NGÀY THƠ VIỆT NAM Ở ĐỒNG NAI

 

 

 

NGÀY VĂN NGHỆ SĨ ĐỒNG NAI

 & NGÀY THƠ VIỆT NAM LẦN THỨ XVI

 

2

 

Tại Văn miều Trấn Biên (Biên Hòa), chiều ngày 02.03.2018 (Rằm tháng Giêng Mậu Tuất), Hội VHNT Đồng Nai đã tổ chức Ngày Văn nghệ sĩ Đồng Nai, kết hợp với Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVI.

 Phần đầu chương trình là gặp gỡ của Lãnh đạo Tỉnh Đồng Nai với văn nghệ sĩ. Phần này có thư mời riêng của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Đồng Nai. Lãnh đạo tỉnh gồm có Phó Bí thư, hai phó chủ tịch và Trưởng Ban Tuyên giáo đến dự. Có khoảng hơn 100 văn nghệ sĩ thuộc các Ban nghệ thuật hiện diện. NS Khánh Hòa, Chủ tịch Hội VHNT Đồng Nai đọc báo cáo hoạt động của Hội VHNT Đồng Nai và phương hướng hoạt động 2018 (Báo cáo này đã in thành một tập sách phát cho mọi người). Sau đó đại diện các ban chuyên môn lên đề đạt ý kiến: Ban Văn học, Ban Âm nhạc, Ban Ảnh nghệ thuật, Ban Múa…Các ý kiến đều trình bày khó khăn…, nhưng nhờ sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh nên VHNT Đồng Nai đã đạt được nhiều thành tích. Các đại biểu cũng mong lãnh đạo tỉnh quan tâm hơn nữa để VHNT có những thành tích cao. Sau 6 ý kiến của các Ban chuyên môn, Lãnh đạo tỉnh (Phó Bí thư) phát biểu ghi nhận và giao nhiệm vụ. Lãnh đạo tỉnh cũng chỉ đạo những nhiệm vụ cụ thể để VHNT Đồng Nai góp phần xứng đáng vào sự nghiệp của tỉnh. Sau đó là phần chụp hình lưu niệm.

Tôi có cảm giác đây là một buổi họp thuần túy hành chính. Hội văn nghệ báo cáo lãnh đạo Tỉnh (Đảng Ủy và Ủy Ban Nhân dân tỉnh) thành tích của đơn vị và nghe lãnh đạo chỉ đạo. Không có một ý kiến trao đổi nào với hàng trăm văn nghệ sĩ ngồi nghe. Tôi cũng hiểu tại sao hàng trăm người đã không đi dự ngày này (Hội VHNT Đồng Nai có 239 người), bởi họ là văn nghệ sĩ, không phải là nhân viên hành chính của Hội VHNT.

Phần thứ hai của chương trình là Ngày thơ Việt Nam. Mở đầu là cắt băng khai mạc tiển lãm tranh, ảnh nghệ thuật. Có nhiều tác phẩm đạt giải. Tiếp theo là phần vinh danh các tác giả đạt giải. Từng bộ môn và tùy theo hạng bậc của giải, các văn nghệ sĩ được mời lên sân khấu nhận hoa và bằng khen (Có tiền thưởng). MC của chương trình công bố các mức tiền thưởng. NS Trần Viết Bính, người được Giải thưởng Nhà Nước (giải đột xuất 2017) được tặng bằng khen và tiền thưởng 6 triệu đồng. Các giải thưởng khác khoảng trên một triệu đồng. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Viết Đồng, người được nhiều giải thưởng, anh cũng vừa được bằng khen của bộ Văn hóa, sau khi mở phong bì ra, anh chỉ thấy giầy khen mà không thấy tiền thưởng. Anh hỏi lại, bộ phận tổ chức báo sẽ gửi tiền sau. Thế là anh phải thất hứa với bạn bè về khoản sẽ chiêu đãi chầu ca phê sau ngày Hội.

Phần liên hoan và văn nghệ khá ấm cúng. Chương trình văn nghệ Thơ-Nhạc-Múa có nhiều tiết mục đặc sắc, những tiết mục này ngang tầm nghệ thuật của cả nước. Thơ của các nhà thơ Đàm Chu Văn, Lê Đăng Kháng, Đỗ Minh Dương và nhiều nhà thơ khác đã được diễn ngâm. Thơ cũng được tuyển chọn và viết treo triển lãm. Các ca khúc phổ thơ của NS Trần Viết Bính, Lệ Hằng… cũng được trình diễn. Có múa dân tộc và múa đương đại. Một chương trình hay và chuyên nghiệp. Tuy nhiên tiết mục múa đầu tiên gây ra sự phảm cảm đối với tôi về sự lai căng. Nhạc nền và động tác múa là múa dân tộc nhưng diễn viên múa nữ mặc áo dài màu trắng, kiểu áo lửng đến đầu gối (mặc quần bó sát kiểu như không mặc gì). Khúc mở đầu, diễn viên solo nữ, mặc váy thổ cẩm, múa uốn éo rồi dựng ngược cẳng lên trời, váy tuột xuống khoe cả quần chip. Tôi nghĩ, nếu là người dân tộc, họ sẽ phản đối người Kinh bôi bác họ. Vâng, sự lai căng và sự “sáng tạo” thiếu nền tảng văn hóa thường gây ra “thảm họa”.

Rất tiếc vì phông điện tử trên sân khấu sáng quá, tôi không thể chụp được ảnh các tiết mục văn nghệ. Tôi cảm thấy tiếc thì giờ khi tham gia sinh hoạt này vì nó được tổ chức hoàn toàn hành chính, thiếu hẳn tính “văn nghệ”. Tôi nói vui với các bạn rằng, sở dĩ tôi tham dự ngày này là để được gặp gỡ bạn bè và để vỗ tay khi bạn lên nhận phần thưởng. Nhà thơ Trần Ngọc Tuấn rất vui gặp tôi cám ơn về một bài tôi đã viết về tập thơ Hiện Hữu của anh, đó là một tập thơ Thiền có nhiều bài hay. Nhà nhơ Nguyện Đức Phước cũng tay bắt mặt mừng vì anh vừa được kết nạp Hội nhà Văn Viết Nam 2017, tôi đã có bài viết về thơ anh từ 2009. Nhà văn Hoàng Ngọc Điệp, Phó chủ tịch Hội VHNT Đồng Nai khoe sắp in 3 cuốn sách. Tôi hẹn, cô nhớ gửi cho tôi, may ra tôi viết được gì chăng. Tôi tìm mãi không thấy nhà văn Khôi Vũ-Nguyễn Thái Hải, tôi biết anh đã “ra làm dân” lâu rồi nên không còn thiết tha gì với các sinh hoạt hành chính như thế này.

Tôi lại ngẫm nghĩ. Nhà Nước đã đầu tư nhiều cho Văn học nghệ thuật, để xây dựng nền VHNT Nhà Nước (Còn gọi là văn học Cách mạng, vì nền văn học này viết theo quan điểm Cách mạng của Đảng, được Đảng lãnh đạo và phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng). Tuy nhiên, cho đến nay, sau nhiều thập kỷ, vẫn chưa có tác phẩm lớn.  Trong hội thảo ở Hội Nhà Văn, nhà văn Bùi Việt Sỹ trong tham luận Tiểu thuyết đương đại Việt Nam cho rằng: “Có rừng mà không thấy cây to. Đó là một thực tại. Tác giả phong trào thì đông, thành tích phong trào thì nhiều, nhưng tác phẩm nghệ thuật lớn thi chưa có. Văn chương Nhà Nước vẫn dậm chân tại chỗ, bởi văn nghệ sĩ hôm nay đang đối mặt với văn chương thị trường, công chúng đang bị hút vào các với game show, giới trẻ thì ồn ào với nhạc Under Ground… Tôi chưa nghe một ca khúc nào của Ban âm nhạc Đồng Nai được các nhạc sĩ sáng tác trong các “trại” xuất hiện trên thị trường và đứng được trên thị trường, bởi thị trường không nghe loại nhạc này. Tình hình văn, thơ cũng vậy…

Dù sao được gặp gỡ bạn bè văn nghệ sĩ trong ngày này cũng là một niềm vui đáng quý. Thôi hiểu rằng, Hội VHNT Đồng Nai (với số nhân sự văn phòng Hội ít ỏi) đã hết sức nộ lực để tổ chức ngày hội này.

03.03.2018

Dưới đây là vài hình ảnh

01

1

Đón chào các văn nghệ sĩ

5

Toàn cảnh buổi gặp gỡ

8

Nhà văn trẻ phát biểu ý kiến

11

Ông đồ cho chữ

12

Tranh khảm: nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ

13

NS Đòan Quanh Trung mở đầu chương trình Thơ-Nhạc-Múa

15 BCT-TVB

BCT và lão nhạc sĩ Trần Viết Bính, người vừa được Giải thưởng Nhà Nước 2017

17

Một góc liên hoan

Loading

Đánh giá bài viết
call Hotline 1 0798287075 call Hotline 2 0798 287 075 facebook Fanpage Chat FB zalo Chat Zalo youtube Youtube Tiktok Tiktok