TRUYỆN THIẾU NHI CỦA NGUYỄN THÁI HẢI-PHẦN PHỤ LỤC

Bạn có thể đọc các bài viết chính của Bùi Công Thuấn theo link:  buicongthuan.blogtiengviet.net/disp/abc

***

 Bùi Công Thuấn

***

(BCT và nhà văn Khôi Vũ – Nguyễn Thái Hải tại lễ trao giải Trịnh Hoài Đức lần thứ V ngày 31/12/2022)

***

Nhà văn Khôi Vũ tên thật là Nguyễn Thái Hải, sinh năm 1950, quê Thái Bình. Ông tốt nghiệp đại học Dược năm 1973, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1990). Ông là nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ, một người hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở Đồng Nai. Ông sử dụng 2 bút danh. Khôi Vũ là bút danh viết tác phẩm cho người lớn. Nguyễn Thái Hải là bút danh viết truyện cho thiếu nhi. Tính đến năm 2023, ông đã xuất bản 42 tập truyện thiếu nhi (truyện dài, truyện vừa và truyện ngắn). Danh mục tác phẩm dưới đây chưa đầy đủ, đó là chưa thống kê truyện Tuổi Hoa ông viết cho tuổi mới lớn. Ông đã hai lần nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam: Tiểu thuyết Lời Nguyền Hai Trăm Năm đoại giải A năm 1989-1990 và tiểu thuyết Sông Luộc ở phương Nam đoạt giải Ba cuộc thi tiểu thuyết lần thứ năm (giai đoạn 2016 – 2019).

Phần tóm lược nội dung một số tác phẩm của Nguyễn Thái Hải được dùng để minh họa cho bài viết về truyện thiếu nhi của ông.

DANH MỤC SÁCH THIẾU NHI CỦA NGUYỄN THÁI HẢI

            1. Màu xanh học trò. 1969

            2. Hoa tầm gửi (truyện vừa. 1970)

            3. Chiếc lá thuộc bài (truyện vừa. 1971)

            4. Ngoài cửa sổ (truyện vừa. 1971)

            5. Mùa sương mù (truyện vừa. 1971)

            6. Tiếng hát vành khuyên (truyện vừa. 1972)

            7. Xóm nhỏ (truyện vừa. 1972)

            8. Những dòng mực tím (1972)

            9. Nhóm lửa (truyện vừa. 1973)

10. Lá tủi thân (1973)

11. Con dốc cổng trường (truyện vừa. 1975)

12. Cô nhỏ Trúc Quan Âm (01/1975)

13. Bên bóng Thái sơn (truyện vừa 1989)

14. Thằng đầu bò (tập truyện ngắn. 1989)

15. Ba chàng thám tử (truyện vừa. 1992)

16. Cha con ông Mắt Mèo (truyện vừa. 1993)

17. Những trái sao xoay (truyện vừa 1993)

18. Những ông tướng nhà trời (truyện vừa. 2002)

19. Chú bé phiêu lưu (tập truyện ngắn. 2002)

20. Thằng heo sữa (truyện vừa.2003)

21. Cánh chuồn kim biếc (truyện dài 3 tập. 2004)

22. Cây trứng cá gẫy ngọn (truyện vừa. 2006)

23. Sao chim không hót (tập truyện. 2011)

24. Mơ làm thủ lĩnh (Truyện vừa. 2011)

25. Một ngày hè ở biển (tập truyện. 2012)

26. Ai cướp chiếc laptop? (Tập truyện 2013)  
27. Khu vườn hạnh phúc (Truyện đồng thoại 2014)
28. Hai con diều bay thấp (Tập truyện 2014)  
29. Những sợi tóc sâu của mẹ (Tập truyện)
30. Lớp học làng rừng (Truyện đồng thoại 2015)
31. Mèo con đã lớn lên như thế (Truyện đồng thoại 2016)
32. Vụ án ba trái xoài (Tập truyện)
33. Bầy nai tung tăng trên đồng cỏ (Bộ truyện thiếu nhi 4 tập 2018)

34. Thám tử học trò (Bộ truyện thiếu nhi 6 tập)
35. Khí phách Biên Hùng (Truyện lịch sử 2020)

36. Phù Thủy áo vàng, con Mèo Lười và thằng Bí Đỏ (2021)

37. Cùng nhau đi lên (tập truyện 2021).

38. Đấng thiêng của K’Min (2021)

39. Làm chị Hai thật là oai (2023).

TÓM LƯỢC NỘI DUNG TÁC PHẨM

***

NHỮNG TRÁI SAO XOAY

Nxb Kim Đồng 1993

Nguyễn Thanh Triều, con ông Nguyễn.  4 tuổi Triều đã phải ly hương. Lên 6 tuổi, Triều mắc bệnh thương hàn nằm chờ chết.  Có bao nhiêu tiền bạc, cha mẹ Triều dốc hết vào việc chạy chữa cho con. Sau 3 tháng điều trị, Triều khỏi bịnh. Từ ngoại ô Sài gòn Ba má Triều dọn nhà về tỉnh Biên, nơi ấy người ít vốn dễ đắp đổi qua ngày. Triều học ở một trường tư gần nhà: lớp Nhì, lớp Nhất, và đậu bằng Tiểu học. Triều thi đậu vào Đệ thất trường công. Thấm thoát Triều đã học xong 4 năm Trung học đệ nhất cấp. Thi tốt nghiệp, Triều được hạng Bình. Ộng Nguyễn tổ chức tiệc mừng dịp Triều tròn 15 tuổi. Triều đạt được hai ước mơ: ước mơ thứ nhất là có được căn gác riêng do Ông Nguyễn làm cho con. Ước mơ thứ hai là trở thành văn sĩ. Bạn bè báo tin truyện “Cú đấm” của Triều được đăng trên báo “Học trò”. Tòa soạn còn nhắn tin: “Ban biên tập muốn gặp tác giả Nguyễn Thanh Triều, các truyện “Anh bi của tôi”, “Ba má và đêm trung thu của con”, sẽ đăng các số sau”. Ông Nguyễn nhắc con lời Triều hứa khi vào học lớp đệ Thất. Triều nói: -Thưa ba nhớ, chính vì vậy mà con đã cố gắng” (tr.80).

CHA CON ÔNG MẮT MÈO

(Nxb Trẻ. 1993)

Út Đen là con trai của ông Mắt Mèo. Ông Mắt Mèo bị vợ bỏ theo trai nên rất ghét con học chữ vì ông cho rằng vợ ông có chữ nên viết thư cho trai. Trong một lần đi ăn trộm sầu riêng, ông Mắt Mèo bị trúng đạn ở chân. Do tự mổ lấy đầu đạn ra, ông bị nhiễm trùng nặng được ông Lý đưa vào bệnh viện. Ông chấp nhận cho bác sĩ tháo khớp để giữ tính mạng. Ông phải sống vì thằng con. Sau khi ông trở về nhà, Út Đen đi làm phụ hồ với chú Năm thợ xây để có tiền nuôi người cha tàn tật. Thời gian nằm ở nhà, ông Mắt Mèo luyện phóng dao và phóng đâu trúng đấy. Rồi ông và anh Tử Thanh lập gánh xiếc. Ông Mười Của, một địa chủ giàu có đề nghị ông Mắt Mèo một tiết mục rợn người: phóng dao quanh người Út Đen. Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông Mắt Mèo đồng ý. Và tiết mục nguy hiểm đó đã diễn ra. Ngay khi phóng mũi dao cuối cùng sát người con, ông Mắt Mèo ôm con vào ngực ràn rụa nước mắt. Và ông quyết định bỏ nghề phóng dao, giải tán gánh xiếc và quyết tâm cho con ăn học nên người.

Nguồn: Thư viện Khoa học tổng hợp Tp HCM

https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn/Item/ItemDetail/714067

SAO CHIM KHÔNG HÓT

(Tập truyện. Nxb Văn nghệ 2011)

Truyện nhẹ nhàng, có tính giáo dục cao, giàu lòng nhân ái. Nguyễn Thái Hải khai thác nhiều tình huống đời thường của trẻ trong tuổi học trò. Kết truyện luôn có sáng tạo, bật ra chủ đề. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn. (phần tóm lược không chuyển tải được những đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Thái Hải)

Tóm lược nội dung các truyện ngắn:

1.Lá thư

Nghỉ hè, Tấn về ngoại chơi. Nó mải làm diều nên ngoại nhờ, nó cằn nhằn. Ngoại không nhờ nữa. Khi cậu Tám gửi thư về, có quà cho nó, nó ân hận mãi.

2.Tiết học cuối năm

            Tiết học cuối năm, Tiến khờ lớp Tám làm bài Hóa bị sai vì nghe bạn nhắc: sự khác biệt đường và muối là đường mắc hơn muối. Nó có lỗi với thầy vì nói dối. Thắng Khánh nhận lỗi. Thầy tha, cả lớp vui (Một chuyện hài nghiêm túc, sáng tạo)

3.Trái banh sấm sét

            Tan học, lớp Tuấn đá banh trên lề đường. Cú sút của nó bay ra đường làm người đi xe bị té. Về nhà ba nó nói nó lên bệnh viện thăm chị vì chị té xe do bọn học trò đá bóng. May quá không phải do trái banh của nó. Nó nghĩ từ nay sẽ xin đá bóng ở sân cỏ…

4.Cô bé lãnh thưởng một mình

            Linh là học sinh lớp Tám được phần thưởng hạng khá. Linh chỉ lãnh thưởng một mình, vì các bạn giỏi đã lên nhận phần thưởng. Ba mẹ và cô chủ nhiệm đã phát quà riêng cho Linh. Linh hứa…

5.Cánh cửa sổ không còn khép lại

            Công bị tai nạn pháo phải cưa hai chân. Nó ở nhà khép cửa không giao tiếp với ai. Một hôm nó nhờ tôi (Chú Hai) chuyển thư tới tòa soạn. Nó dịch bài khoa học. Cứ vậy, hôm nay nó nhờ tôi chuyển thư cám ơn tòa soạn vì đã sửa bài giúp nó rồi đăng…

6.Lại mưa (Một truyện đơn gỉan nhưng văn chương mềm mại, nhân ái. Tả cảnh hồ và từng rất nét)

                Lệ ở thành phố, đi dã ngoại rừng, quen Nhu. Mưa tầm tã, Nhu kêu “lại mưa”, Lệ cũng kêu “lại mưa” nhưng ý nghĩ khác nhau. Nhu đòi Lệ kể chuyện Sài gòn, vì đã xa Sài gòn 5 năm. Năm sau Lệ lại về thăm rừng, nhưng Nhu không còn nữa, chỉ còn chú Song, ba của Nhu. Chú cũng nói “lại mưa” nhưng không còn Nhu. Nhu đã chết vì sốt.

            7.Tha lỗi cho Hương chim nhé (Giàu tính nhân ái, kết nhân ái)

            Bố Hương mất, Hương phải ở với cậu Dương. Hàng ngày làm việc, Hương làm bạn với con chim. Hương hay bị mợ Dương đánh đòn ghét bỏ (vì phải gánh thêm Hương). Khi biết chuyện, cậu Dương gửi Hương ở nhà trẻ mồ côi. Con chim lại làm bạn. Vài hôm sau cậu Dương đến đón Hương về. Con chim mọi khi đã bị thằng Dụng dùng ná thun bắn chết. Hương xin lỗi chim.

8.Sao chim không hót

            Tùng Trần nghịch ngợm, bỏ học nhưng nó siêng làm và có nụ cười hiền. Nó bắt được con chim, bỏ trong lồng nhờ treo vườn nhà tôi (chị Thảo) để chờ nghe chim hót. Nhưng con chim không hót. Nó đòi về để làm thịt chim cho ba nhậu. Tôi mua lại con chim rồi thả. Chim bay lên cành cao hót. Thằng Tùng nhìn theo cười. Nó trả lại tiền cho tôi.

9.Con cám khổ: Kể lại chuyện Tấm Cám, loại bỏ thần thoại và cái ác.

10.Con ma trong buổi học nhóm

            Cả bọn 4H: Hiếu, Hạnh, Hùng, Hóa học nhóm, bị thằng Si đèn đèn gỉa làm “ma” ném đá chọc ghẹo. Cuối cùng cả bọn có ý định cho thằng Si đèn đèn học chung nhóm.

11.Khỏe như ý muốn

            Chí Kềnh kể chuyện hít được mùi thơ của vỏ cây mà mạnh như võ sĩ…(có chất thần thoại)

12.Nửa điểm thêm

            Hồng Loan giải nhất đơn ca, cô chủ nhiệm xin thêm nữa điểm để em được phần thưởng là chiếc áo dài, như thầy Mao trong Ban Giám khảo không chịu.

13.Thằng đầu bò

            Phải viết báo trường, bí quá Nguyễn Minh Toàn lớp 8 đem chuyện mình ra viết: Thằng đầu bò. Nó trở thành nổi tiếng vì bạn bè chọc ghẹo…nó phản ứng và biết xin lỗi bạn..

14.Sinh nhật

            Sinh nhật 14 của Phương, các bạn đến trễ.

15.Cái máy vi tính

             Ba tôi được thưởng 5 triệu, ông mua cho tôi cái máy vi tính, nhờ đó tôi học khá hẳn lên.

MƠ LÀM THỦ LĨNH

(Nxb Văn hóa-văn nghệ. 2011)

Lê Thanh Trung đang học lớp bốn trường tiểu học Liên Xã. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, cha không có nghề nghiệp chuyên môn phải đi làm thuê công nhật nên cậu phải đi học trễ, lớn hơn các bạn cùng lớp tới bốn, năm tuổi. Ba cậu do có “tiếng tăm” sau một lần biểu diễn võ nghệ nhân dịp Tết nguyên đán nên sau đó được mời đi làm đội trưởng bảo vệ cho một công ty tư nhân trên thị trấn. Trung do lớn tuổi, có dáng người cao lớn, lại có chút võ nghệ ba truyền dạy cho nên được đám bạn cùng xóm, cùng lớp “nể sợ” tôn làm thủ lĩnh, cậu còn được đề cử làm lớp trưởng cũng do đặc điểm này. Bản thân Trung cũng “có chí” muốn làm thủ lĩnh…

(Nguồn: Đàm Chu Văn-Giới thiệu hai tập truyện thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải Truyện dài Mơ làm thủ lĩnh và tập truyện ngắn Sao chim không hót, NXB Văn nghệ, 2011. https://baodongnai.com.vn/vanhoa/201106/gioi-thieu-hai-tap-truyen-thieu-nhi-moi-cua-nha-van-nguyen-thai-haitruyen-dai-mo-lam-thu-linh-va-tap-truyen-ngan-sao-chim-khong-hot-nxb-van-nghe-2011-2076806/)

Trung được lên lớp. Nó được ba tặng quà. Ông Quyền ba của Trung đang làm bảo vệ cho công ty. Trung thích nghe chuyện hảo hớn.

Trung được bầu lớp trưởng. Thứ Bảy, ông Quyền về, mua cho Trung cuốn Dôremo, còn hẹn mua TV. Thằng Tín ghẻ sang bàn chuyện sinh nhật con Kiều ve chai.

Thi Học kỳ I, cô chủ nhiệm đổi chỗ ngồi. Trung ngồi cạnh Dũng thầy tu, nó không làm được bài vì Dũng không giúp. Lúc ra về Hùng mậpTín ghẻ mượn cớ Dũng mươn bút Hero không trả định đánh Dũng thầy tu, may mà Trung can thiệp kịp.

Kết quả thi HK, Kiều ve chai nhất, Trung cũng khá. Lớp tổ chức cho Trung biểu diễn võ trong tiệc chúc mừng Kiều ve chai. Cả lớp bái phục Trung thủ lĩnh.

Gần tết Trung làm món cá đãi các bạn. Mùng 4 tết Trung can thiệp, bắt Thành gấu phải trả lại tiền cho Tín ghẻHùng mập bị nó trấn lột. Sau đó Thành gấu chạy về nhà, ba Thành gấu ra hăm dọa Trung, mọi người can. Rồi Thành gấu dẫn chú Tám đến nhà Trung gây sự. Trung chạy ra quán ông Lâm nhờ anh Toàn. Không ngờ anh Toàn và chú Tám quen nhau, thế là biến hung thành cát. Thành gấu phải xin lỗi

Trung làm toán được 6, bị ba la, Tín ghẻ bày kế làm bài kiểm tra giả, chấm 10 để qua mặt ông Quyền, ba của Trung. Chiều hôm ấy Trung nghe tin ba bị bọn xấu tấn công phải vào viện. Anh Toàn và xe công ty chở nó đi.

Trung coi ba ở bệnh viện 1 tuần rồi xin về vì bọn trẻ xóm dưới nói rằng nếu Trung biểu diễn võ cho chúng coi, chúng sẽ tôn làm thủ lĩnh. Cuộc đấu diễn ra, Trung bị khiêu khích mất bình tĩnh bị ngã và thằng đầu trọc đè lên…

Trung thua, Kiều ve chai can, nhưng bọn xóm dưới lại thách đấu. Nó ngủ mơ lại thua, mơ thấy má nó giận ba nó mà bỏ xứ về quê. Nó gọi má…

Trung đang tập giải toán thì bọn Tín ghẻ, Hùng mập đến rủ đi đánh nhau. Vì vừa giải được toán, Trung hưng phấn. Nó đè được Bình trọc thủ lĩnh xóm dưới.

Trung tổ chức học nhóm ở nhà, có ông Quyền giám sát

Giờ ra chơi nhóm của Trung tập trung ôn bài. Khi đội Thiếu niên tiền phong đề nghị Trung biểu diễn võ, Trung nhận lời ngay và còn muốn biểu diễn cho thầy cô coi. Không biết cuối tuần ông Quyền có mua thêm quà cho Trung kg?

MỘT NGÀY HÈ Ở BIỂN

(Nxb Văn hóa-Văn nghệ. 2012)

Có một chú bé mồ côi 12 tuổi, sống trong Nhà tình thương. Ban ngày, chú đi đánh giày kiếm sống, đêm về học lớp học tình thương. Chú yêu mến bạn bè cùng cảnh ngộ trong Nhà tình thương, thích kể cho mọi người nghe chuyện của bạn bè mình. Chú bé ấy đi khắp nơi trong thành phố, biết được, nghe được nhiều việc, nhiều điều trong cuộc sống. Vì thế chú cũng thích kể về những chuyện ấy. Còn một điều đặc biệt nữa, là chú rất thích làm việc nghĩa, thích giúp đỡ bạn bè và mọi người chung quanh. Những câu chuyện kể của chú bé có quen, có lạ; lại có cả chuyện như chỉ có trong trí tưởng tượng. Chẳng sao cả! Những đứa trẻ, và cả nhiều người lớn nữa (trong đó có tôi – người chép lại), đều thích nghe chuyện chú kể là vui rồi. Mọi người quen gọi chú là Chú bé Phiêu Lưu, chẳng ai còn quan tâm tới tên họ thật của chú bé nữa! …

(https://www.fahasa.com/mot-ngay-he-o-bien-truyen-thieu-nhi.html)

Nhặt được

Phiêu Lưu đứng trước của hàng búp bê, nói chuyện với các con búp bê trong tủ kính. Nó ao ước mua cho bé Oanh mồ côi con búp bê áo dài. Có khách xem hàng và mua 1 con. Khi bà ta đi, Phiêu Lưu nhặt được 1 tờ 100USD. Phiêu Lưu nghĩ rằng đó là tiền của bà khách và chờ bà trở lại để trả cho bà. Nhưng mấy ngày rồi bà ta không trở lại. Không biết làm sao trả lại, Phiêu Lưu gửi bác Bụng Phệ chủ cửa hàng. Sau đó bác ta và anh công an khu vực bảo tiền đó thuộc về Phiêu Lưu. Phiêu Lưu mua quà cho các bạn khác, và mua cho mình một cái áo. Sau đó bà khách hôm trước trở lại mua hàng. Phiêu Lưu trả lại đồng USD cho bà nhưng bà nói không phải của bà. Phiêu Lưu được quyền sử dụng tiền ấy. Bà khách cười rất tươi. Phiêu Lưu tự hỏi bà khách cười gì? Hay cười mình

Bóng lăn

Phùng “nhựa” là tay bắt bóng rất dính, nó được đưa vào đội bóng thiếu nhi, nhưng nó 13 tuổi, tôi nói với các bác các chú phụ trách đội bóng, họ bảo để Phùng ở đội, kể cả Phùng cũng chiều ý họ. Tôi xin đi theo đội bóng thi đấu ở huyện xa. Tôi được sai viết danh sách đội bóng. Tôi đưa tên Phùng vào đội thiếu niên. Chuyện bị vỡ lở, tôi bị đuổi khỏi đoàn. Khi trận đấu bắt đầu, Phùng ngồi ghế dự bị. Đội bị thua. Hiệp hai Phùng được vào, nó giữ cho đội nhà vững lưới và gỡ được 1 trái. Trận chung kết, đội bóng gặp lại đội chủ nhà và huề. Đá phạt đền, nó bắt trái thứ ba. Đội đá ra ngoài 1 trái. Trái cuối cùng nó bay người bắt bóng. Trái bóng đập trúng mặt nó. Mặt nó chảy máu. Khi về nhà bác bụng Phệ mang giấy mời của phường cho tôi, Suốt đêm lo lắng tôi không ngủ. Sáng hôm sau đến phường, người ta tổ chức tổng kết, tôi được thưởng 15 nghìn, bằng số tiền trôi trích quỹ nhặt được bồi dưỡng Phùng. Đội bóng được cử đi dự thi toàn quốc, không biết người ta có cho tôi đi không.

Một ngày hè ở biển:

Huyền có ước mơ học đến khi thi được Tú Tài. Huyền dễ thương vì khéo ứng xử. Nó trở thành Huyền thầy bói từ chuyến đi lạc và ngủ quên trong một hang động ở Vũng Tàu. Nó nhìn mọi người và nói đúng ý nghĩ của họ. Lúc mọi người đang tắm thì nó hớt hải đi tìm anh Tiết Đinh San báo có người chết đuối vì nó nghe được tiếng kêu. Anh Tiết chạy đến và lặn. Hồi lâu vớt được chú bé đã gần chết ngạt. Chú bè được cứu và trả lại cho cha mẹ nó. Mẹ chú bé đeo vào cổ Huyền sợi dây chuyền. Cha chú bé hứa đài thọ cả đoàn đi Đàlạt. Huyền lại nhìn mọi người và nói đúng ý nghĩ của họ, cả của tôi nữa, tôi định viết câu chuyện về Huyền.Tôi không nhìn Huyền để dấu nỗi lo rằng Huyền sẽ trở thành con nuôi của ông bà ở Đà Lạt mà bỏ chúng tôi

AI CƯỚP CHIẾC LAPTOP

(Tập truyện. Nxb Văn hóa-Văn nghệ. 2013)

                “Ai Cướp Chiếc Laptop?” là chuyện diễn ra trong một gia đình “Tứ hành xung” gồm ông Thân, bà Hợi và hai con là là Hổ munRắn nước. Sau khi họ bán nhà và chuẩn bị chuyển từ Xóm Biển – Vũng Tàu về ngoại ô Đà Lạt, thì anh Long, con bác sĩ Hoàng (người mua nhà), bị cướp mất chiếc laptop…. Câu chuyện là quá trình gian nan truy tìm thủ phạm của ba cha con ông Thân:

Không còn bao lâu nữa gia đình Hổ Mun sẽ dọn nhà dời lên vùng ngoại ô Đà Lạt. Buổi sáng Hổ Mun tập thể dục ở biển thì nhặt được cái vỏ cặp do sóng biển hất lên, nó đem về. Nó định xin má mua vé số, nếu trúng thì mua cái máy tính xách tay vì đã có vỏ bọc rồi

Lớp 9/1 của Hổ mun đã được nghỉ. Nó dự tiệc chia tay với bọn trẻ xóm biển rồi về nhà chuẩn bị đồ đạc. Đêm ấy nó khó ngủ…

Buổi sáng Hổ mun cũng đi tập thể dục ở biển. Khi về thì nhà có khách. Đó là Bs Hoàng và anh Long ở nhà bên cạnh. Lúc ra về anh Long muốn xem cái túi xách mà Hổ nhặt được. Đó là túi đựng máy tính của anh. Trên đường từ sân bay về Vũng tàu, lúc anh xếp hành lý, hai thanh niên lạ mặt giật mất túi xách. Hổ mun cùng với ba đi chợ sách, nó và em nghi ngờ đã gặp 2 thanh niên ở xóm biển.

Tiệc chia tay với lớp 9/1, Hổ mun sẽ nhớ nhất nhỏ Phương. Trên đường về Xóm Biển, nó tông xe vào 1 tên say. Đó là Phúc mới nhậu. Nó về bàn với Nhỏ Rắn, có lẽ bọn Phúc mới bán laptop nên có tiền nhậu. Nó định báo cho má.

Ông Thân và con là Rắn nước đi dạo bờ biển rồi vào quán ông Năng Râu uống nước. Họ nhận được tín hiệu về Phúc. Lúc về thì đúng là Phúc và 1 thanh niên nữa vù xe qua mặt.

Hổ munRắn nước sang nhà nhỏ Phương chia tay. Ở đây nó nhận thông tin mới mua máy tính cũ ở tiệm Tia Chớp. Nó nghi nghờ.

Tối hôm sau ba cha con ông Thân ra cửa hàng Tia Chớp nhờ mua máy cũ.

Hôm sau anh Bé đến hỏi nhà ông Thân rồi sang nhà Bs Hoàng nhưng không ai nhận là hẹn mua máy. Hổ mun gặp Tý thuyền trưởng ở bãi biển, nó phi xì ke mềm người, nó quyết định gặp ông Sửu lồi, ba Tý thuyền trưởng báo tin.

Gần ngày dời nhà, anh em Hổ mun xin phép đi chơi. Nó leo lên tượng Chúa. Ông Thân quyết định đình chỉ phá án vì thời gian đã hết. Công an mời 3 cha con ông Thân lên làm việc. Có cả ông Phước và anh long, cả người tên Bé ở cửa hàng Tia Chớp bán máy cho ông Phước. Rắn nhỏ kiểm tra máy, đúng tín hiệu máy của anh Long

Công an khen gia đình ông Thân. Họ chia tay, mọi người lên đường.

KHU VƯỜN HẠNH PHÚC

(truyện đồng thoại của Nguyễn Thái Hải. Nxb Trẻ 2014)

Khu Vườn Hạnh Phúc chỉ là một khu vườn nhỏ, nhưng trong mắt nhà văn, mọi thứ đều mới mẻ và lung linh sắc màu. Đó là một hành trình khám phá sáng tạo. Không gian nghệ thuật là khu vườn xinh xắn với hàng chục cây ăn trái bao quanh, giữa có một sân cỏ rộng. Khu vườn ấy còn có cây táo sai trái và vô số những chậu hoa. Một góc sân cỏ, cây nhãn lòa xòa với căn nhà gỗ nhỏ xíu của ông Lu Lu cùng Mi Lu Anh và Mi Lu Em-hai chú chó nhỏ dễ thương… Trong vườn, còn có một chuồng chim bồ câu, một đàn gà, cô mèo nhỏ Miu Miu, bướm, đàn kiến, ếch, nhái, gián, rắn, chuột xù, ốc sên, gió và hoa quỳnh… Nhà văn đã khám phá ra một xã hội sinh động, đầy sức sống với những sinh hoạt, những biến cố, những con người, chứa đựng cái đẹp và những bài học thú vị dành cho bạn nhỏ…

… Tôi tâm đắc những điều Nguyễn Thái Hải nói với trẻ về tính cộng đồng, lối sống tình nghĩa, về bảo vệ những giá trị nhân bản (lòng yêu thương, đức hy sinh, sự tương kính…) và giá trị truyền thống (tinh thần đoàn kết, tính trung thực, lòng nghĩa khí, thái độ quyết liệt đối với cái xấu, cái ác…).[[1]]

HAI CON DIỀU BAY THẤP

(Nxb Văn hóa văn nghệ. 2014)

16 truyện khai thác những điều có thật xảy ra trong cuộc sống thường ngày của trẻ em ở khắp mọi nơi mà tác giả có dịp đến thăm, tìm hiểu và cùng trò chuyện. Các câu chuyện được viết với giọng văn nhẹ nhàng, vui tươi, hóm hỉnh nhưng cũng ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc, mang tính giáo dục cao về tình yêu thương con người, yêu quý thiên nhiên.

Đó là sự thích thú của trẻ em ở nơi vùng sâu, vùng xa khi có được một chuyến đi ra trung tâm huyện lãnh thưởng trong truyện ngắn Đắk Lua xa lạ – Là sự tò mò, khám phá thế giới xung quanh mỗi khi có được một chuyến du lịch xa trong truyện Anh em Tín – Nghĩa – Là cách biểu hiện tình yêu thương của trẻ con rất chân thành và tự nhiên trong truyện ngắn Anh em.

Đặc biệt, nhà văn Nguyễn Thái Hải cũng thể hiện được sự đồng cảm của trẻ thơ đối với những cảnh đời bất hạnh trong truyện ngắn Hai con diều bay thấp: “Sao bạn lại cuộn dây cho diều mình bay thấp? Hai con diều kia là bạn nhau rồi, con bay cao, con bay thấp là không đẹp”…

            (Nguồn: lời giới thiệu của nhà sách-https://nhanvan.vn/products/hai-con-dieu-bay-thap)

BẦY NAI TUNG TĂNG TRÊN ĐỒNG CỎ

(Nxb Văn hóa-Văn nghệ 2018)

Bối cảnh của bộ truyện Bầy nai tung tăng trên đồng cỏ là những cuộc “phiêu lưu”, trải nghiệm thực tế của các em thiếu niên trong CLB Phóng viên nhỏ.

 “Bầy nai tung tăng trên đồng cỏ” bắt đầu từ chuyến tham quan Cù lao Phố của các trại sinh ở Nhà thiếu nhi. Trong chuyến đi, các trại sinh được tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Bằng cách để cho trại sinh tự kể những hiểu biết của mình về Cù lao Phố qua những sử liệu nhỏ về Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu từ miền Trung vào miền Nam kinh lược và thiết lập nền hành chính cho toàn xứ Đồng Nai; hay chuyện kể về “huyền thoại” ở chùa Đại Giác, chùa Chúc Thọ… nhà văn Nguyễn Thái Hải đã dẫn dắt bạn đọc nhí đi từ sự tò mò này đến sự tò mò khác, để tiếp tục cùng CLB Phóng viên nhỏ trong hành trình khám phá quê hương Đồng Nai. Cả những vùng miền trái cây Long Khánh, đá ba chồng Định Quán, núi Chứa Chan …

(Nguồn: https://www.fahasa.com/bay-nai-tung-tang-tren-dong-co-tap-3-4.html)

KHÍ PHÁCH BIÊN HÙNG

(Truyện lịch sử. Nxb Đồng Nai. 2019)

 “Khí phách Biên Hùng” viết về các nhân vật lịch sử Nguyễn Đức Ứng, Đoàn Văn Cự, 9 thủ lĩnh trại Lâm Trung của Biên Hòa – Đồng Nai. Đây là tác phẩm viết về những sự kiện lịch sử xảy ở vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Các anh hùng được dân lập mộ và lập đền thờ ở Đồng Nai.

PHÙ THỦY ÁO VÀNG, CON MÈO LƯỜI VÀ THẰNG BÍ ĐỎ

(NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. 2021)

Chuyện kể rằng: thành phố Ánh Dương có cửa hàng sách mang tên Sống Xanh do một phụ nữ tên Lam làm chủ. Cửa hàng này không lớn nhưng bán đủ loại sách: văn học, khoa học kỹ thuật, truyện thiếu nhi, truyện tranh, danh nhân thế giới, danh nhân Việt  Nam…Nó còn được dùng để chiếu phim, bán đồ chơi, kem, mời diễn giả nói chuyện về sách… Nếu chỉ thế thôi thì cửa hàng này cũng… bình thường, chẳng có gì lạ.

Điều bất thường là ở chỗ, ban đêm cửa hàng trở nên sống động nhờ sự xuất hiện của 3 nhân vật đặc biệt, ở ngay trong cửa hàng: Mèo Lười, ông Phù Thủy và thằng Bí Đỏ. Mèo Lười là cô mèo lai Singapore có bộ lông trắng toát, đuôi xù như búi bông gòn và mập ú vì có nhiệm vụ canh chuột nhưng cả ngày chỉ lo… ngủ. Ông Phù Thủy là món đồ chơi bày trên kệ sách, một nhân vật quen thuộc của lễ hội hóa trang Halloween.

Không giống phù thủy “kinh điển” là mụ già áo đen, mặt choắt, cưỡi trên cán chổi, ông Phù thủy này có bộ mặt bầu bĩnh phúc hậu, đôi mắt tinh nhanh, đầu đội mũ chóp cao, tay cầm gậy phép. Ông mặc áo màu vàng nên có tên gọi “Phù Thủy áo vàng”. Thằng Bí Đỏ cũng là một món đồ chơi bị… ế, gồm cái đầu có hình trái bí ngô được vẽ mắt, mũi, miệng, tai, trên trán không có tóc mà chỉ có… một cái cuống bí trơ trọi.

Kết truyện, thằng Bí Đỏ rời cửa hàng sách vì may mắn được một cậu bé… mua, ông Phù Thủy áo vàng cũng may mắn được một khách hàng nhí đưa về nhà, cô bé này còn phát hiện ra ông là “Nhà ảo thuật” chứ không phải Phù Thủy như bao lâu nay bị tiếng oan, riêng cô Mèo Lười thì vẫn ở lại nhà sách nhưng mang một cái tên mới dễ thương: Mèo Bông.

Nguồn: Hồng Ngọc: Nhà văn Nguyễn Thái Hải với “Phù thủy áo vàng, con mèo lười và thằng bí đỏ”  

https://vanvn.vn/nha-van-nguyen-thai-hai-voi-phu-thuy-ao-vang-con-meo-luoi-va-thang-bi-do/

ĐẤNG THIÊNG CỦA K’MIN

(Truyện dài. Nxb Đồng Nai. 2021)

Cuốn sách tạm chia làm 4 chương chính: Người Mạ sinh ra từ đá, Ơi con chim B’rling, Rừng là đấng thiêng, Muốn ăn măng thì chui vào bụi và đoạn cuối kết thúc.

Từ chuyến đi thực tế về vùng Tà Lài, Nam Cát Tiên tác nghiệp, nhạc sĩ Cao gặp gia đình em K’Min. Ông K’Bao, cha của K’Min là trạm trưởng Kiểm lâm, phát hiện 3 kẻ lạ mặt đi “phượt” có hành tung đáng nghi ngờ là săn voi lấy ngà. Nhưng chính 3 người đi phượt này phát hiện một nhóm 4 người  khác săn bò tót theo đơn đặt hàng của một nhà giàu tổ chức đám cưới cần món thịt bò tót đãi khách. 2 người trong nhóm 4 người xấu săn bò tót này bị bắt và sẽ được xử lý.

Truyện có chất trinh thám, ly kỳ; xen lẫn những bài dân ca Mạ mang tính nhân văn: Muốn ăn măng thì chui vào bụi/ Muốn bắt dê thì hãy vào chuồng/ Muốn thành người cầm đầu phải nhìn đến dân.

(Nguồn: Trần Phi Châu-Đấng thiêng của K’Min

https://baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-tuan/202205/dang-thieng-cua-kmin-3116077/

LÀM CHỊ HAI THẬT LÀ OAI

Nxb Văn học 2023.

Chuyện bắt đầu từ đầu năm học mới khi “Chị Hai” phải học trực tuyến có ông nội ngồi kèm. Buổi chiều, ông nội ghi lại chuyện diễn ra trong các buổi học sáng cùng chuyện của “Chị Hai” trông em ở nhà vào máy vi tính của ông, rồi bảo “Chị Hai” đọc đoạn văn vừa viết ấy. Chỗ nào “Chị Hai” đọc sai hay sót chữ thì ông nhắc để đọc lại cho đúng. Ngược lại, khi phát hiện một chữ nào bị sai dấu – do hai năm nay mắt ông nội bị mờ – thì “Chị Hai” nhắc để cho ông sửa. Cứ thế, hai ông cháu cùng nhau “hợp tác” viết và sửa chữa cho đến khi “Chị Hai” được đi học trực tiếp tại trường thì câu chuyện dừng lại.

Chuyện có thật là như vậy.

Các bạn học sinh tiểu học, và lớn hơn nữa, đều có thể tìm thấy nhiều hình ảnh quen thuộc của mình trong câu chuyện này. Kể cả các bạn học xong lớp một cũng có thể đọc một cách thích thú.

            (Nguồn: Giới thiệu sách của Netabooks

https://www.netabooks.vn/lam-chi-hai-that-la-oai)


[1] Bùi Công Thuấn: Những thú vị trong “Khu vườn hạnh phúc

http://buicongthuan.vn102.space/2021/07/31/nha_v_n_khoi_v_khu_v_n_h_nh_phuc

Loading

Đánh giá bài viết

1 những suy nghĩ trên “TRUYỆN THIẾU NHI CỦA NGUYỄN THÁI HẢI-PHẦN PHỤ LỤC

  1. Pingback: TRUYỆN THIẾU NHI NGUYỄN THÁI HẢI (KHÔI VŨ) – CHÚT TÌNH TRI ÂM

Bình luận đã được đóng lại.

call Hotline 1 0798287075 call Hotline 2 0798 287 075 facebook Fanpage Chat FB zalo Chat Zalo youtube Youtube Tiktok Tiktok