trắng, đen, chen chân vui vẻ. Nhạc Rock ở những quán café nhạc sống gần đó mở hết volume.

Ở Hà Nội tôi mong được gặp những nhà văn nhà thơ tôi quý mến, nhưng rồi… đành lỗi hẹn. Đó là các nhà thơ Lê Thành Nghị, nhà thơ Trần Quang Quý, nhà thơ Mai Văn Phấn, nhà văn Đỗ Tiến Thụy,…

Bỗng tôi gặp nhạc sĩ Phú Quang trên con phố rợp bóng cây:

“Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố

Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường”

            (Phú Quang- Em ơi Hà Nội phố)

Và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đang tự hỏi:

Hà Nội mùa thu, đi giữa mọi người
Lòng như thầm hỏi, ‘tôi đang nhớ ai?’
Sẽ có một ngày, trời thu Hà Nội trả lời cho tôi
Sẽ có một ngày, từng con đường nhỏ trả lời cho tôi

            (Nhớ mùa thu Hà Nội)

Một thoáng Hà Nội sẽ theo tôi mãi: Ôi! Bao nhiêu tinh hoa của một thời cùng với những vinh quang đã rực rỡ hàng ngàn năm lịch sử.

Tháng 8/ 2022

***

Hồ Thiền Quang
Hồ Tây
Hồ Hoàn Kiếm
Hoàng thành Thăng Long
Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam
Nhà thờ lớn Hà Nội
Nhà thờ An Thái (Phố Thụy Khuê)
Nhà thờ cửa Bắc
Nhà thờ đá Phát Diệm (Nình Bình, cách Hà Nội khoảng 120km)
Cửa Bắc
Con đường gốm sứ
Cafe Trịnh Ca
Nhà hát tuổi trẻ Hà Nội. Các nghệ sĩ chào khán giả sau buổi diễn
Ban nhạc đường phố (phía trước có thùng đàn dùng để nhận quà của khách thưởng lãm)
Câu cá ở Hồ Tây
Xe Grab và xích lô chờ khách
Cafe Trịnh Ca
Ngã tư Tạ Hiện-Lương Ngọc Quyến (Phố cổ) khách nhậu ngồi tràn phố
Nhìn lại mình đời đã xanh rêu (Tình xa-Trịnh Công Sơn)

 

Loading

Đánh giá bài viết

1 những suy nghĩ trên “MỘT THOÁNG HÀ NỘI-Bùi Công Thuấn

  1. Pingback: HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC NĂM 2022 CỦA BÙI CÔNG THUẤN – CHÚT TÌNH TRI ÂM

Bình luận đã được đóng lại.

call Hotline 1 0798287075 call Hotline 2 0798 287 075 facebook Fanpage Chat FB zalo Chat Zalo youtube Youtube Tiktok Tiktok