HỘI THẢO 400 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ TRONG LỊCH SỬ LOAN BÁO TIN MỪNG TẠI VIỆT NAM

HỘI THẢO

400 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ TRONG LỊCH SỬ LOAN BÁO TIN MỪNG TẠI VIỆT NAM

(Bản tin)

16

(Đức Giám mục Giuse Đặng Đức Ngân, chủ tịch Ủy Ban văn hóa/ HĐGMVN, khai mạc và tổng kết hội thảo)

Sáng ngày 25.10.2019, tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn,  Ủy Ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng Gíam mục Việt Nam đã khai mạc Hội thảo “400 năm hình thành và phát triển chữ quốc ngữ trong lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam”.

Hội thảo có sự hiện diện của nhiều Giám Mục, nhiều Tiến sĩ, Giáo sư cùng với các “hội thảo viên” nhiều thành phần (tôi ước lượng khoảng trên 200 người). Đặc biệt có sự hiện diện của các thầy đạo Cao Đài, và Thuyết trình viên TS Phạm Thị Kiều Ly (ĐH Sorbon) là một Phật tử. Trong hội thảo, ban tổ chức gọi chung mọi người tham dự là “Hội thảo viên”. Điều đáng quý là, mặc dù đây là một hội thảo khoa học chuyên sâu nhưng các “hội thảo viên” tham dự đông đủ cả 2 ngày 25 & 26/10/2019.

MC Hội thảo là Lm. Jos Trịnh Tín Ý, Thư ký UBVH/HĐGMVN. Tuy lớn tuổi nhưng Lm Tín Ý có giọng rất trầm ấm, sang trọng và đầy chất nghệ sĩ. Ngài có cách kết nối chương trình rất duyên. Các bài hát được ngài hướng dẫn cộng đồng hát đều được chọn lọc phù hợp với tinh thần hội thảo. Đây là những bài mà chất nghệ thuật dân tộc ở đỉnh cao như Mẹ trùng dương, Thương qúa Việt Nam, Tình ca (Phạm Duy), Việt Nam! Việt Nam (Phạm Duy), Biết đâu nguồn cội (Trịnh Công Sơn) và các bài dân ca: Một mẹ trăm con, Hát hội trăng rằm, Trồng cơm… Khi tất cả mọi người cùng cất lên tiếng hát thì cũng là lúc tất cả mọi tấm lòng Việt nam đều được kết nối trong tinh thần dân tộc và trong cái đẹp của nghệ thuật và khoa học.

Các đề tài được trình bày trong hội thảo đều là những nghiên cứu chuyên sâu rất giá trị về học thuật:

1.Từ Nước Mặn đến Roma-Những đóng góp của các giáo sĩ dòng Tên trong quá trình La tinh hoá tiếng Việt ở thế kỷ 17. (TS Trần Quốc Anh-TS Thần học Đại học Georgetown, ĐH dòng Tên Santa Clara và Liên minh Thần học cấp cao Hoa Kỳ)

  1. Nhà biên soạn thực sự của Manuductio Ad Linguam Tunkinensem (Văn phạm Việt ngữ thế kỳ 17 đến thế kỷ 18 -TS Phạm Thị Kiều Ly-ngành Khoa học ngôn ngữ, Đại học Sorbon Nouvelle 2019)
  2. Văn học Công giáo từ 1620 đến nay (Lm TS Nguyễn Đức Thông CSSR, Đại học Lasall, Manila và giảng dạy tại nhiều Đại chủng viện và các Học viện liên dòng).

4.Thánh Philippê Phan Văn Minh, cánh én báo mùa xuân văn học chữ quốc ngữ thế kỷ 19 (Lm Fx Đào Trung Hiệu OP, giáo sư giảng dạy tại nhiều Đại Chủng viện và các học viện liên dòng).

Sau mỗi bài thuyết trình, có rất nhiều ý kiến của các hội thảo viên chia sẻ, trao đổi. Không khí hội thảo thật gần gũi và sâu sắc.

Cuối ngày hội thảo là một chương trình văn nghệ giàu ý nghĩa dân tộc. Ban tổ chức làm mọi người ngạc nhiên khi khánh thành quần thể tượng kỷ niệm 400 năn chữ quốc ngữ: A.Rhodes dạy học (bằng người thật đóng giả tượng); và đặc biệt là tặng bộ sách quý gồm 3 cuốn: Kỷ yếu hội thảo (tập hợp các bài nghiên cứu), Thư mục ấn phẩm sách báo Công giáo Việt Nan 1951-2015Văn kiện hướng dẫn việc tôn kính tổ tiên của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Kết thúc hội thảo, toàn thể hội thảo viên cùng hát Việt Nam! Việt Nam trong sự xúc động dân tộc sâu xa.

***

Sau đây là vài hình ảnh hội thảo

9

(Một nửa hội trường-Các Đức Giám mục tham dự hội thảo)

11

Các thầy Cao Đài tham dự hội thảo)

14

Tặng hoa hai diễn giả: Ts Trần Quốc Anh và Ts Phạm Thị Kiều Ly

17

Diễn giả Lm TS Nguyễn Đức Thông21

Đc Jos Đặng Đức Ngân tặng sách cho các diễn giả và khách mời

20

Quần thể tượng 400 năm chữ quốc ngữ 24

Văn nghệ đồng dao

26

Văn nghệ Mẹ Việt Nam

29

(Cùng hát Việt Nam! Việt Nam)

2

(Tác giả bên logo hội thảo)

1

(Tác giả chào thăm ĐHY GB Phạm Minh Mẫn-cùng các em tiếp viên hội thảo)

573e114278909ecec781

Sách tặng: Thư mục ấn phẩm sách báo Công giáo 1651-2015 (662 trang)- Tài liệu hội thảo 405 trang)

 

 

Loading

Đánh giá bài viết
call Hotline 1 0798287075 call Hotline 2 0798 287 075 facebook Fanpage Chat FB zalo Chat Zalo youtube Youtube Tiktok Tiktok