BÊN NGOÀI CỔNG NHÀ THỜ-Lm Cao Gia An

BÊN NGOÀI CỔNG NHÀ THỜ

(Đọc tập truyện Bên ngoài công nhà thờ của Lm Cao Gia An)

Bùi Công Thuấn

 

 cmNgSsK

  Nếu bạn hỏi tôi tập truyện Bên ngoài cổng nhà thờ có gì là ấn tượng, tôi xin thưa ngay rằng, tập truyện có những trang văn rất đẹp, về người quê hồn hậu, về tình quê thiết tha. Và dù là những câu truyện bi kịch thì cái nhìn của tác giả vẫn lấp lánh một niềm tin yêu trẻ trung tinh khôi và một giọng kể dung dị, gần gũi, ấm áp.

  1. Bên ngoài cổng nhà thờ có gì?

Đây là một bức tranh xã hội: “Nhng đứa con được sinh ra, ln lên, đi làm ăn xa, khc sâu trong lòng mình ch đạo ch hiếu. H bán đi cái quê hương x x trong lòng mình, bán đi c tui xuân ca mình, bán luôn bao nhiêu là ước vng ca riêng mình. Có nhng đứa tr sm b đẩy ra ngoài đường ph, lam lũ vi nng vi mưa và vi gió bi cuc đời. Có nhng đứa con được g bán đi, ngơ ngác trong hành trình làm dâu x l. Có nhng người tr tìm cách ra đi, đau đáu vi khác vng đổi đời, khát vng v mt cuc đời phn vinh no m cho mình, cho gia đình, cho quê hương mình…  (tr.97)

Bên ngoài cổng nhà thờ “còn rt nhiu người nghèo thiếu c cơm ăn áo mc. Nghèo hơn na là nhng người nghèo chưa bao gi được nuôi dưỡng bi nhng ca ăn tinh thn và đời sng tâm linh. H vô phương kháng c trước vô s cám d và nguy cơ ca đời sng hin đại” (tr.162). Tác giả dẫn người đọc đến thăm những cảnh đời mà lối sống đạo truyền thống của người Công giáo đã đẩy họ ra ngoài nhà thờ. Đó là những trường hợp gọi là hôn nhân “rối”, những cô gái “chửa hoang”(Bên ngoài nhà thờ, Cha xứ dở); những “cánh hoa rơi” giữa phố thị (Tầm xuân giữa phố); chia sẻ những bi thảm của những số phận bị công nghiệp hóa tước đi môi trường sống (Miền cỏ xanh dưới lòng sông), hoặc làm tha hóa những điều đạo đức tốt đẹp, làm tan vỡ những cuộc tình hồn hậu,  làm ly tán những gia đình vốn nề nếp hạnh phúc (Tiềng chuông nhà thờ; Hương ổi ngày xưa; Xóm không đêm; Một cuộc đời để sống)…

Bên ngoài cổng nhà thờ là cuộc sống phức tạp. Người Linh mục trẻ cảm thấy bất lực. ”Càng va chm nhiu vi thc tế, anh càng gp nhiu cnh đời đau lòng. Nhng cnh đời đau lòng đặt ra cho anh nhiu câu hi vô phương tr li, nếu ch da trên nhng gì anh đã được hc, da trên nhng phương tin anh đã được trang b, hay da trên nhng lut l mà trước đây anh đã tng trân gi và xác tín.”(tr.23),

Và đây là một câu hỏi không có lời đáp về một trường hợp chửa hoang mà ba đời chịu khổ: ti nhân đã ôm ti h xung m, b m ca ti nhân thì cho đến chết cũng đã không dám ngước mt nhìn đời, con ca ti nhân thì không có cơ hi để sng mt cuc sng bình thường như bao nhiêu người khác. Đáng không? Do đâu mà ra cái b trm luân như thế? Còn có cơ hi nào để tìm và cu nhng gì hư mt không?” (tr.11).

Trong bài giảng về đoạn Tin Mừng “Đứa con hoang đàng” (Luc 15, 1-32), người Linh mục trẻ ấy (Cha Tâm) đã đặt câu hỏi này vào lương tâm người Công giáo: “Người ra đi, b gi là k ti li, kết cc bước vào trong nhà ca Cha. Còn người ngày ngày li trong nhà Cha, t xem mình là k công chính, cui cùng li t đặt mình ngoài cng. Chúng ta gp mình trong nhân vt nào? Người con th hay người con c? Hay c hai? Đâu là ch ca chúng ta, trong nhà hay ngoài cng?”(truyện Bên ngoài cổng nhà thờ)

  1. Những niềm thao thức

 Trong thực tại xã hội Việt Nam hiện nay, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thế tục và những khuynh hướng suy đồi đang làm băng hoại tận gốc những giá trị văn hóa của dân tộc, thì bên ngoài cổng nhà thờ còn bao nhiêu là bi kịch, bao nhiêu điều bất công. Hàng ngày, người ta chứng kiến bao nhiêu là tội ác đổ xuống trên đầu những số phận bé nhỏ, mà bất lực, không lời nào nói hết.

Tuy nhiên ở tập truyện Bên ngoài cổng nhà thờ, tác giả không có mục đích “phản ánh hiện thực” để đặt những vấn đề xã hội. Những truyện được kể trước hết là những suy nghiệm, những trăn trở, những ước vọng của sứ vụ Linh mục, đồng thời tra vấn lương tâm người Công giáo trong chính hành trình sống đạo, để cùng thao thức.

Người Công giáo sống đạo không chỉ trong nhà thờ mà hãy nhìn ra ngoài cổng nhà thờ để hướng về tha nhân, để sống đúng với giới răn “mến Chúa yêu người”. Dường như lâu nay, và từ bao giờ không rõ, người Công giáo đã tự xây bức tường, vạch làn ranh tách biệt mình với bên ngoài, rất nhiệt thành trong việc tổ chức những lễ lạc “xôm tụ, hoành tráng” để “khng định căn tính và danh giá ca mình trước mt nhng người không cùng đức tin”, nhưng “liu xôm t và hoành tráng có phi là cách hu hiu để nói vi người khác v Chúa, để trình bày v đạo ca Chúa không?”(tr.161)

Tập truyện mở ra nhiều sự việc, nhiều cách nghĩ, cách sống đạo mà người Công giáo phải xem lại mình. Chẳng hạn, việc đọc kinh cầu nguyện, “Ông Chín tự hỏi lại mình về những giờ kinh gia đình mà ông vẫn thường hướng dẫn. Có thật khi cầu nguyện, “chỉ cần nhắm mắt đọc thuộc lòng cho hết bộ kinh bổn từ đầu cho tới cuối là xong”? Cầu nguyện như vậy, liệu có còn phù hợp với bọn trẻ con cháu của ông không? Thế hệ này hay muốn tìm hiểu và thích đặt câu hỏi tại sao. Còn ông, kinh kệ hình như chỉ là chuyện thuộc nằm lòng. Mọi sự cứ tự nhiên mà tuôn ra theo môi miệng, tự nhiên như lời kinh của lòng ông dâng lên Thiên Chúa. Ông cứ đọc, cứ thuộc, rồi truyền lại cho con, cho cháu, như của gia bảo hồi môn từ thế hệ này sang thế hệ kia.”(Đi tìm anh em.tr.41)

Về vấn đề hoang thai: Để che đậy mt ti, người ta li phi phm mt ti khác ln hơn. Vi người tr ca thi hin đại, pht ti liu có còn là phương pháp giáo dc tt nht để gìn gi l thói đạo nghĩa không? Răn đe và nghiêm cm liu có còn là cách tt nht để giáo dc lương tâm không? Còn có cách nào khác để v li dung mo ca mt Giáo hi bao dung t nhân hơn? Giá tr ca mt con người và giá tr ca lut l, điu gì nên đặt lên trên?…(Cha xứ dở-tr.22)

Và đây là vấn đề cốt lõi để người Công giáo “sống phúc âm giữa lòng dân tộc“. Xã hội có chương trình “xóa đói giảm nghèo”, còn người Công giáo sống thế nào? Ti sao rt d để kêu gi mi người cùng chung tay t chc mt cuc l lc vi rước sách long trng và hoành tráng, nhưng li rt khó để kêu gi mi người tham gia mt d án bác ái xã hi để giúp cho nhng người nghèo? Ti sao rt d để kêu gi bà con chung tay trong công cuc xây dng mt công trình gì đó ca nhà th, nhưng li rt khó để thuyết phc mi người đóng góp để xây dng và giúp đỡ xóm lương dân đang còn nghèo khđói rách?/ Đó là sc ì ca truyn thng? Đó là phong cách gi đạo đã lâu đời đến độ tr thành mt quán tính t nhiên, nhưng không còn đủ chiu sâu và sc bt? Hay đó là la chn t v ca nhng người đạo đức, trước nhng đe da hu hình ca văn minh hin đại?”(Xóm không đêm-tr.163)

Tập truyện đã đưa ra ít nhất hai hình ảnh để người Công giáo tự đối chứng. Đó là trường hợp các anh em Tin Lành. Họ thực hiện lời Chúa dạy là “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Họ đến với xóm đạo để cùng cầu nguyện. Ông Chín trong truyện Đi tìm anh em đã phải suy nghĩ lại: Như vậy hóa ra muốn sống đạo tốt, theo đúng lời Chúa dạy, thì người ta phải đi. Chỉ một từ “đi” nho nhỏ thôi, mà làm ông Chín bị đụng chạm và thấy nhột quá sức. Tính ra, từ hồi nhỏ tới giờ, ông Chín vẫn nghĩ chỉ cần ngày nào cũng đi từ nhà đến Nhà Thờ thì đã đủ để làm một tín hữu tốt. Xóm đạo của ông được xây dựng như một hợp thể hoàn chỉnh: có nhà thờ, có chợ, có trường học, có một bệnh xá nhỏ. Cả xóm đã như một mô hình khép kín, ít khi nào nghĩ tới chuyện phải đi ra bên ngoài.” (tr.36)

Trường hợp thứ hai ở nhà nuôi dưỡng người già, neo đơn trong một ngôi chùa. Vị Linh mục trẻ tận mắt chứng kiến “tm lòng qung đại t bi ca nhà chùa và các Pht t ho tâm. H sn lòng m rng vòng tay để tiếp nhn nhng người già nua cô độc. Đó là gương phc v vô v li ca các cô, các dì chùa đối vi nhng người già. H phc v tn tâm t nhng người bi lit, mù loà đến nhng người già khó tính hay gin hay hn…” (truyện Trong bóng chiều cuộc đời). Đối chiếu với Tin Mừng, vị Linh mục “hc được nhiu điu và đọc thy nhiu giá tr Tin Mng,…nơi nhng người già b b rơi, tôi tìm thy hình nh ca Đức Kitô nghèo hèn và cô độc, nhưng vn đẹp đẽ l thường”(tr. 151).

Những cách nhìn như thế chắc chắn là cách nhìn của Giáo hội trong Tông huấn Giáo hội tại Á châu (Ecclesia in Asia): Á Châu cũng là chiếc nôi của các tôn giáo lớn trên thế giới -Do Thái Giáo, Kitô Giáo, Hồi Giáo và Ấn Giáo. Đó là nơi phát sinh nhiều truyền thống thiêng liêng khác như Phật Giáo, Lão Giáo, Khổng Giáo …Giáo Hội giữ một niềm kính phục sâu xa nhất đối với các truyền thống này và tìm cách chân thành đối thoại với các môn sinh của truyền thống đó. Những giá trị tôn giáo họ truyền dạy, chờ được hoàn thành viên mãn trong Đức Giêsu Kitô…. Họ quý trọng những giá trị như tôn trọng sự sống, lòng trắc ẩn đối với mọi sinh vật, gần gũi với thiên nhiên, hiếu thảo với cha mẹ, đàn anh và tổ tiên, và một ý thức cộng đồng cao độ (11). Đặc biệt, họ coi gia đình là nguồn sống ban sức mạnh, một cộng đồng liên kết chặt chẽ có một cảm thức mạnh mẽ về tình liên đới (12). Các dân tộc Á Châu nổi tiếng có tinh thần bao dung tôn giáo và sống chung hoà bình.”

  1. Một ngòi bút trong trẻo tinh khôi

Điều rất quý ở tập truyện này là ngòi bút trong trẻo, tinh khôi, bộc lộ ở nhiều yếu tố của bút pháp. Dù truyện viết về bi kịch của nhiều cảnh đời bất hạnh, những cuộc tình đổ vỡ, hay những ly tan gia đình do hoàn cảnh, song cái nhìn của tác giả là sự cảm thông chia sẻ, là sự lên tiếng nói. Nhiều truyện kết thúc có hậu. Không phải vô tình mà nhiều truyện, góc trần thuật là cái nhìn của những em bé, rất hồn nhiên (Đỉnh cao nghệ thuật, Một cuộc đời để sống, Trên những đường cong)

Một triết lý lạc quan bao trùm không gian truyện, cuộc sống có bi thảm thế nào thì con người vẫn vươn lên để sống. Nhìn dòng sông cạn nước do người ta ngăn đập làm thủy điện, tác giả nhận ra điều này: “dù dòng sông không còn chy, cuc sng vn c trôi. Bt chp nhng thnh suy thăng trm, s sng vn c tiếp din liên tc theo cách rt riêng ca mìnhTi nơi mà nhng người ln ngoi ngóp mc cn, bn tr vn có th có mt khung tri tui thơ đẹp như mơ. (tr.84) Triết lý lạc quan này xuất phát từ sự xác tín con đường. Tác giả chia sẻ: “Có mt thi gian tôi trong tình trng lao đao khi mun tìm cho tương lai mình mt li đi. Chiu chiu, tôi hay ra đứng bên dòng sông Đồng Nai, ngm nhng cánh hoa trôi ni bng bnh. Đem so sánh tương lai đời mình vi cánh hoa lc bình, tôi thy có cái gì đó na ná: mong manh phiêu bt, ri s chng biết s v đâu? Nhưng ri cũng đến giai đon tôi quyết định hướng đi cho tương lai đời mình. Cánh lc bình cho tôi mt bài hc quý giá: cuc đời mong manh và vn vi là thế, nên tôi cn tìm cho mình mt Bến Đỗ an toàn và bn vng hơn. Tìm v vi Đấng là Ci Ngun và Cùng Đích ca đời tôi. Đó là căn nguyên đức tin ca tôi”(tr.147)

Có nhiều trang tả cảnh thiên nhiên đồng quê rất đẹp. Câu chữ hiện lên sắc nét, tươi tắn, thơm tho: “Mi sáng, mt tri mc lên bên kia b sông, con nước như mt tm gương vàng phn chiếu toàn b ánh sáng đầu ngày ht lên khu đất nhà ngoi. Mi chiu, mt tri khut sau ngn đồi, c như có ai đó đem toàn b ca ci giu sau lưng nhà ngoi.” (tr.71)

“Trên bu tri mt bóng mây va bay qua, để li mt khong tri xuân trong veo và xanh thăm thm. Tri xuân đổ xung khong sân trước nhà ch Dip con nng vàng ươm như rót mt. Trước sân, hàng cau vươn thng mình, chìa nhng táng lá xanh um như nhng cánh tay dang rng m ra vi tri. Trên thân cau là dây tru qun quýt. Sau bao mưa gió, lá tru xanh càng thêm thm xanh. Sau bao biến đổi thăng trm, tru và cau đã được qun quýt bên nhau…” (tr.142)

Tôi thực sự xúc động trước sự quan sát rất tinh tế và lấp lánh tình người khi tác giả ghi lại hình ảnh bà già mù: “T hai hc mt sâu hom không còn chút tinh anh ca bà, đôi dòng l cun tròn, trào ra ri chy thành dòng qua nhng nếp nhăn nheo ca đôi gò má xương xu. Vài tia nng ht t khung ca s đậu li trên khuôn mt bà, làm ánh lên hai hàng nước mt long lanh. Mi ln k chuyn cho tôi nghe bà đều ngi yên bt động, chđôi môi mp máy và cp mt nheo nheo như đang hướng v mt vùng tri vô định.” (tr.146)

Nếu bạn đọc để ý, sẽ thấy, tác giả không miêu tả những cảnh đời nhầy nhụa hay những hành động tàn bạo của tội ác, những cảnh vô luận hay những biểu hiện của những hình thức “vô văn hóa’; mà luôn giữ cho ngòi bút chừng mực trong thế giới của “cái đẹp”, dù rằng trong tập truyện, vẫn có những cảnh đời như thế.

Kiểu truyện ngắn kết hợp với Tùy bút tạo nên một văn phong gần gũi, tín cẩn. Người đọc có cảm giác rằng chính tác giả (không phải nhân vật) đang chia sẻ những thao thức, những trăn trở, nhửng tâm nguyện của mình về việc sống đạo, về lương tâm Công giáo trước thực tại, và mời gọi mọi người cùng mở lòng ra để hướng ra bên ngoài cổng nhà thờ. Sự thành tín tùy bút này giúp cho những câu truyện, có khi chỉ là tâm trạng của nhân vật, rất ít tính truyện, vẫn cuốn hút người đọc.

Kiểu ngôn ngữ bình dân, giàu tính nhạc, giàu cảm xúc lãng mạn, giàu chất thơ…lại có một sức hấp dẫn khác. Xin nghe những lời chia sẻ này: “Thì ra người ta có th có rt nhiu nơi để đi, nhưng ch có mt chn duy nht để tìm v. Thì ra người ta có th ln lên, đi khp t phương thiên h, làm được đủ th chuyn, nhưng vn có mt góc nào đó rt nh, trên mt mnh đất nào đó rt nh, khiến người ta thy mình vn chđứa con nít ca ngày hôm qua chưa kp ln. (tr.119)

…Cái nhp sng ph dy hn rng không gì hnh phúc cho bng có mt chn để thuc v, có mt nơi để tìm v, có mt quê hương x s, có mt gc gác ci ngun.”(tr.125);

Đằng sau tất cả những câu truyện cuộc đời là thông điệp này: “Lúc này đây, tôi thy lòng mình bng lên ước ao mun được chia s (cho bà) nim tin ca tôi v Đấng Tuyt Đối là ci ngun và cùng đích ca mi loài.”(tr.147)

Tháng 12. 2017

 

Loading

Đánh giá bài viết

0 những suy nghĩ trên “BÊN NGOÀI CỔNG NHÀ THỜ-Lm Cao Gia An

  1. Pingback: VĂN XUÔI CÔNG GIÁO ĐƯƠNG ĐẠI-Nhận dạng – CHÚT TÌNH TRI ÂM

call Hotline 1 0798287075 call Hotline 2 0798 287 075 facebook Fanpage Chat FB zalo Chat Zalo youtube Youtube Tiktok Tiktok