VĂN CHƯƠNG ANH ĐỨC-Chuyên luận của Bùi Công Thuấn

VĂN CHƯƠNG ANH ĐỨC

(Chuyên luận)

Bùi Công Thuấn

 

Anh Đức là nhà văn lớn của Văn học Các mạng Miền Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Văn Anh Đức bao quát được những vấn đề lớn của Cách mạng và kháng chiến, khẳng định những quy luật sáng tạo, và đặc biệt kế thừa và làm mới tinh khôi những phẩm chất Nam bộ trong văn học được khơi nguồn từ Nguyễn Đình Chiểu đến Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam Bình Nguyên Lộc và nhiều nhà văn Nam bộ khác. Ngày nay, đọc Anh Dức, bạn đọc có thể hiểu được vì sao cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền nam thắng lợi, hiểu được sức mạnh nào giúp các nhà văn vừa cầm súng vừa cầm viết viết đưdệt nên những trang văn quý giá, và hiểu được văn chương góp phần vào sự nghiệp Cách mạng như thế nào.

            Từ những năm 1960, Anh Đức đã được nghiên cứu khá nhiều, những giá trị cuả văn chương Anh Đức cũng sớm được khẳng định.

Trước hềt là những bài phê bình riêng từng tác phẩm cuả Anh Đức. Năm 1962, Thiếu Mai viết về Một Truyện Chép Ở Bệnh ViệnBiển Xa trên tạp chí Văn Học số 12. Năm 1965, Xuân Trường viết về Bức Thư Cà Mau. Năm 1966 Diệp Minh Tuyền tiếp tục viết về Bức Thư Cà Mau. Năm 1967,1968 Phan Nhân và Hoài Thanh cùng viết về Hòn Đất. Năm 1984 Huỳnh Như Phương viết về Miền Sóng Vỗ, Phùng Quý Nhâm viết Nét Mới Trong Truyện Ngắn Anh Đức nói về Miền Sóng Vỗ…Các bài viết trên đều viết ở dạng phê bình, xem xét giá trị phản ánh hiện thực, phân tích hình tượng nhân vật, khảo sát các đặc điểm nghệ thuật. Giọng điệu chung cuả các bài viết trên là khen ngợi. Giá trị tác phẩm được đánh giá theo quan điểm văn học phản ánh hiện thực, phục vụ trực tiếp những nhiệm vụ chính trị.

Cũng có những kiểu bài viết chuyên về một vấn đề văn chương Anh Đức, đi sâu nghiên cứu kỹ hơn về mặt văn chương. Chu Nga viết Một Hình Tượng Văn Học Mang Sức Sống Mãnh Liệt (1967), viết về chị Sứ, phong cách trữ tình trong sáng tác cuả Anh Đức (1975); Thành Duy: Về Cách Thể Hiện Nhân vật Trong Hòn Đất (1968); Nguyễn Trung Thu: Tính Cách Dân Tộc Trong Sáng Tác cuả Anh Đức (1969); Huyền Kiêu: Sức Hấp Dẫn Cuả Con Người Mới trong Tầm Nhìn Cuả Nhà Văn Anh Đức (1983); Nguyễn Ngọc Thạch: Hình Tượng Người Phụ Nữ Trong Tác Phẩm cuả Anh Đức (1985)

Những bài ngiên cứu văn chương Anh Đức toàn diện hơn chưa có nhiều. Phạm Văn Sĩ trong Văn Học Giải Phóng Miền Nam có một chương viết về Anh Đức. Phan Cự Đệ trong Tiểu Thuyết Việt Nam Hiện Đại có đề cập đến Một Truyện Chép Ở Bệnh ViệnHòn Đất ở thể loại tiểu thuyết nhìn trong xu thế chung cuả tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Trong Tác Gia Văn Xuôi Việt Nam (1977) Chu Nga cũng dành một chương bước đầu tổng hợp các sáng tác cuả Anh Đức qua bút ký, tiểu thuyết và truyện ngắn. Công trình: Văn Học Việt Nam Chống Mỹ Cứu Nước cuả Viện Văn Học cũng đề cầp đến Anh Đức nhưng xem xét ở góc độ thể loại và trào lưu văn học thời đại… gần đây PTS Phùng Qúy Nhâm có những tổng hợp khái quát khá toàn diện văn chương Anh Đức qua bài : Những Tìm Tòi Sáng Tạo Cuả Anh Đức ( nhìn lại sáng tác từ 1965-1975). Bài viết có những lý giải mới mẻ và được viết dưới góc độ  cuả một cách nhìn mới.

Xu hướng chung cuả những nghiên cứu phê bình Anh Đức trước đây mới chỉ xem xét những giá trị văn chương Anh Đức ở góc độ phản ánh hiện thực, xã hội học, bằng cái nhìn cảm tính ngợi ca nhiều hơn là khám phá những giá trị văn chương Anh Đức dưới góc độ những phương pháp nghiên cứu phê bình khoa học. Những bước tổng hợp văn chương Anh Đức chưa có những khẳng định đáng kể, bởi vì chặng đường sáng tác của Anh Đức chưa phải là đã kết thúc. Con đường sáng tạo ấy, nói như Anh Đức : “là một cuộc hành trình qua biển lớn, mênh mông, không bờ bến mà cánh buồm sáng tạo phiêu du hoài vẫn chưa tới khắp cõi. Cái thiện và cái mỹ trong sáng tác như đốm lưả phiá trước, trong đêm tối, thấy gần rồi chớ vẫn còn xa”[[1]]. Sáng tạo sau khác với sáng tạo trước nên thật khó khi khái quát tổng hợp, bởi vì mỗi sáng tạo là một giá trị độc lập. các khuynh hướng khen chê cũng không thống nhất.

Chẳng hạn, việc đưa những từ ngữ đia phương Nam bộ  vào tác phẩm là một đặc điểm nghệ thuật và phong cách Anh Đức thì Thiếu Mai lại chê trách: “Anh lạm dụng thổ ngữ Nam bộ (rọ rạy, tởn, khứng, cớn rớn) làm cho người miền khác đọc khó hiểu”[[2]]. Hoặc bút pháp trữ tình trong miêu tả thiên nhiên, xây dựng nhân vật chị Sứ cũng gây ra nhiều ý kiến khen chê khác nhau. Việc xác định phong cách Anh Đức chưa có một kết luận thuyết phục. Bản thân Anh Đức cũng nhận thấy những sáng tạo cuả mình bị sàng lọc một cách nghiêm nhặt qua thời gian. Cái còn lại, đứng được, khắc tạc được trong tâm hồn người đọc không có nhiều. Thực ra Anh Đức đã đạt được những giá trị đáng kể trong sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm của Anh Đức sống bền vững và được nhiều thế hệ người đọc yêu thích.

Trong các bước tổng hợp văn chương Anh Đức, thường có khuynh hướng cắt xén gần hết những sáng tạo phong phú cuả nhà văn, để chỉ chọn cái được cho là tiêu biểu. Chẳng hạn Anh Đức có rất nhiều nhân vật nữ nhưng khi phân tích hình tượng nhân vật nữ thì chỉ có nhân vật chị Sứ là được quan tâm khen ngợi hết lời, bỏ qua cá nhân vật nữ khác. Hiển nhiên việc khái quát như vậy sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Cũng vậy, việc coi bút pháp trữ tình lãng mạn là bút pháp chính cuả văn chương Anh đức cũng là một ngộ nhận. Thực ra đó là bút pháp cuả Ký Anh Đức xâm nhập vào tiểu thuyết và truyện ngắn cuả nhà văn.. Hoặc coi chất “y như thật, chân chất , đôn hậu “ là một đặc điểm cuả ngòi bút Anh Đức mà không khám phá xem Anh Đức đã tạo ra những hiệu quả ấy bằng thủ pháp nghệ thuật nào, thì cũng là một nhận thức cảm tính. Thực ra Anh Đức không làm nên “điều y như thật”, mà cố gắng làm nên “điều tiêu biểu”[[3]].

Mỗi nhà văn khi sáng tạo đều vận dụng toàn bộ năng lực tinh thần dưới ánh sáng của ý thức sáng tạo (lý tưởng thẩm mỹ) nhất định. Trang văn in đậm dấu ấn cá tính con người nhà văn. Khi nghiên cứu tâm lý học sáng tạo văn học, M.AR NAU ĐỐP đã chỉ rõ: “dù chủ đề nào được chọn và dù nhà thơ nói về bản thân ít đến đâu đi nưã, thì muốn hay không muốn, anh ta vẫn để lại trên các hình tượng, tư tưởng và phong cách cái dấu ấn cá tính riêng cuả mình không thể nào lẫn lộn với người nào khác trên thế giới”[[4]].

Anh Đức còn chỉ rõ hơn vai trò cuả cá tính sáng tạo đối với sự tồn tại cuả văn học: “Một khi trang viết mờ nhạt cá tính, thì điều đó cũng có nghiã là chẳng còn có văn học gì nưã”[[5]]. Khrapchencô đã lưu ý về cách nhìn, cách đánh giá văn học: “Quá trình văn học không phát triển đơn tuyến mà phát triển như là sự hỗn hợp cuả nhiều trào lưu và khuynh hướng đan chéo nhau thì rõ ràng là không thể dùng những sự so sánh, đối chiếu chật hẹp về thời gian, không thể dùng ‘mặt cắt’ niên đại theo chiều dọc thay thế cho sự khám phá hệ thống vô cùng phức tạp các ‘toạ độ’ hệ thống này được bộc lộ trong sự phát triển văn học. Và trong hệ thống những mối liên hệ đó tính độc đáo cá nhân cuả các nhà văn tạo thành một khâu rất quan trọng”[[6]].

Thế nên để đánh giá đúng những giá trị văn chương cuả một nhà văn, thì việc xem xét dưới góc độ giá trị phản ánh hiện thực, góc độ xã hội học là chưa đủ. Cần phải nhìn những sáng tạo ấy từ góc độ ý thức sáng tạo cuả chính nhà văn, xem xét những đặc điểm cuả cá tính sáng tạo và đặt những sáng tạo ấy trong nhiều hệ quy chiếu, ít nhất là theo chiều dọc cuả lịch sử phát triển văn học, và chiều ngang cuả những tác động và yêu cầu cuả thời đại.

Ở chiều dọc lịch sử văn học, nhà văn đã kế thừa những yếu tố nào cuả truyền thống, đã góp thêm những điều gì mới vào những thành tựu cuả quá khứ, nói bằng giọng riêng nào so với giọng điệu cuả quá khứ. Ở chiều ngang thời đại, nhà văn đã thực hiện những yêu cầu gì cuả cuộc sống, đã góp phần làm thay đổi cuộc sống ra sao. Dưới ánh sáng cuả ý thức sáng tạo, nhà văn đã chọn lưạ những vấn đề nào cuả cuộc sống, đi tìm những kiểu nhân vật nào, khai phá những hình thức thể hiện mới nào. Cá tính sáng tạo đã làm nên những màu sắc lạ nào cho trang văn.

Mọi phương pháp ‘cắt xén’  và những cách tổng hợp ‘lắp ghép’, lấy cái tiêu biểu thay thế cho sự phong phú sáng tạo cuả nhà văn, đều không thể nói đúng thực chất giá trị văn chương cuả nhà văn ấy. Những cái “khuôn”, những “thước đo” luôn chật chội và sai lệch đối với  sự sáng tạo. Trực giác cảm tính có thể giúp rất đắc lực cho khám phá những màu sắc lạ cuả văn chương, nhưng việc mổ sẻ sâu vào ý thức thẩm mỹ và cá tính sáng tạo cuả tác giả để tìm hiểu những thành tựu nghệ thuật là một việc làm không thể thiếu

Chuyên luận này cố gắng tìm hiểu lý tưởng thẩm mỹ và cá tính sáng tạo cuả Anh Đức, từ đó xem xét lại tác phẩm cuả Anh Đức, xem xét những bước chuyển nghệ thuật, xét những đóng góp cuả Anh đức với lịch sử văn học và thử xác lập phong cách Anh Đức.

***

ANH ĐỨC, CUỘC SỐNG VÀ SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG

             1.Anh Đức tên thật là Bùi Đức Ái, sinh năm 1935 tại An Giang. Anh Đức kể :” Hồi nhỏ…học ở trường làng gần thị xã Long xuyên…, sau lên học ở Cần Thơ… suốt thời gian tuổi nhỏ, hầu như lúc nào cũng ở giưã thiên nhiên rất đỗi hài hoà. Cái làng chôn rau cắt rốn cuả tôi đó nằm kề bên sông Cửu Long. Phù sa màu mỡ cuả dòng sông không ngừng bồi bổ ruộng vườn. Cá tôm dưới sông thật nhiều, tới muà cá dại, mọi người xách rổ lội xuống xúc cá, lớp về ăn lớp làm mắm. Tuổi thơ tôi hầu như đêm ngày được ru trong tiếng gió và sóng Cửu Long Giang, trong tiếng chim kêu hót từ các khu vườn, trong tiếng xào xạc cuả ruộng luá. Tuổi thơ tôi nghe văng vẳng tiếng hát ru, tiếng võng đưa kẽo kẹt, giưã trưa yên tĩnh, và trong mỗi buổi chiều tà in hình từng đàn cò trắng lả cánh bay về. Tôi còn nhìn thấy những cảnh đời người khác biệt nhau, có kẻ quá no đủ phủ phê trong những ngôi nhà nền đúc phòng tô, có người quá khổ cực sống trong chòi lá xác xơ. Có những đứa theo Tây nổi mỏ truy lùng cộng sản, và những người cộng sản bị bắt giải đi. Có lẽ nhờ tất cả những thứ đó, nên tiềm thức khiếu năng cuả tôi được khơi động”[[7]].

Có thể nói tình yêu quê hương là một trong những tình cảm mạnh mẽ, một động lực sáng tác cuả Anh Đức. Đàng sau tác phẩm cuả Anh Đức, người đọc có thể nhận thấy hình ảnh quê hương đậm nét và lòng yêu quê hương chưá chan của tác giả. Chính Anh Đức thổ lộ điều này :”Tôi là đưá con cuả đất An Giang. Cách thị xã này chừng 10 cây số , tôi đã sinh ra và lớn lên. Giưã hồn tôi và trên trang giấy khi mà tôi biết bắt đầu phô diễn, trình bày và phản ánh đời sống, tôi đã chắt chiu đưa vào đó biết bao tình yêu từ mảnh đất sinh ra tôi, là sưã cuả mẹ, màu xanh cuả lá, là mùi khói đốt đồng trên những cánh đồng chiều, và cho đến hôm nay, cũng như mãi mãi, nhịp sóng sông Cửu Long vẫn cứ vỗ về hồn tôi như một khúc hát ru”[[8]].

Từ tình yêu quê hương, từ sự chiêm nghiệm cuả bản thân trong môi trường thiên nhiên cuả quê hương, Anh Đức đã nhận thấy sức mạnh rất đáng kể cuả việc miêu tả thiên nhiên làm bối cảnh thể hiện tâm trạng nhân vật. Anh Đức coi việc miêu tả thiên nhiên là một nguyên tắc sáng tạo quan trọng: “Miêu tả bối cảnh, miêu tả thiên nhiên cũng là vì con người, ngoài sự kết hợp thể hiện tâm trạng con người ta còn có cơ hội đem đến cho người đọc sự hưởng thụ mỹ cảm dạt dào cuả mặt đất và bầu trời, nơi chốn nhân vật suy nghĩ, đi lại, hoạt động. Sức mạnh cuả mũi miêu tả này thật đáng kể, nếu người viết biết kết hợp triển khai đúng mức có thể gây nên những ấn tượng kỳ diệu khó quên”… “vì vậy trong sang tác mà không vận dụng hoặc bỏ qua mũi miêu tả này thì uổng quá”[[9]]. Một trong những yếu tố đặc sắc tạo nên những thành công cuả Anh Đức là những trang miêu tả thiên nhiên Nam Bộ trong trẻo, đầy màu sắc, thú vị. Diệp Minh Tuyền đã nhận định: “Văn tả cảnh cuả Anh Đức rất giàu chất họa, chất nhạc và chất thơ. Do đó phong cảnh đất trời phương Nam hiện ra dưới ngòi bút cuả Anh Đức với tất cả màu sắc thi vị, trữ tình” [[10]].

Thực ra việc miêu tả thiên nhiên như một nguyên tắc sáng tạo cuả Anh Đức còn ẩn dấu một chiều sâu ý thức nghệ thuật khác là tạo nên ý thức dân tộc và tình yêu quê hương trong lòng người đọc, đồng thời cũng bộc lộ cái nhìn nhân ái cuả Anh Đức nữa. Nguyễn Văn Bổng cũng có cùng một ý thức như vậy: “…Hãy tả đất nước chúng ta… hãy làm cho mọi người thêm yêu đồng bào và đất nước chúng ta. Đó là nhiệm vụ cuả nhà văn chúng ta.”[[11]].

            2.Năm 1948, Anh Đức tham gia kháng chiến , công tác ở Ty Thông Tin Rạch Giá. Năm 1950 công tác văn nghệ ở Nam Bộ. Năm 1954 tập kết ra Bắc công tác tại Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam, Năm 1957 về công tác tại Hội Nhà Văn. Cuối năm 1962 vào Nam hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, rồi xuống Cà Mau. Suốt những năm tháng dài sống, chiến đấu và viết ấy, thì chặng đường vượt Trường Sơn vào Nam, và những năm tháng cùng đồng bào Nam Bộ chiến đấu là chặng đường có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với đời văn cuả Anh Đức.

Anh Đức đã kiểm nghiệm điều này: “… suốt 12 năm ròng tôi bước vào một chặng đường đi và viết đầy gian khổ ác liệt, nhưng là chặng đường quan trọng nhất đời tôi” [[12]]. Anh Đức gọi đó là “cái trường học đầy thử thách”. Đây là chặng vượt Trường sơn: “…Tôi bắt đầu được nếm mùi vị cuả đọt bứa rừng nấu với thịt lương khô, tạo nên một thứ canh chua lạ nhầt trên đời. Tôi đã biết một thứ thức ăn khi mới ăn vào đắng không thể tả, nhưng sau đó thấy ngọt ngọt, bùi bùi,  đó lá ngó mây nấu mà các cụ già người Thượng đã mời chúng tôi nếm thử…Cái trường học đầy thử thách này ngày nào đêm nào cũng phải vật lộn với từng chặng đường dốc đá cheo leo, với suối lũ, với đói khát với những cơn mưa rừng tầm tã đổ xuống!”, “Trên đường Trường Sơn , chúng tôi đã đói, đã khát, bị mất nhiều máu vì những ngày đường đầy vắt, và hầu như ít có ai tránh khỏi sốt rét…Chân lý tưởng chừng đã cũ, nhưng vẫn luôn mới. Tác phẩm bao giờ cũng có trả giá. Trả giá ít thì trang giấy lơ láo. Trả giá xứng đáng thì trang giấy động đậy, sôi lên. Điều này Đảng đã nói” [[13]].

Ở chiến trường Nam Bộ, cuộc chiến đấu mà Anh Đức trải qua còn gian khổ hơn nhiều. Anh Đức kể: “Tôi đã từng ở trong những hồi khốc liệt, giưã những trận bom B52 rung chuyển, giưã lòng đất hẹp cuả một cái hầm bí mật, ngột ngạt đến mức cứ phải liên tiếp đốt nến tạo nên sự lưu chuyển Oxy để mà thở. Tôi đã chứng kiến nhiều trận đánh giưã bộ đội ta và quân thiện chiến Mỹ mà sau đó đất chiến trường ngập nguạ máu, có chỗ đến mắt cá chân” [[14]]. Trong hoàn cảnh ấy Anh Đức biết rõ một điều là “bất cứ lúc nào mình cũng có thể ngã xuống”, thế nên tranh thủ mà viết. Viết ngay trên rừng miền Đông, viết ở Đổng Tháp, ở bên bờ sông Hậu, viết trong mọi hoàn cảnh. Từ trong chiến đấu, Anh Đức nhận ra giá trị này :”Dòng viết giá trị nhất phải chảy ra từ mồ hôi, máu và nước mắt cuả quảng đại quần chúng hy sinh gian khổ làm nên thắng lợi, làm nên đời sống” [[15]]. Kiểm nghiệm thực tiễn sáng tác, Anh Đức khắng định “ hiệu quả cuả chân lý sáng tạo một lần nưã cho biết đáp số : hầu như tất cả các trang viết cuả tất cả anh chị em đều sôi động. Không có một trang nào bời rời, lơ láo” [[16]]. Để đến được những tác phẩm giá trị, đáp ứng được yêu cầu cuả nhân dân và CM, Anh Đức đã khẳng định một mô hình : Mộ hình kiểu Trường Sơn. “ nhất thiết phải đi qua mô hình kiểu Trường Sơn, con đường đỏ như là máu, mới có thể tới được ngàn lá xanh tươi cuả đời sống thực tại” [[17]]. Nhìn lại thành tựu văn học cuả chúng ta mấy chục năm qua Anh Đức cũng nhận thấy sấu sắc điều ấy :”Nhiều khi ngẫm nghĩ, tôi thấy nền văn học mới này được làm ra bằng những tác phẩm hầu như rất ít hao tốn tiền bạc, trừ mồ hôi máu xương và tim óc” [[18]].

Điều Anh Đức nhận thức được không có gì là mới mẻ, chính Anh Đức nói Đảng đã chỉ ra điều ấy. Điều quan trọng là Anh Đức đã thể nghiệm sâu sắc những nhận thức ấy :” Dòng viết giá trị nhất phải chảy ra từ mồ hôi, máu và nước mắt cuả quảng đại quần chúng hy sinh gian khổ làm nên thắng lời, làm nên đời sống”. Đó cũng là thực tiễn sáng tác cuả Anh Đức : Đối tượng phản ánh và thẩm mỹ cuả Anh Đức là đời sống hy sinh gian khổ cuả nhân dân trong cuộc đấu tranh cách mạng. Nhân vật trung tâm là quần chúng Cách mạng, sống ân nghiã, chiến đấu và hy sinh. Anh Đức đã cùng sống, chiến đấu với nhân dân, vì thế những trang văn Anh Đức cũng là những trang tích tụ mồ hôi xương máu cuả nhân dân, điều này làm nên “tính chân thực” cuả ngòi bút Anh Đức như các nhà phê bình đánh giá. Quả vậy, đọc Anh Đức ta không nghĩ đó là truyện, không thấy bóng dáng cuả hư cấu, mà ta đối diện với cuộc sống, đời sống chân thực như đang tồn tại, khiến cho ta xúc động và bị cảm hoá. Thiếu Mai viết :”…cảm tưởng cuả người đọc sau khi nghe truyện chị Tư Hậu là mối thông cảm kính phục sâu xa, không phải với một nhân vật tiểu thuyết mà như với một người thân yêu có thực trong đời sống”.

Ý thức văn chương là máu xương, mồ hôi nước mắt cuả quần chúng Cách mạng, Anh Đức chỉ viết về đề tài Cách mạng, về quần chúng Cách mạng về ân nghiã ân tình Cách mạng, qua đó gửi gắm những thông điệp cho mai sau. Anh Đức trở thành nhà văn của quần chúng Cách mạng, ông chủ trương viết sao cho “cô bác đọc cho là được” [[19]], và vì thế ông được quần chúng yêu mến.

            3.Quê hương, vốn sống là hai yếu tố quan trọng làm nên  tài năng Anh Đức, tuy nhiên ánh sáng niềm tin cuả Anh Đức vào Đảng mới là yếu tố quyết định làm nên những giá trị trang viết cuả ông.Điều này nhà văn CM nào mà không có, nhưng ánh sáng và niềm tin cuả Đảng đã soi dẫn Anh Đức thế nào?

Nhớ lại lúc lên đường vào Nam 1962, Anh Đức ý thức sâu sắc niềm tin cuả mình vào Đảng: “yêu cầu cuả Đảng lúc bấy giờ đối với chúng tôi thật hết sức cụ thể, thật hết sức bức xúc. Các đồng chí hãy trở lại vùng đất quê mình, cùng tham gia chiến đấu, để phản ánh một cách sinh động cuộc chiến đâu vô cùng anh dũng đang diễn ra đó.” Lúc ấy đồng chí Lê Đức Thọ căn dặn :”cố gắng làm thế nào truớc hết có được một bút ký, truyện ngắn, rồi sau đó có được truyện dài. Cần nhất là cho chân thực và sinh động”. Anh Đức đã suy nghĩ: “Điều tôi nghĩ nhiều nhất, ý thức được một cách sâu sắc nhất, vẫn là xoay quanh sự chỉ đường cuả các anh (chỉ Đ/c lê Đức Thọ-BCT) chỉ cho chúng tôi thời điểm và con đường đi. Con đường ấy cam go nhất, nhưng tốt nhất để đi đến tác phẩm” [[20]].

Dọc đường Trường Sơn, anh Đức lại phát hiện ra sức mạnh cuả Đảng làm hừng hực trái tim nhà văn: “Trước khi có tác phẩm chúng ta được Đảng đưa cho một cái gì quá lớn, quá sâu nặng, cái gì đó có sức làm bật dậy, làm hừng hực trái tim” [[21]]. Sức mạnh làm hừng hực trái tim đó chính là niềm tin mạnh mẽ vào thắng lợi cuả cuộc kháng chiến, cuả con đường Cách mạng mà Đảng đã vạch ra. Niềm tin này trở thành sức sống. Anh Đức cho rằng “đáng sợ nhất là ‘mất niền tin’ đối với đời sống, mất niềm tin ở nơi mình kể như là chấm dứt”. Có niềm tin ấy, Anh Đức vượt qua được khó khăn cuả con đường tư tưởng. Có vướng mắc hay chăng là ở mặt kỹ thuật :”có thể rất nhiều lúc tôi đã gặp những khó khăn, những vướng mắc- nhưng đều nằm trong các vấn đề phương pháp thể hiện, vấn đề vốn sống ở tôi, vấn đề tôi chưa thật sự chín mùi nhân vật ở giưã lòng mình” [[22]]. Anh Đức khẳng định: “Con đường cuả Đảng vạch ra cho tất cả những người sáng tác, trong cũng như ngoài Đảng hết sức đúng”…” Chúng ta đã từng trải qua những ngày vô cùng gian khổ ác liệt và đầy thử thách, nhưng chưa bao giờ chúng ta thất vọng. Bao giờ chúng ta cũng thấy ánh sáng cho dù khi đó chúng ta ở dưới địa đạo, ở dưới hầm bí mật,  ở dưới những trận mưa bom…là vì chúng ta có Đảng lớn mạnh” [[23]].

Anh Đức luôn bày tỏ niềm sung sướng tự hào được đứng trong đội ngũ nhà văn cộng sản, góp sức cùng Đảng tiến tới lý tưởng cao cả vì tổ quốc và chủ nghiã xã hội.

Vai trò cuả Đảng ảnh hưởng đối với các sáng tác cuả Anh Đức thế nào ? điều này dễ nhận thấy.Anh Đức sáng tác bằng thế giới quan , nhân sinh quan Cộng sản Chủ Nghiã, dưới ánh sáng đường lối văn nghệ cuả Đảng, để thực hiện những nhiệm vụ chính trị cuả Đảng trên mặt trận văn nghệ. Điều đặc biệt ở đây là tính Đảng, tính lý tưởng, và chủ nghiã Nhân Đạo Cộng Sản thấm sâu trên mỗi trang văn Anh Đức.

Ông Hoài Thanh khi nhân xét Hòn Đất có phát hiện này :”Ở đây tư tưởng cuả Đảng, đường lối cuả Đảng đã thấm rất sâu. Chính do đó mà tập thể này tuy nhỏ thôi vẫn cứ là vô địch”. Ở một đoạn khác Hoài Thanh viết :” Ở đây tư tưởng cuả Đảng cũng rất cao mà không biết từ bao giờ đã biến thành tư tưởng cuả mọi người hoà vào cá tính cuả từng người cả trong Đảng và ngoài Đảng” [[24]].

Vai trò cuả Đảng đối với sáng tác cuả anh Đức thể hiện ở chỗ những vấn đề Anh Đức đặt ra trong tác phẩm là những vấn đề cuả Cách mạng.Những tính cách nhân vật,những mối quan hệ xã hội, những tình cảm người với người đều được xây dựng với phẩm chất mới đó là nghiã tình CM, đạo đức Cách mạng, nghiã khí Cách mạng, lẽ sống Cách mạng. Chắc chắn rằng Anh Đức là nhà văn thể hiện sâu sắc, đẹp đẽ và đầy thuyết phục những chân lý Cách mạng, toả sáng chất lý tưởng và ân tình ân nghiã Cách mạng. Anh Đức cũng là nhà văn bền bỉ theo hướng sáng tác đã vạch ra trong suốt mấy chục năm qua. Anh Đức nói những điều tâm huyết này: “Chỗ này đã thấm quá nhiều máu cuả đồng bào đồng chí, những đồng bào đồng chí ngã xuống vì niềm hy vọng và ước mơ lớn là chúng ta và các thế hệ mai sau được no ấm hạnh phúc. Những đồng bào đồng chí không tiếc thân mình cho lý tưởng đó, vậy thì chúng ta không tiếc sức mình, không thể đưa ra bất cứ lý do gì để không làm được điều đó” [[25]].

Từ góc độ ảnh hưởng cuả Đảng đối với Anh Đức, ta hiểu được tính lý tưởng trong trẻo trong sáng tác cuả anh Đức, hiểu được chất đôn hậu mà Anh Đức tự nhủ là “mình sẽ viết bằng nỗi thương yêu” [[26]], như một đặc điểm nồng cốt cuả phong cách Anh Đức. Anh Đức là một nhà văn cộng sản, một nhà văn chân thật, đôn hậu, trong trẻo và lý tưởng.

  1. Ý thức sáng tạo khác: Ngoài 3 yếu tố quan trọng chi phối sang tác cuả Anh Đức đã nêu ở trên, Anh Đức còn những ý thức sáng tạo khác, những ý thức này cũng trực tiếp chi phối quá trình sáng tạo cuả nhà văn.

Trước hết Anh Đức thổ lộ: “Tôi hiểu thấu rằng, công việc của người viết ngoài sự sáng suốt tự biết mình có gì, có tới đâu, ngoài tư tưởng Đảng cho và cuộc sống nhân dân trao tay , mọi hỗ trợ khác kể như là phụ trợ. Trận chiến trên trang giấy là trận chiến chỉ có một mình ta. Đấy là cuộc độc chiến” [[27]] nhà văn phải chịu trách nhiệm về trang viết cuả mình. “Tinh thần trách nhiệm cuả nhà văn là một thứ tinh thần trách nhiệm cao, vì phạm vi chịu trách nhiệm ấy là xã hội, là con người” [[28]]. Viết là lăn lộn vượt qua cả một hoang mạc, nhưng viết cũng là hạnh phúc. “Bây giờ cũng như bao giờ mỗi lần bắt tay vào viết một truyện mới tôi đều có cảm giác sung sướng, hồi hộp y như khi tôi viết cái truyện đầu tay, bởi vì càng ngày tôi càng ý thức rõ rệt rằng tôi đang làm điều hệ trọng và nếu tôi làm tốt cái nghệ thuật ngôn từ này thì sẽ làm nên được nhiều điều quý giá” [[29]].

Điều hệ trọng” cuả người làm nghề viết văn theo Anh Đức “là người dẫn dắt, người chỉ đạo, người hỗ trợ và yểm trợ đắc lực cho mọi người”…” Sáng tác văn học là làm cái công việc  khêu gợi, vỗ về, gạn lọc, đem nguồn sáng, nguồn tươi mát để gội nhuần để trẻ hoá tâm hồn và tư tưởng con người chớ không uốn cong bẻ quặp” [[30]]. “Sứ mạng cuả nhà văn bao giờ cũng phải gây mầm, gây niềm tin tưởng lạc quan vào chiến thắng nhất quyết phải giành được cuả dân tộc” [[31]].

Để thực hiện được mục đích “đem nguồn sáng” cho cuộc sống, Anh Đức chủ trương rằng “cần có ý thức tạo dựng những điển hình mới mẻ, từ những con người lao động bình thường nhưng có cống hiến thực sự cho xã hội. Cần cố gắng sao để văn xuôi hình thành được nhiều nhân cách tốt, bởi vì trong bất cứ cuộc chiến đấu nào văn học Cách mạng cũng phải có thiên hướng bênh vực. Và thiên hướng cuả những người cầm bút chúng ta phải mang tính lý tưởng rõ rệt., là gây nên giưã lòng bạn đọc sự yêu mến ngưỗng mộ những con người mới làm lụng cho sự nghiệp chung, sống và ăn ở có tình nghiã, có đạo lý, quan tâm đến cảnh ngộ người khác”[[32]].

Những ý kiến nêu trên cuả Anh Đức đã định hướng rõ rệt con đường sáng tạo cuả ông. Đó cũng là sự lưạ chọn riêng cuả Anh Đức. Anh Đức không viết để trực tiếp phê phán cái xấu, mà viết “bằng nỗi yêu thương”, bằng thiên hướng “mang tính lý tưởng rõ rệt”. Anh Đức chọn lưạ sứ mạng đem lại niềm tin yêu cho con người [[33]].

Điều này người đọc tin là Anh Đức đạt được. Huỳnh Như Phương khẳng định điều ấy khi đọc Miền Sóng Vỗ: “Đọc anh, thấy tâm hồn yên tĩnh như cũng được truyền cho một niềm tin chắc chắn, rất khoẻ mà không có vẻ gì lên gân”[[34]]. Hoài Thanh cũng tìm thấy niềm tin yêu ấy khi đọc Hòn Đất :”Một quyển sách nói lên chân lý lớn nhất đáng phấn khởi nhất cuả thời đại và nói lên bằng một câu chuyện hấp dẫn, bằng những hình ảnh tuyệt đẹp khó quên, khiến hàng chục vạn người đang quần nhau với giặc mà vẫn đọc say sưa, nhiều chỗ cảm động đến rơi nước mắt, và đọc xong thấy thêm lòng tin, thêm sức mạnh để tiến lên tiêu diệt quân thù”[[35]].

            5.Về mặt nghệ thuật, Anh Đức chú trọng đến sự chân thực hồn nhiên.Truyện viết ra phải như thường, hồn nhiên chân chất như đời sống và đó là thứ kỹ thuật tôi cố ra sức vươn tới” [[36]]. Anh Đức nhấn mạnh: “Thể hiện được vẻ đẹp chân chất cuả cuộc sống, đó là mỹ học thứ thiệt” [[37]]. Anh Đức giải thích nghệ thuật cuả mình như sau: “Tôi nghĩ rằng ta phải cố sao để trang viết được tự nhiên, được hồn nhiên, sao cho vô tư, chân thật,dù có vương chút vụng về. Mình mà viết được tự nhiên, hồn nhiên, chân thật thì người đọc mới tin, mới cảm , mới dễ chịu khi đọc mình” [[38]].

Nói Anh Đức chú trọng đến sự chân thật hồn nhiên như vẻ đẹp cuả đời sống không có nghiã là Anh Đức đem nguyên si đời sống vào trang viết, theo kiểu có sao nói vậy. Trong lời tưạ lần tái bản Hòn Đất năm 1983, Anh Đức kể lại quá trình viết Hòn Đất từ một câu chuyện có thật xảy ra tại Hòn Đất năm 1962, và lưu ý người đọc điều này: “Tôi gắng làm nên điều tiêu biểu chứ không làm nên những điều y như thật”

Tuy nhà văn không làm những điều”y như thật”, nhưng đọc Anh Đức ta không hề nghi ngờ gì về tính chân thực cuả hiện thực được tái hiện , hơn thế còn nhận ra cái đẹp cuả cuộc sống vốn bình dị trong đời thường lao động và chiến đấu. Nhiều truyện cuả Anh Đức, người đọc tưởng như sự thật ngoài đời là vậy. Anh Đức chủ trương: “Thể hiện được vẻ đẹp chân chất cuả cuộc sống, đó là mỹ học thứ thiệt”, vì thế Anh Đức luôn tìm kiếm và thể hiện cái đẹp chân thực cuả đời sống : cảnh đẹp, tính cách đẹp, tâm hồn đẹp, cách sống đẹp, tình cảm đẹp tất cả toả sáng những phẩm chất CM, ngay cả khi phải chọn lưạ những nhân vật “kẻ địch” như người lính Sài gòn, thì Anh Đức cũng cố gắng thể hiện những mặt “không xấu” còn sót lại trong họ (  truyện  Cuộc Trở Về Cuả Một Con Người )

Quan điểm nghệ thuật này phù hợp với mục đích và lý tưởng viết văn cuả Anh Đức. Nó cũng phù hợp với tính cách riêng cuả nhà văn là sự đôn hậu, lòng tin yêu vào con người, dù trong những hoàn cảnh bất hạnh nhất.

  1. Những quy luật khách quan: Tất nhiên Anh Đức cũng ý thức sâu sắc điều này là Văn học có những quy luật khách quan và khắc nghiệt trong việc đánh giá và sàng lọc. “Văn học có một ban giám khảo công minh, ấy là quần chúng, ấy là thời gian. Luật chơi trong văn học không tính trong phút chốc mà xét trong lâu bền”[[39]].

Dấn thân vào văn chương là dấn thân vào “một cuộc hành trình qua biển lớn, mênh mông, không bờ bến mà cánh buồm sáng tạo phiêu du hoài mà vẫn chưa tới khắp cõi “[[40]]. Một nhà văn không phải là tất cả, sáng tác cuả một nhà văn dù có phong phú, đồ sộ đến đâu cũng không thể phản ánh được đầy đủ cuộc sống, không thể đặt ra và giải quyết được mọi vấn đề cuả hiện thực, càng không thể là đại diện đầy đủ cho bộ mặt và tiếng nói thời đại. Một đời văn có thể có nhiều tác phẩm, nhưng khi kiểm điểm lại Anh Đức tự đánh giá rằng: “sáng tác ra hồn” cuả mình để lại chẳng được bao nhiêu, và hình tượng con người gọi là khắc chạm được giưã tâm tưởng người đọc, giỏi lắm chỉ đếm trên đầu ngón tay.

***

TRUYỆN NGẮN ANH ĐỨC

            1.Truyện ngắn Anh Đức có cái phong vị riêng, ngôn ngữ riêng, cách kết cấu riêng, thể hiện trực tiếp nhiều tâm tình riêng cuả Anh Đức. Anh Đức ưa thích truyện ngắn và có nhiều cố gắng đổi mới cách viết. Những truyện ngắn chính tập trung trong tập Biển Xa (1961), Bức Thư Cà Mau (1965), Miền Sóng Vỗ (1983). Gần đây khi làm tuyển tập truyện ngắn cuả mình, Anh Đức cho biết: “lọc lại trên 60 truyện ngắn, tôi chỉ lấy được có 17, mưới bảy cái mà anh em cô bác đọc cho là được” [[41]] Anh Đức quả là thận trọng khi đặt truyện ngắn cuả mình trong lòng quần chúng độc giả, trong sự sàng lọc cuả thời gian. Quả vậy, sau nhiều năm, nhiều truyện ngắn cuả anh Đức vẫn giữ nguyên sự hấp dẫn, giá trị tư tưởng, nghệ thuật và vẻ độc đáo riêng. Con Cá Song, Đất. Giấc Mơ Cuả Ông Lão Vườn Chim, Giưã Buổi Bình Yên.. là những truyện tiêu biểu.

            2.Những truyện ngắn trong Bức thư Cà Mau [[42]] có đặc điểm chân chất, mộc mạc, tươi trẻ, giàu chất lãng mạn, đôn hậu. Bối cảnh cuả truyện là cuộc chiến đấu cuả nhân dân Nam Bộ.Nhân vật chính là quần chúng chiến đấu, vấn đề chính cuả truyện là ân tình, ân nghiã Cách mạng, đạo đức Cách mạng, quan hệ Cách mạng.

Truyện Khói miêu tả một trận phối hợp dân quân đánh máy bay Mỹ, bộc lộ tài trí cuả nhân dân ta trong việc lợi dụng khói đốt đồng để đánh trả bọn Mỹ với những vũ khí và máy bay hiện đại. Trong bối cảnh máu lưả ấy, xương sống cuả truyện là câu chuyện tình đẹp đẽ phi thường cuả Hựu và Quế. Chuyện tình ấy nảy nở trong những ngày Hựu nằm hầm bí mật. Tình yêu lớn dần với chiến đấu. Sau cuộc đánh máy bay Mỹ thắng lợi, Hựu và Quế gặp nhau trong khung cảnh hoành tráng, vui tươi. Hình ảnh Quế hiện lên vưà mộc mạc hồn nhiên vưà rất anh hùng: “Khuôn mặt còn dính tro cuả cô giờ hơi ửng đỏ, tóc cô còn rắc đầy tro. Mồ hôi lấm tấm rịn ra trên vầng trán cô, chảy nhỏ giọt xuống thái dương. Cô dừng lại trước mắt tôi và Hựu, kéo cái đuôi tóc ra trước ngực, cứ cầm đuôi tóc mà vân vê mãi”. Thế rồi Quế và Hựu chia tay, trên vai Hựu để lại cái khăn tay cuả Quế. Hẳn chúng ta cũng như Anh Đức đều ngạc nhiên và ngưỡng phục trước vẻ đẹp hồn nhiên ấy cuả Quế: “Tôi đưa mắt nhìn theo một lần nưã bóng Quế đang đứng ngó theo Hựu, cô gái đã từng đưa tay vuốt lấy những giọt máu đỏ tươi cuả mình ở đầu ngọn chĩa, và mới đây đã cùng chị em bạn bè đốt lên một áng khói thần”. Vấn đề chính cuả KHÓI là vẻ đẹp sức mạnh tình yêu Cách mạng trong chiến đấu.

Xuân Trường cho rằng [[43]] truyện Đứa con là một truyện tâm lý đặc sắc về kết cấu và rất Nam Bộ trong tính cách nhân vật. Truyện có 3 cảnh, bộc lộ 3 tâm trạng và xoay quanh một chủ đề: tình nghiã Cách mạng.Việc chú thím Ba cho thằng Trung đi bộ đội làm cả chú và thím đều trăn trở tính toán. Bối cảnh và tâm lý nhân vật được miêu tả cô đặc, dồn nén và giàu màu sắc biểu cảm. Nỗi trăn trở cuả chú thím Ba là làm sao cho con được đi bộ đội, làm sao dâng hiến được con mình cho Cách mạng. Chúng ta xúc động trước cảnh chú thím Ba săn sóc con. Chú Ba dồn tất cả tình cảm và sức mạnh chiến đấu cho con khi căn dặn thằng Trung. Không khí truyện sáng hẳn lên với những ý nghĩ lời nói cuả thằng Trung.

Cái đọng lại thấm thiá nhất cuả câu truyện là nghiã tình Cách mạng, là tấm lòng cuả người dân Nam Bộ hy sinh tất cả cho Cách mạng. Tấm lòng ấy thể hiện rõ trong lá thư chú Ba viết đưa cho thằng Trung đem theo. Chú đã đắn đo suy nghĩ từng chữ, trằn trọc cả buổi, dưới sự rình rập cuả kẻ địch, để viết cho được lá thư nói đúng cái ý cuả mình, cái lòng cuả mình với Cách mạng: “Vợ chồng tôi chỉ có một đưá con. Vì tình cảnh bị kẹt nên tôi phải ở trong ấp chiến lược. Trước đây vợ chồng tôi được Cách mạng cấp đất nên làm ăn đặng khá. Tôi vẫn chịu ơn cuả Cách mạng và Đảng rất sâu nặng. Nay con trai tôi ( là đưá cầm thơ này )  đã lớn, tôi thấy không thể để bọn Mỹ Diệm bắt nó đi lính đánh lại Cách mạng. Tôi không đành lòng mà chịu cảnh đó được. Vậy nên vợ chồng tôi từ trong ấp chiến lược gửi đưá con trai một cuả chúng tôi cho Cách mạng. Xin coi như tôi hoàn toàn dâng cho Đảng đưá con cuả tôi. Nó còn khờ khạo, mong anh em cứ dạy dỗ, chỉ bảo cho nó thành người thì vợ chồng tôi lấy làm mừng lắm”. Anh Đức đã ghi lại một cách tài năng niềm tin yêu mạnh mẽ, thuần khiết, trong trẻo cuả người nông dân Nam Bộ với Đảng. Ta cảm nhận được tinh thần Cách mạng phơi phới trên từng bước đi cuả thằng Trung: “Bấy giờ thằng Trung đã tới cửa ấp. Nó thấy cưả mở he hé, chớ không đóng. Nó liền đẩy nhẹ một cái, lách qua, rồi thoăn thoắt bước đi. Chốc sau nó qua khỏi hàng rào đầy thép gai cuối cùng tới chân đồng. Nó xốc cái tay nải trên vai bắt đầu chạy. Gió thổi lộng. Không khí trong lành quá. Chạy một quãng nó dừng lại thở. Nó cảm thấy không khí nó hít vào mát mẻ, dễ chịu hơn trong ấp chiến lược nhiều lắm”. Truyện ĐƯÁ CON là một bức tranh mộc mạc và đầy ánh sáng, hồn nhiên mà ý nhị.

Trong tập Bức Thư Cà Mau, truyện ĐẤT mới thực là truyện có sức nung đốt trái tim người đọc và để lại một ấn tượng bền vững về ngưới dân Nam Bộ giữ đất giữ nước. Hình ảnh ông Tám Xẻo Đước thật bình dị mà lẫm liệt. Phạm văn Sĩ cho rằng :”Tinh thần xả thân cuả ông Tám đã được Anh Đức mô tả như là cái kết cục logic cuả một quá trình giác ngộ sâu sắc về nghiã vụ CM cuả ông lão nông dân”[[44]]. Còn Trần Quang thì cho rằng hành động giản dị và bình thường cuả ông Tám “…xuất phát từ một cơ sở giác ngô vô cùng sâu sắc tích luỹ nhiều mặt và lâu dài, và thật là vĩ đại” [[45]]. PTS Phùng Quý Nhâm nhận xét khái quá: “Anh Đức chỉ dành có 4 trang để miêu tả hình tượng ông Tám Xẻo Đước nhưng quả là 4 trang chắt lọc dựng nên một tính cách hoàn chỉnh có sức khái quát về con người nông dân Nam Bộ: thà chết trước mũi súng cuả kẻ thù trên mảnh đất mà ông cha và CM đã tạo lập chứ không chịu dời nhà vào ấp chiến lược”[[46]].

Hình ảnh ông Tám Xẻo Đước xõa tóc, khấn niệm trước bàn thờ rồi sau đó cầm ngọn mác chiả thẳng vào kẻ thù và đi tới, là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo có sức chuyển tải nhiều tầng ý nghiã sâu xa hơn nhiều. Đó không chỉ là sự xả thân vì ân nghiã Cách mạng, không chỉ bộc lộ sự giác ngô lâu bền và sâu sắc, không chỉ khái quát tính cách con người Nam Bộ. Hình tượng ấy còn chưa đựng sức mạnh tinh thần, sức quật khởi và sức mạnh dân tộc trong thời đại mới. Chính cái sức mạnh ấy đã làm kẻ thù khiếp sợ. Anh Đức đã ghi lại cái cảm giác kỳ diệu này: “Tôi cảm thấy như đất dưới nền nhà dưới chân tôi nóng hâm hấp, cơ hồ như đang động cưạ, tái hiện lại những vũng máu tươi. Thế rồi khi tôi quay lại tôi không thấy anh Hai Cần ngồi cạnh tôi nưã.Anh đang quỳ trước bàn thờ, cái bàn thờ mà cha anh đã quỳ dạo nọ, mùi nhang lại toả lên”. Cái cảm giác ấy tôi tin là có thật, nó làm dựng đứng óc não người đọc, làm người đọc chợt nhận ra ngay nơi mảnh đất mình đang sống là máu cuả bao nhiêu thế hệ đã hy sinh giữ gìn. Không khí truyện  bi hùng, cảm động và linh thiêng nhưng lại thanh thoát và mãn nguyện. Mùi nhang toả quen thuộc làm cho quá khức cùng tồn tại với hiện tại, làm cho hy sinh trở thành bất tử, nối liền ý thức dân tộc, sức mạnh dân tộc qua ngàn đời.

Truyện Con chị Lộc thể hiện được chiều kích sâu thẳm cuả chủ nghiã nhân đạo cộng sản chủ nghiã. Anh Đức đã đặt 3 mẫu nhân vật cạnh nhau, ba thế hệ, rất dễ gây ấn tượng và xúc động. Thế hệ người già là ông Sáu, người tù cao niên nhất. Thế hệ trung niên: chị Lộc, người phụ nữ có thai sắp sinh con, và thế hệ tương lai, đưá trẻ được sinh ra ngay trong cảnh tù đày. Bản thân tình huống đã có sức gây xúc động mạnh. Kẻ thù dã man. Lòng thương yêu con người cuả ông Sáu, cuả bạn tù thật sâu sắc, sức chịu đựng và sự hy sinh cuả người phụ nữ thật phi thường, và con chị Lộc, thế hệ tương lai, đã được những bàn tay và tấm lòng Cách mạng che chở. “Trong một chuyến đi đày mà có tới ba lớp người, đẻ trước, sinh sau. Chị tự hỏi : liệu cái còng trên tay mình và tay bác Sáu sau này có còn xiết lấy cổ tay con mình nưã không?”. Câu hỏi ấy, suy nghĩ ấy cuả chị Lộc cũng là câu hỏi cuả dân tộc cần được trả lời. Không khí truyện được dồn nén cao độ trong sự ngột ngạt tù hãm dã man, và mở ra mạnh mẽ hân  hoan trong sự thắng lợi. Sức mạnh cuả lòng nhân ái trở nên dữ dội như bão táp. Phải cứu lấy chị Lộc, phải bảo vệ cho được con chị Lộc, phải tiêu diệt cái ác để bảo vệ mầm sống cuả tương lai. “Cơn phẫn nộ đã đẩy những người tù tới hành động mà họ không tính trước”.Bảo vệ và giải phóng cho thế hệ tương lai cũng chính là giải phóng mình ở hiện tại. Những người tù đã cướp tàu và quay về hướng Cà Mau. Con tàu không bao giờ đi tới Côn Đảo nưã. Ở truyện nay, Anh Đức thể hiện tấm lòng trân trọng nân niu đối với phụ nữ và trẻ em, thấm thiá lòng nhân ái và truyền đến người đọc caí ý thức và quyết tâm bảo vệ lấy mầm sống tương lai cuả dân tộc. Ngòi bút Anh Đức tràn đầy tính lãng mạn.

Ông Tư Vườn Chim trong truyện “Giấc mơ của ông lão vườn chim và truyện: “Câu Chuyện Tiếp Theo về Ông Tư Vườn Chim”. Có thể xem như một cây cổ thụ toả bóng trong rừng nhân dân Nam Bộ đánh Mỹ. Nếu Ông Tám Xẻo Đước lẫm liệt, bi thương trong sự vây ép cuả kẻ thù thì Ông Tư Vườn Chim lại tung hoành, xông xáo, dũng mãnh trong chiến trường đánh Mỹ. Ông là cái gốc, là cột trụ, là sức mạnh dẫn đạo ; là niềm tin, là mưu trí, là người chủ, người anh hùng kiểu mới cuả đồng ruộng. Ở ông toát ra sức mạnh tinh thần thật vững chãi. Sức mạnh ấy như ôm lấy, che chở cho con cháu đánh Mỹ. Sức mạnh ấy là sức mạnh cuả một đời nô lệ vất vả cực nhọc riết chịu không nổi “phải bỏ làng dắt vợ đi miết”, sức mạnh dồn tụ từ bao máu xương căm uất: Con ông đi Vệ Quốc Đoàn hy sinh, con dâu ông bị giặc mổ bụng, ông phải chứng kiến bao cảnh thương tâm. Giờ đây ông cùng đưá cháu nội, đưá cháu dâu và bà con dân làng đánh Mỹ. Sức mạnh tinh thần cuả ông còn xuất phát từ cái vườn chim đầy cò diệc, nó vưà là nguồn sống cuả chính ông, là mảnh đất con ông đã ngã xuống, là hạnh phúc, long nhân ái cuả ông. Giặc Mỹ tàn phá vườn chim là tàn phá chính đời ông, “nó câý vào lòng ông nỗi đau xót và phẫn nộ lặng thầm, mỗi lúc một nghiến ngấu, mỗi lúc một sôi sục”. Ông không đành lòng nhìn đàn cò diệc không thể đáp xuống vườn chim vì bị giặc tàn phá. Bất giác ông kêu trời. “Ông lão đau đớn quá”. Trong tâm nguyện cuả ông chỉ có một điều: “cái chi tao dứt bỏ được, chớ cái vườn chim này với mấy thằng bộ đội thì tao không dứt ra được đâu”. Tất cả nỗi đau xót và lòng yêu thương ấy kết tụ thành sức mạnh chiến đấu và chiến thắng. Ông cùng dân làng đi dập đám rừng vưả bị giặc Mỹ đốt cháy. Ông trở thành gnười chỉ huy. “đám người nghe ông lão dặn thế thì đều dạ, mặc dầu ông lão nói câu nào câu nấy cứ như người hạ lịnh, nhưng ngó bộ ai nấy đều nghe răm rắp, chừng như họ có vẻ tin tưởng kính nể ông dữ lắm”. Quả vậy, sau này khi đặt kế hoạch lấy bót Xẻo Biển, thì chính Hai Râu, xã đội trưởng kiêm chính trị viên đã phải nghe ý kiến cuả ông, mưu kế cuả ông, nể phục ông, mà thốt lên trong bụng: “ông già này dữ dằn thiệt. Mình không ngờ kế hoạch cuả ông lại thâm sâu ghê trời vậy”.Đối diện với ông, kẻ thù là bọn Tư Tôn phải nể sợ. Vẻ đẹp khoẻ khoắn, dũng mãnh và đầy nhân ái cuả ông hiện lên ở cuối truyện. Giưã tiệc nhậu thắng trận, trong lúc Ông Tư mải mê “múc lươn um từ trong điã ra chén cho từng người” thì những người lính ngụy được giải phóng, hoàn lương, đã cảm động không thốt lên lời. “Mắt họ rưng rưng ngó nhìn ông già đầu buộc khăn trắng”, người đã cứu mạng họ.

Trong hình ảnh và tính cách cuả ông Tư vườn chim còn có một chi tiết thật cảm động, đó là chiếc khăn trắng ông buộc mãi trên đầu, tấm khăn thuỷ chung. “Trong đời ông già đó, trải qua trên nưả thế kỷ, vật lộn với rừng hoang, với kẻ thù, chưa ai ở Cào Lưới thấy ông khóc, kể cả lúc con trai chết trận hồi kháng chiến trước. Kể cả lúc con dâu bị Mỹ Nguỵ mổ bụng giưã vườn chim. Vậy nhưng có một lần ông khóc ghê gớm… khóc rống, vật vã suốt đêm trên sàn chòi”, Đó là lúc ông nghe Hồ Chủ tịch từ trần. Rồi ông xé khăn trắng buộc lên đầu, lập bàn thờ ở giưã sàn thờ Hồ Chủ tịch, “chịu tang cụ cho tới khi chết”. Có thể nói Ông Tư là hiện thân cuả lão nông Nam Bộ đánh giặc. Hình tượng ấy toát lên bao ý nghiã. Cách mạng là quần chúng và quần chúng chính là Cách mạng. Vẻ đẹp cuả con người VN ngời lên trong chiến tranh nhân dân : thuỷ chung, nhân ái, mưu trí, dũng cảm và chan hoà bao tình yêu thương.Anh Đức đã thể hiện một cách thật tự nhiên , bình dị nhưng sâu sắc tất cả những vẻ đẹp ấy.

Những trang miêu tả thiên nhiên, bầu trời, đồng nước Tháp Mưới đặc biệt hấp dẫn trong truyện “Xôn xao đồng nước”. Truyện có nội dung đơn giản. Tác giả kể lại một lần khi qua trạm giao lien do Chị Ba Tương Lai dẫn đường, kể lại việc chị Ba dụ địch, đánh máy bay địch trên đồng nước, bảo vệ được đoàn khách qua trạm. Truyện phản ánh và ca ngợi người nữ giao liên anh hùng, qua đó lý giải nguồn gốc sức mạnh chiến đấu và mưu trí đánh giặc cuả chị. Tình yêu với người chồng giao lien trước đây đã hy sinh trên đường dây này là sức mạnh cuả chị. Chị kế tục cái công việc hiểm nguy cuả chồng. Vậy mà chị thản nhiên chủ động lạ thường. Ở người phụ nữ này, sự táo bạo, dũng cảm và mưu trí làm nên chiến thắng. “Chị ta coi vạm vỡ , tướng đi xốc xaó, và có cái búi tóc rất to”, “giọng ồ ồ như giọng đàn ông”, ”khắt khe mà lại hách dịch nưã”. Khi đánh rơi máy bay trực thăng Mỹ, “người đàn bà trưởng trạm to lớn đó chống nạnh đôi tay lên mạn sườn , đăm đăm ngó mãi về cái đống đen lù lù ngút khói cuả chiếc trực thăng vưà rơi. Tôi nghi chỗ đó có thể là chỗ anh Ba chồng chị đã ngã xuống hồi tháng nắng”.

Nhân vật ấy, hoàn cảnh ấy hiện lên trên nền một thiên nhiên đồng nước trong vắt hiền hoà. “Giưã trời trưa không hé một tia nắng, đồng nước nhấp nhô những làn sóng nhỏ, mải miết như chảy về một bến bờ xa xăm nào. Trên cánh đồng nước đìu hiu ấy không có gì ngoài những chùm gáo thưa với những khóm điên điển trổ đầy những hoa vàng rực giống như sắc lông chim hoàng yến. bên trên, bầu trời âm âm một màu tro”. Ai đã từng lội đồng muà nuớc lụt ở Nam Bộ, hẳn sẽ nhận thấy Anh Đức tả đồng ruộng thật sống động. Cảnh trong veo như hiện ra ngay trước mắt ta :”bây giờ cỏ Tháp Mười bị mưa còn chưa đủ chết. Biển cỏ dầm mình trong làn nước nửa chua nửa ngọt bởi phèn xì lên và mưa trút xuống. Nước trên đồng nhờ có chất phèn nên trong veo có thể ngó thấy từng đàn cá chạy, từ con cá rô đen mun, tới con cá sặt anh ánh sắc tím. Trên mặt đồng nổi lềnh bềnh nhiều ốc bưu lát, con ốc nào cũng đóng rêu xanh rờn…Những bụi bông súng nở bông to như hoa quỳ và những cọng bông súng màu vàng rêu lả lay dưới làn nước bị khuấy động làm cho tôi cứ như ngửi thấy mùi mắm kho từ ven xóm ở bên kia phất tới”. Thiên nhiên ở đây yên tĩnh. Phong phú sắc màu, hoà với đời sống yên ấm cuả người nông dân. Thiên nhiên ấy cũng chính là tâm hồn VN, bản lĩnh VN.  Thiên nhiên đồng ruộng này cũng là được chiều sâu tâm hồn Chị Ba Tương lai. Tâm hồn ấy dịu êm , mát rượi khi hoàn thành nhiệm vụ đưa đòan khách qua trạm an toàn, khi đứng nhìn xác chiếc máy bay Mỹ cháy đen ở chính nơi chồng chị hy sinh. Nếu không có bối cảnh thiên nhiên này, thì tính cách, tâm hồn chị Ba Tương Lai sẽ nghèo nàn, thô thiển đi biết mấy.

“Mùa gió”Người chơi đại hồ cầm” nhân vật cuả Anh Đức không phải là người nông dân. Đó là cô giáo Út Diệu và nhạc sĩ chơi Contre bass, anh Hoài. Cả hai người đầu rất say mê công việc cuả mình, hết lòng phục vụ Cách mạng . Cả hai đều hoạt động trong môi trường chiến đấu hiểm nghèo, nhưng họ khát khao hiến dâng tuổi trẻ cho Cách mạng. Út Diệu khẳng định “Út không bao giờ đi khỏi đây đâu, em sẽ sống cùng sống, chết cùng chết với bà con, dạy cho mấy đưá nhỏ học”. Ở dưới tầm đạn bom cày xới từng ngày từng giờ huỷ diệt, út Diệu vẫn hồn nhiên dạy dỗ đàn em và cùng bà con đánh giặc. Tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu Cách mạng trở thành sức mạnh tinh khôi ở Diệu, và giờ đây có thêm tình yêu cuả Lân chắc chắc sức mạnh ấy sẽ tăng lên gấp bội.

Cũng vậy, anh Hoài, từ khi có được cây đàn Contre Bass, “cây đại hồ cầm này không phải sắm bằng tiền, mà sắm bằng tình, tình yêu người nghệ sĩ muốn có cây đàn để phục vụ CM”, thì anh đã đem hết tài sức mình , cống hiến không mệt mỏi .Anh bộc lộ hết tính cách nghệ sĩ. “ anh vui hơn trước nhiều, đôi mắt anh ánh lên niềm tự tin. Anh Hoài như mới được một sức gì bật dậy”

            Nhìn chung những truyện ngắn trong tập truyện Bức Thư Cà Mau tập trung phản ánh cuộc chiến đấu cuả nhân dân Nam Bộ trong nhiều hoàn cảnh: đánh máy bay Mỹ (Khói), đấu tranh giành lấy con người (Đứa Con, Con Chị Lộc), đấu tranh giữ đất, phá ấp chiến lược, giữ lòng thuỷ chung CM (Đất), đấu tranh bóc gỡ đồn bót lấn chiếm cuả kẻ địch (Câu Chuyện Tiếp Theo về Ông Tám Vườn Chim), cuộc chiến đấu cuả người giao liên (Xôn Xao Đồng Nước), đấu tranh để giữ lấy đời sống yên bình (Mùa Gió).. Trên nền cuả cuộc chiến ấy, quần chúng Cách mạng hiện lên như những con người rất đỗi bình thường, chân chất hồn nhiên và tràn đầy sức sống. Mỗi con người đều có những kỳ tích anh hùng, đều có những phẩm chất cao đẹp. Đó là lòng trung thành tuyệt đối với Cách mạng , sẵn sàng dâng hiến, sẵn sang xả thân cho Cách mạng (Ông Tám xẻo Đước, Chú thím Ba). Đó là ý chí bám đất, giữ đất giữ nước không rời (Ông Tư vườn Chim, Út Diệu…), đó là lòng yêu thương mênh mông, mãnh liệt cuộc sống, yêu con người. Tình yêu lưá đôi nảy sinh và phát triển trong chiến đấu, trở thành sức mạnh chiến đấu, dù phải cách xa (Quế-Hựu), dù thương tật (Lân-Út Diệu) dù có người hy sinh (Chị Ba Tương Lai), hoặc trọn vẹ đẹp đẽ ( Thắng và vợ trong Giấc Mơ cuả Ông Lão Vườn Chim)

Anh Đức tập trung khai thác và thể hiện nhiều vẻ đẹp cuả chủ nghiã anh hùng cách mạng, trên bối cảnh thiên nhiên ruộng vườn đẹp, trên nền hoành tráng cuả cuộc chiến đấu. Nhân vật hiện lên trong trẻo, hồn nhiên , đôn hậu, chất phác. Phẩm chất anh hùng hiện diện ngay trong đời thường, trong sự đôn hậu chất phác ấy. Nói như Diệp Minh Tuyền là có “một vầng ánh sáng lấp lánh quanh tác phẩm” cuả Anh Đức, và “thái độ tuyệt đối trung thành với Cách mạng là đặc điểm nổi bật cuả nhân vật Anh Đức”[[47]]. Nhưng phải nói thêm rằng phẩm chất anh hùng, sức mạnh và chiều sâu cuả chủ nghiã nhân đạo cộng sản chủ nghiã, ân nghiã, ân tình Cách mạng là những phẩm chất cuả nhân vật truyện ngắn trong Bức Thư Cà Mau. Ngoài ra, sức hấp dẫn cuả Bức Thư Cà Mau còn ở sự độc đáo và sâu sắc cuả chủ đề truyện, chẳng hạn những chủ đề cuả Đất, Con chị Lộc, Giấc mơ của ông lão vườn chim…Anh Đức cũng thể hiện tài năng trong miêu tả thiên nhiên (Xôn Xao Đồng Nước), tả tâm lý (Đưá Con) , tài dẫn truyện (Người Chơi Đại Hồ Cầm)…

Xu thế chung cuả Bức Thư Cà Mau là xu thế lý tưởng hoá, xu thế miêu tả cái đẹp CM, xu thế trữ tình CM, tác phẩm thấm đẫm tin yêu. Âm điệu chung là âm điệu ngợi ca, ngưỡng phục. Tác giả nhập thân với nhân vật, đồng cảm, trân trọng nâng niu những giá trị cuả cuộc sống.

  1. Miền sóng vỗ” : Một bước tìm tòi nghệ thuật mới cuả Anh Đức.

Những truyện ngắn trong tập Miền Sóng Vỗ đều viết sau 1975, trong hoàn cảnh mới và trong ý thức sáng tác mới cuả tác giả. Nếu trước 1975, nhiệm vụ, yêu cầu chính cuả người cầm bút là ”phản ánh một cách sinh động cuộc chiến đấu vô cùng anh dũng” cuả nhân dân Nam Bộ, thì nay đất nuớc đã được giải phóng, Bắc Nam thống nhất một nhà, nhiệm vụ cải tạo và xây dựng chủ nghiã xã hội là nhiệm vụ trung tâm. Trong sự nghiệp CM mới, văn học phải góp phần xây dựng con người mới, cuốc sống mới, quan hệ mới. Anh Đức nói cụ thể :”Nhiệm vụ cuả sáng tác văn học hiện nay, chính là phải góp sức vào công việc đó, góp sức làm cho tổ quốc có cuả, có luá, có vải, có năng lượng cũng như là ở trong thời chiến, văn học phải dốc sức cùng quân dân giành cho được độc lập tự do vậy”[[48]].

Đó là nhiệm vụ chung. Mỗi nhà văn thực hiện nhiệm vụ ấy theo sở trường cuả mình. Anh Đức thấy rằng :”cần phải viết về những con người mới và những con người đang cản phá sự đi lên cuả xã hội, cần phải viết về cái cao đẹpvà cả về tội ác”[[49]]. Viết về con người mới là một diện rất rộng, Anh Đức lưạ chọn phần hiện thực nào cuả con người mới ? “Gần đây tôi ý thức rằng đề tài con người mới cuộc sống mới đó là cái ở quanh mình, đó phải là cái cuả cuộc sống thường nhật, đó chính là cái cảnh đời có bộ mặt tốt xấu hoặc lừng khừng mà nhiệm vụ cuả mình là phải gieo vấn đề, đặt được tư tưởng cho nó để viết”[[50]]. Mục đích Anh Đức mong đạt tới là ”để  xây dựng và giáo dục phẩm cách sống hiện nay, người viết cần phải nhen nhóm tức thì lối sống mới, nhân cách mới, đạo lý mới, trật tự mới”[[51]].

           Miền Sóng Vỗ là sự lên tiếng cuả Anh Đức truớc những vấn đề cuả Con Người, về cách sống, về mối quan hệ, về đạo đức trong một xã hội đang ở những bước đầu thời kỳ quá độ vô cùng phức tạp. Anh Đức “gieo vấn đề, đặt tư tưởng” cho người đọc, để từ đó tác động làm thay đổi, làm thức tỉnh, dự báo, nhắc nhở, để xây dựng những nhân cách CM mới, những điển hình mới từ những con người lao động bình thường. Do vậy, trong Miền Sóng Vỗ, giá trị cuã tác phẩm không phải là giá trị phản ánh mà là giá trị “gieo vấn đề, đặt tư tưởng” sâu sắc đến độ nào, và những vấn đề, tư tưởng được gieo ấy quan trọng thế nào với cuộc sống, với tâm hồn người đọc ? Nghệ thuật gieo vấn đề, đặt tư tưởng có thuyêt phục hay không.

            “Người khách đến thăm vườn nhà tôi” là ai? Đó là ông Khắc, một “cán bộ lâu năm cuả Đảng” công tác tại Uỷ Ban Công Tác Nông Thôn cuả trung ương. Có con vào Nam chiến đấu và hy sinh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Trong điều kiện cuả ông, con ông có thể đi học ở Cộng Hoà Dân Chủ Đức, sẽ nắm chắc học vị Phó Tiến Sĩ trong tay. Thế nhưng không. ”..Trong nước đang có giặc…một chỗ cần cho con tôi hơn, đó là tiền tuyến. Là vì, chắc về lâu về dài tôi sẽ ân hận nhiều, nếu tôi có đưá con trai mà không dám giao nó cho Đảng, trong những năm kẻ thù đông tới trên một triệu tên…Tôi có tuổi Đảng gần ba mươi năm, do vậy mà tôi sẽ vô cùng áy náy nếu mỗi lần tôi đi công tác về các xã, ở ngoài Bắc cũng như trong Nam, thường gặp những người cha người mẹ nông dân có tới ba, năm hoặc sáu đưá con ra trận không trở lại”. Đó là tấm lòng cuả một người cha với con. Người cán bộ với Đảng, người cán bộ với dân. Đó là thái độ tự ý thức về nghiã vụ cuả chính mình, về sự hy sinh cần phải có với dân với Đảng. Cũng là sự phán xét lương tâm trước thực tại.. Quả vậy khi nghe tin con hy sinh, ông Khắc đã vô cùng đau đớn, nhưng ông “không ân hận, lương tâm rất yên ổn”.

Đối diện với người cha “giản dị và thầm lặng” ấy là một bà mẹ Cách mạng. “Nhà má nuôi cộng sản từ hồi Tây, từ kháng chiến đánh Tây tới giờ nhà má chưá bộ đội có chừng một trăm lần”Tấm lòng cưu mang cuả mẹ thật lao la và chu tất vô cùng.

Có những người bố, người mẹ Cách mạng như thế, những người con như Dũng đã lớn lên, trưởng thành, chiến đấu và hy sinh đẹp đẽ thế nào. Vấn đề Anh Đức đặt ra là gì ? Đó là sự hy sinh tất cả cho Cách mạng cho tổ quốc, là ý thức sống sao cho đúng với yêu cầu cuả Cách mạng, sống cho đúng với những người đã hy sinh.

Câu chuyện cuà Anh Đại Uý trong “Giòng sông trước mặt có nhiều nét kỳ thú lãng mạn. Trong chiến đấu, anh bị thương và được một Nữ Thanh Niên Xung Phong cứu thoát. Nhưng chính ngừời nữ Thanh Niên Xung Phong ấy lại bị nạn không biết sống chết thế nào. Rất tiếc anh lại không biết mặt cô ấy. Rồi cuộc sống chiến đấu lôi cuốn anh đi để rồi anh cứ “áy náy” khôn nguôi về người đã cứu mình, cứ mong tìm kiếm để gặp mặt. Thế nhưng, người làm ơn, cô Thanh Niên Xung Phong ấy đã không để lại dấu tích gì. Và thật bất ngờ, hai người nhận ra nhau khi cùng đi nhờ chung một chuyến xe bò trong đêm. Gặp lại nhau nhưng anh Đại Uý không thể biết mặt cô gái vì đêm tối bao trùm tất cả.

Nghe chuyện cuả anh Đại Uý, người đọc cứ cầu mong cho anh tìm được cô gái, và hẳn Anh Đức có dụng ý khi để anh Đại Uý không nhìn rõ mặt cô gái. Câu chuyện gieo vào lòng ta điều này : trong cuộc chiến đấu, có bao người đã làm ơn cho ta, đã vì ta mà nhận lấy hiểm nghèo, thiệt thòi. Những người ấy ta không thể biết rõ, bởi họ không bao giờ nhận về mình những gì đã làm cho người khác. Nhưng riêng ta, nếu ta không nhận biết họ, ta sẽ vô cùng “áy náy”. Lời chị Ba đánh xe bò chia vui với Anh Đại Uý cũng là lời tác giả nhắc nhở chúng ta: “Bỗng dưng  tầm ra được ân nhân, phải tính sao coi cho được đó nghen”. Chúng ta, người đang được thưà hưởng sự hy sinh cuả người đi trước, phải tính sao cho được với ân tình ân nghiã  ngày xưa?

Vấn đề Anh Đức đặt ra trong “Giấc mơ giữa buổi bình yên” không vui vẻ nhẹ nhàng như trong “Giòng Sông Trước Mặt”, mà cháy bỏng, quyết liệt và xoáy vào tim ta về lâu dài. Đó là sự xa dân, xa Đảng , xa những tháng ngày gian nan chiến đấu, quên đi những ân tình Cách mạng mà không thấy sợ. Đó là làm sao để lo cho dân, đáp ứng những yêu cầu rất đỗi bình thường cuả dân. Ngôi trường còn thiếu thầy,bệnh xá còn thiếu y tá, cô đỡ, và nhiều thứ khác.

Anh Đức đã “gieo vấn đề” với một đồng chí lạnh đạo cấp Tỉnh Uỷ Viên là Cô Tư, và triển khai vấn đề trong một cấu trúc tương phản nhiều chiều. Tương phản giưã những tháng ngày bình yên và những năm tháng quá khứ đầy lo âu, đầy máu và nước mắt ; tương phản giưã đời sống sung túc cuả một tỉnh ủy viên (đi làm có xe con, ngủ giường nệm, nhà ở khang trang thoáng mát, bưã ăn cuối tuần thế nào cũng có món tươi khác ngày thường như lươn um dưà hay tôm  chiên lăn bột…) với đời sống cuả người dân thường còn quá nhiều thiếu thốn cơ cực ; tương phản trong nhận thức về khát vọng cuả quần chúng, tưởng rằng quần chúng đòi hỏi những điều cao xa, nhưng thực tế lại quá đỗi bình thường; tương phản giưã ý thức đạo đức rằng người cán bộ cuả Đảng cứ làm việc, cứ công tác, cứ hội họp và được đánh giá:”ưu điểm là nổi bật và căn bản còn khuyết điểm không có gì nghiêm trọng”, “thế là” “yên tâm”,  với ý thức đạo đức khác là sự thất hưá tự nguyện: “…mình đã thất hưá bởi một cam kết trọng hệ, cái cam kết thực ra không có luật pháp nào ràng buộc, chỉ có tình yêu thương trong buổi gian truân, chỉ có máu chảy nơi chốn ruộng đồng bưng trấp cất lên thành tiếng nói dập dồn dội mãi vào giưã tâm tôi. Rõ ràng tôi đã cách xa một quãng, đã quên đi một chặng, nên từ đó không thấy sự thôi thúc cuả những ước vọng tưởng chừng như nhỏ bé nhưng thật ra rất đỗi lớn lao kia”.

Trên tất cả những tương phản ấy, cuộc đời chiến đấu và hy sinh đầy máu và nước mắt cuả vợ chồng anh chị Năm Luá, những tháng ngày gian nan hiểm nguy cuả quá khứ, là cái nền đỏ rực làm cháy lên những vấn đề , làm “bứt rứt xốn xang” lương tâm tất cả chúng ta, những người đang sống trong bình yên, những người đã quên những ân tình ân nghiã Cách mạng.

Anh Đức đã không chỉ đặt ra vấn đề đạo đức lương tâm CM, mà đặt ra vấn đề “tưởng chừng như nhỏ bé nhưng thật ra rất đỗi lớn lao”, đó là vấn đề vưà cấp thiết, vưà lâu dài cuả CM xã Hội chủ Nghiã. Đó là: làm sao cho nhân dân được no ấm, hạnh phúc, sao cho cuộc sống cuả họ xứng đáng với bao xương máu đã hy sinh.

Truyện “Người về hưu”“Tiếng nói” có thể có chung một chủ đề là vấn đề nhân cách sống cuả người cộng sản. Người cộng sản dù đã về hưu, được quyền nghỉ ngơi, nhưng trong điều kiện hiện tại đất nước còn khó khăn, họ vẫn tự giác làm việc, cống hiến chút sức lực cuối cùng cho Cách mạng, cho cuộc sống xung quanh, đúng như lời đề từ cuả truyện mà Anh Đức trích trong vở kịch Cô Thánh Giannơ Ở Lò sát Sinh cuả Bertolt Brecht: “làm sao để khi giã từ thế giới, ta không chỉ nằm xuống như một người lương thiện, mà điều quan trọng là ta có thể giã từ một thế giới lương thiện hơn”. Ông Sáu, một thượng tá về hưu, có một cuộc đời chiến đấu từ những ngày “nóp với giáo mang trên vai” cho tới chuyến vượt Trường Sơn trở về dự vào cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng ác liệt. Ông có hai đứa con đi bộ đội đều hy sinh, vợ là một cô giáo đầy dũng cảm và thuỷ chung. Ông về sống giữa khu xóm như một người bình thường, nhưng tâm hồn ông không bình thường chút nào. Ông luôn “cắng đắng” về những sự việc xảy ra chưa tốt xung quanh ông. Ông suy nghĩ và quan niệm giản dị rằng hễ chỗ nào có những người cộng sản thì con người và cuộc sống ở tại chỗ đó phải khấm khá hơn. Ông muốn sự khá hơn tốt hơn đó phải cụ thể chớ không trừu tượng, bởi trừu tượng chung chung, theo ông nghĩ là chưa có gì. “thế rồi ông lao vào hành động, thúc giục mọi người hành động, tưạ hồ ông xốc mọi người dậy”, thế nên “thật vất vả cũng như thật may mắn cho cái phường nào có những ông già về hưu như ông”. Cuối đời, ông đã làm thêm được một việc tốt lành cho xã hội. Hẳn ông rất thanh thản để lại cái vốn liếng đời ông cho thế hệ sau.

Trong truyện này, Anh Đức cũng đề cập đến một số vấn đề xã hội cụ thể, đó là vấn đề trẻ em cù bơ cù bất,trộm cắp, ngủ bờ, ngủ bụi không được ai chăm sóc. Tất nhiên việc giải quyết vấn đề này trong thực tiễn không đơn giản và thuận lợi như ông Sáu đã làm.

Ông già về hưu, bố cuả Tư Lợi (một bí thư Đảng uỷ quận) trong truyện “Tiếng nói” đã lên tiếng không dễ nghe, không dễ chịu như ông Sáu. Người cán bộ phải sống thế nào? Phải hành xử thế nào ? –“Bây giờ được Đảng giao trọng trách, làm một việc gì dù là lớn nhỏ cũng không được mù mờ.Anh em cô bác người ta ngó vào thấy mình hơi loạng quạng một chút thôi cũng đủ để người ta bớt tin”, “ chỗ đứng và mắt nhìn vẫn cứ phải tỏ rõ như xưa, cung cách sống phải trong sạch”, “… nghĩ gì, làm gì cũng phải hướng tới ngày càng làm có lợi cho người lao động. Hễ cái gì đem lại lợi ích cho các thành phần lao động cơ bản cũng như trí óc thì các anh làm tới, đừng trù trừ. Ví dụ manh quần tấm áo cuả họ, bưã cơm cuả họ. Còn hễ cái gì có chiều hướng làm căng túi tiền cho tụi con buôn, tụi không làm mà hưởng…thì các anh cứ triệt bỏ đừng nương tay”. Ông cụ đã phê đến nơi đến chốn việc anh Tư Lợi dùng xe con chở con đi học, việc nhận quà biếu xén, việc để cho Năm tại đem cái xe Spring hoá giá đến nhà để “lót sẵn ván cầu”. Tiếng nói cuả ông có sức thuyết phục khi Anh Đức tạo ra sự tương phản giưã cuộc sống cuả Tư Lợi và cuả bố: “hình ảnh một ông già cưỡi trên một cái xe đạp đã cũ, đầu đội chiếc nón cối cũng rất cũ kỹ chạy chậm chậm trên nẻo đường từ An Phú về thành phố, đàng sau có đèo một trái mít.”

Rõ ràng là ông già về hưu này chưa hề nghỉ hưu chút nào, ông vẫn tác động quyết liệt vào những vấn đề nóng bỏng cuả hiện thực : vấn đề nhân cách cuả người cán bộ, vấn đề hưởng thụ cá nhân cuả người cán bộ trong tương quan với nhân dân. Tệ nạn hối lộ, lo lót và sự sa ngã trước sự cám dỗ cuả vật chất. Vấn đề làm mất lòng tin cuả nhân dân.

Miền sóng vỗ” là câu chuyện tình yêu duy nhất trong trong cả tập Miền Sóng Vỗ. Tình yêu ở đây không còn trẻ trung như trong Bức Thư Cà Mau.  Đó là tình yêu nảy nở trong quá khứ chiến đấu, nhưng được nhìn ở ý thức mới trong hoàn cảnh mới, tình yêu cuả hai Chi và Sáu Hạnh. Hai Chi là cựu chỉ huy tiểu đoàn pháo, người đã trực tiếp dẫn dắt Sáu Hạnh. Hai Chi giờ là thương binh, có nguy cơ hỏng cả hai mắt. Còn Sáu Hạnh giờ là một Phó Bí Thư Huyện Uỷ, người đã yêu Hai Chi bằng trái tim và lý trí cuả một người cộng sản, người “biết nhìn lẽ sống ở đạo thuỷ chung, là một cái đức cốt lõi cuả người cộng sản” Hai Chi quyết từ chối tình yêu cuả Sáu Hạnh vì nghĩ mình tàn phế, chỉ làm khổ, làm cản bước công tác và thêm gánh nặng cho Sáu Hạnh. Còn Sáu Hạnh cũng quyết liệt không kém để giữ cho được tình yêu cuả Hai Chi, vì đó là tình yêu từ trong máu lưả, là chính cuộc đời cuả Sáu Hạnh, là phẩm chất cao đẹp cuả Sáu Hạnh. Cả hai đều nói những điều thuyết phục, cùng lý tưởng, cùng vì hạnh phúc cuả nhau. Tình yêu, hạnh phúc cuả cá nhân còn là tình nghiã Cách mạng, đạo lý Cách mạng , lý tưởng Cách mạng. Sáu Hạnh đã thuyết phục được Hai Chi.

            “Cái bàn còn bỏ trốnglà một truyện mà Huỳnh Như Phương cho là “trội nhất… đây là một truyện ngắn khá cô đọng và có sức chuyên chở những tình ý vốn rộng hơn câu chuyện vốn có”[[52]].

Phùng Quỳ Nhâm cũng khen truyện này: “truyện viết nhẹ nhàng mà sâu sắc”, “câu chuyện vượt ra ngoài phạm vi một con người, mang tầm khái quát, ý nghiã triết lý sâu”[[53]].

Những người lao động âm thầm, giản dị. Họ làm ra cuộc sống nhưng lại nhận chịu những thiệt thòi, sống không tên tuổi như chị Ninh trong truyện, là số đông. Văn học ít viết về họ, khó viết về họ, vì họ không có những kỳ tích, không có những hoàn cảnh, tình huống đặc biệt, cũng không có những tính cách cá biệt. Cuộc đời họ bình dị. Nhưng chính họ là số đông, là nền tảng cuộc sống, là chuẩn mực các giá trị. Thành công cuả Anh Đức  là ở những suy tư về giá trị thật cuả đời người, về cách nhìn nhận những con người bình thường lặng lẽ. Chúng ta cần có thái độ chu tất, khiêm tốn biết ơn với những người như chị Ninh, bởi vì chị là người phục vụ âm thầm , và khi vắng chị, khó có thể thay thế . “Chỗ cái bàn cũ kỹ còn bỏ trống kia, không ắt gì kiếm ra một người ngồi vô đó mà được như chị. Trong khi chính tại ngôi nhà này có bao nhiêu chỗ ngồi đều có thể thay đổi không mấy khó khăn” . Vâng, mỗi người trong cuộc sống phải là những nhân cách đẹp, những giá trị tốt không thể thay thế. Đạt được điều ấy hẳn không dễ dàng.

Quả thực có một bước phát triển mới trong sáng tạo nghệ thuật cuả Anh Đức trong Miền Sống Vỗ. Trước hết là ý thức “gieo vấn đề, đặt tư tưởng”. Ý thức sáng tác này chi phối khắt khe cách dựng truyện, cách thể hiện nhân vật, chủ đề và sự can dự cuả tác giả vào truyện. Nếu trong Bức Thư Cà Mau là ý thức phản ánh, ngợi ca, thì trong Miền Sóng Vỗ là ‘lên tiếng nói”, “đặt vấn đề”. Anh Đức trực tiếp can dự vào tác phẩm và đặt vấn đề trực tiếp với người đọc, tập trung vào nhân cách sống cuả người cán bộ, người cộng sản. Tất cả các nhân vật chính đa số là các bộ CM, có tuổi Đảng lâu năm, đã kinh qua gian khổ chiến đấu và hy sinh, hiện tại đang nắm những chức vụ nhất định : từ chủ tịch phường, bí thư  Đảng Uỷ quận, phó bí thư huyện, tỉnh uỷ viên, cán bộ Ban Công Tác Nông Thôn trung ương…Sự chọn lưạ nhân vật ấy khác hẳn nhân vật quần chúng trong Bức Thư Cà Mau. Anh Đức làm sáng lên nhân cách người cộng sản, lẽ sống phục vụ nhân dân, dâng hiến cuộc sống cho Cách mạng, sống có nghiã tình Cách mạng. Các nhân vật ấy đang phải trải qua những thử thách cuả giai đoạn Cách mạng mới , dễ xa dân, dễ sa vào lối sống hưởng thụ, quên mất lý tưởng cuả Đảng

Anh Đức đã dựng lại quá khứ kháng chiến như là nền tảng mọi giá trị làm ánh sáng soi đường, để nhắc nhở,  cảnh tỉnh nhân vật cuả mình, dẫn họ thoát ra khỏi sự “mù mờ”, “quờ quạng”, nhận rõ đúng sai, tốt xấu. Anh Đức đã đặt vấn đề thẳng thắn với các cấp lãnh đạo, tiếng nói cuả ông là tiếng nói yêu thương, cuả nghiã tình Cách mạng. Chúng ta không thể đòi hỏi nhà văn phải đưa ra giải pháp giải quyết cho được những vấn đề đặt ra. Ăng ghen trong thư gửi Cauxki ngày 26.11.1885 có nêu ý này: “Nhà văn không bắt buộc phải đưa ra trước người đọc sẵn sàng đâu đấy giải pháp lịch sử tương lai về các xung đột xã hội mà nhà văn miêu tả “[[54]]. Điều đáng quý là Anh Đức đã đặt ra những vấn đề căn cốt cuả cuộc sống, chỉ ra cái hướng ánh sáng cuả vấn đề, khẳng định con đường đúng. Hướng về  mặt tích cực. Nguyễn Minh Châu nhận xét về những sáng tác trước kia: “bao trùm lên tất cả các tác phẩm là ít thấy cái phần ký thác cuả người viết, đó chính là tư tưởng, là linh hồn cuả tác phẩm văn học, là cái cầu nối liền giưã người đọc và người viết. Với một vài lý do như thế, cái phần hiện thực tức là cái gốc cuả tác phẩm văn học trở nên nhẹ bỗng đi”[[55]].Trong Miền Sóng Vỗ, tiếng nói ký thác cuả Anh Đức thật sâu đậm, tư tưởng đạt đến độ sâu nhất định, hiện thực trở nên đỏ rực, tất cả như thiêu đốt tâm can người đọc.

Ngôn ngữ chính cuả Miền Sóng Vỗ là ngôn ngữ suy tưởng chính luận, khác hẳng kiểu ngôn ngữ chất liệu, mộc mạc trong Bức Thư Cà Mau. Lối dựng truyện chính cuả Miền Sóng Vỗ là, tác giả là người nghe, gợi chuyện, đối thoại với nhân vật, để nhân vật kể lại. Nhiều truyện chỉ là một cuộc đối thoại ( Tiếng Nói ; Cuộc Trở Về cuả Một Con Người ). Do ngôn ngữ chính luận, do mục đích “gieo vấn đề, đặt tư tưởng”, do cách viết  tác giả trực lên tiếng trong tác phẩm nên những truyện trong Miền Sóng Vỗ trầm hẳn xuống, mất đi chất tươi nguyên cuả cuộc sống hiện thực, làm giảm đi mỹ cảm nghệ thuật so với Bức Thư Cà Mau.

4.Những  điểm chung truyện ngắn Anh Đức trong  Bức Thư Cà Mau và Miền Sóng Vỗ.

Nhân vật chính truyện ngắn Anh Đức là quần chúng Cách mạng, là cán bộ Cách mạng. Cốt lõi cuả tính cách là lẽ sống dâng hiến tất cả cho Cách mạng, phẩm chất chính là chủ nghiã anh hùng Cách mạng, ân tình ân nghiã thuỷ chung. Kiểu nhân vật lý tưởng, nhiều nhân vật đạt đến tính điển hình.

Truyện ngắn Anh Đức có nhiều chủ đề độc đáo, nhất là trong tập Bức Thư Cà Mau. Giá trị cuả tác phẩm xuất phát từ chiều sâu chủ đề,  tư tưởng. Đó là sự kết hợp giữa chủ nghiã anh hùng Cách mạng chủ nghiã nhân đạo cộng sản chủ nghiã qua sự trải nghiệm cuả chính tác giả, với cốt cách người Nam Bộ.

Anh Đức có một số kiểu cấu trúc tác phẩm riêng theo kiểu Anh Đức. Cách thứ nhất là tái hiện cuộc sống như nó đang xảy ra (Người Đào Hát, Đưá Con, Con Chị Lộc,Giòng Sông Trước Mặt, Người Về Hưu, Miền Sóng Vỗ), tác giả tường thuật khách quan. Cách thứ hai là kể chuyện trong truyện (Đất, Con Cá song, Giấc Mơ Giữa Bình Yên ). Trong kiểu cấu trúc này thường có hai câu truyện. Một do tác giả kể, một do nhân vật kể. Người kể thường bày tỏ cảm tưởng khi nghe truyện nhân vật kể. Kiểu cấu trúc thứ ba là kiểu truyện không có cốt truyện, mà thực ra chỉ là một cảnh đối thoại (Tiếng Nói, Cuộc Trở Về Của Một Con Người) hoặc hai cảnh đối thoại (Muà Gió).

Anh Đức thường kết truyện bằng một đoạn “cảm tưởng” cuả người kể về câu chuyện (tôi gọi lá đoạn “dư âm”). Đó là những đọan kết hợp cảm xúc và suy tưởng, vưà tô đậm hình ảnh, sắc màu, âm thanh cuả hiện thực, vưà khắc sâu chủ đề, vưà làm toả sáng hơn nhân vật, tạo nên sắc thái lãng mạn trữ tình cuả truyện.

Đáng kể nhất là đoạn cuối cuả Đất, Khói, Xôn Xao Đồng Nước, Người Khách Đến Thăm Vườn Nhà Tôi, Giòng Sông Trước Mặt, Giấc Mơ Giưã Bình yên, Miền Sóng Vỗ, Tiếng Nói. Đây là một thủ pháp kiểu Anh Đức. Nó có tác dụng kích thích, làm tăng lên và lộ ra những cảm xúc thẩm mỹ còn tiềm ẩn trong lòng người đọc, tạo nên thính chân thực cho tác phẩm , qua đó tạo lòng tin nơi người đọc. Dư âm cuả truyện đọng lại rất lâu.

            Nhân vật TÔI trong truyện ngắn Anh Đức, người kể chuyện, thường là chính tác giả. Ở một số truyện, Anh Đức còn nêu rõ tên mình, nghề nghiệp (Người Chơi Đại Hồ Cầm). Tác giả Anh Đức trở thành một nhân vật trong truyện, tạo nên nét riêng thi pháp kiểu Anh Đức. Anh Đức đưa chất liệu thực cuộc đời mình vào là để chuẩn bị cho sự xuất hiện cuả nhân vật chính. Chẳng hạn, tác giả đi xe lửa, gặp gỡ, nói chuyện, mời uống cà phê người bên cạnh, để rồi người ấy trở thành nhân vật chính (Cuộc Trở Về Cuả Một Con Người). Thường phần đầu truyện là câu chuyện cuả tác giả, tác giả gặp gỡ nhân vật rồi gợi ý cho nhân vật kể tiếp.

Sự xuất hiện của nhân vật TÔI có mâu thuẫn gì với nguyên tắc sáng tạo cuả Anh Đức không ? Anh Đức chủ trương ém mình đi nhưng lại xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, kể chuyện , bình luận bày tỏ cảm tưởng. Điều này tạo nên hiệu quả gì ? Chất nghệ thuật đặc biệt cuả nhân vật TÔI là tạo lòng tin cho người đọc. Nhân vật Tôi là một nhân chứng trực tiếp bảo đảm câu chuyện được kể là chuyện thật trong cuộc sống.Từ lòng tin này, người đọc bỏ qua những hư cấu nghệ thuật. Để thực hiện điều này, Anh Đức miêu tả thật tỉ mỉ quang cảnh hiện trường, không bỏ sót một chi tiết nào có liên quan đến câu truyện, và bí mật gài trước một số tình tiết, để rồi tưởng như tư nhiên, ngẫu nhiên truyện thực là vậy. Đọc phần đầu truyện Đất, Con Cá Song, Xôn Xao Đồng Nước ta thấy rõ dụng ý này.

Sự xuất hiện cuả nhân vật Tôi cũng là cách Anh Đức đẩy nhân vật chính lên. Khi nhân vật chính xuất hiện, nhân vật Tôi tự náu mình vào độc giả để nghe nhân vật chính kể chuyện, gợi chuyện, rồi bày tỏ cảm xúc, phẩm bình về câu chuyện, đẩy câu chuyện đi đến phần kết. Sự dẫn truyện cuả nhân vật Tôi tự nhiên, khéo léo, không lộ ra dụng ý cuả tác giả. Nhân vật tôi lúc này như ngòi nổ ngầm, khi nhân vật chính tạm lắng đi thì nhân vật tôi làm nổ ra những đợt chấn động cảm xúc thẩm mỹ. Những chấn động ấy lây lan làm bùng nổ cảm xúc nơi người đọc. Ở một số truyện, nhân vật Tôi đặc biệt thành công. Tuy nhiên ở một số truyện khác, ngỏi bút Anh Đức để nhân vật Tôi dềnh dàng kể lể dài dòng những chuyện không cần thiết. Chất nghệ thuật giảm hẳn (Người Khách Đến Thăm Vườn Nhà Tôi)

Trong “thi pháp” Anh Đức, người đọc tìm thấy đôi điều rất thú vị .. Chẳng hạn, ở truyện nào Anh Đức cũng miêu tả những khoảng lặng và miêu tả nhân vật khóc. Phút yêu lặng sâu lắng giữa các nhân vật và giữa người đọc –phút yên lặng nghệ thuật.Nhân vật cuả Anh Đức lúc gặp nhau, nghe chuyện, xúc động đều khóc. Út Diệu khóc lúc nói chuyện với Lân, người cháu khóc lúc chia tay với Thắng (Giấc Mơ cuả Ông Lão Vườn Chim), những người lính ngụy hoàn lương rưng rưng nước mắt. Quế khóc trước Hựu. Ông Khắc và Tôi nghe câu chuyện về Dũng cũng khóc. Cô Tư, tỉnh ủy viên, khi nhận ra Thắm đã khóc “nước mắt chảy ướt đầm hai má”. Thằng Côn, con Hà, bà Sáu đều khóc lúc gặp nhau. Sáu Hạnh khóc giận Hai Chi khi Hai Chi từ chối tình yêu. Chi Ninh thì “rân rấn nước mắt”,”giọng nòi của chị nghe như có tiếng khóc”, và nghe tin chị từ trần, cả cô thư ký đánh máy mắt cũng rưng rưng.Anh Đức có dụng ý gì trong thủ pháp miêu tả nảy và hiệu quả nghệ thuật là gì ? Có điều chắc rằng đó không phải là nước mắt bi lụy mà là nước mắt bi hùng. Nó diễn đạt được cảm xúc mãnh liệt cuả nhân vật trước những biến cố cuả cuộc sống, nó làm cho nhân vật của Anh Đức trở nên mềm mại dịu dàng hơn, và tạo ra xúc động cho người đọc (tiếng khóc dễ làm ta mủi lòng). Phải chăng đó cũng là một nét cá tính sáng tạo cuả Anh Đức?

            Văn Anh Đức mộc mạc, chân chất, tự nhiên, đôn hậu, điều này do đâu? Trước hết là sự chân thật do hiệu quả thẩm mỹ cuả nhân vật Tôi (đã phân tích ở trên). Thứ hai, Anh Đức đặc biệt khai thác mặt tình cảm yêu thương cuả nhân vật, và muốn truyền cho được tình cảm yêu thương đó đến với người đọc. Anh Đức ít miêu tả lòng căm thù hoặc gợi lên lòng căm thù, và nếu có miêu tả căm thù thì cũng là để tôn vinh lòng yêu thương(thí dụ truyện Con Chị Lộc). Thế nên ít có nhân vật kẻ địch tàn bạo trong truyện Anh Đức. Những người lính nguỵ, kẻ thù, trong truyện ngắn Anh Đức không ác họ được miêu tả bằng cái nhìn nhân ái, và trong họ vẫn còn chất nhân ái. Khi gặp ánh sáng CM, thì lòng nhân ái cuả họ dẫn họ về với Cách mạng (lính Tư trong Đưá Con, người lính tù không nỡ đánh chị Lộc, những người lính ngụy trong Câu Chguyện Tiếp Theo Về Ông Tư Vườn Chim,người sĩ quan nguy trong Cuộc Trở về Cuả Một Con Người).

Anh Đức cũng đặc biệt miêu tả kỹ lưỡng những hành động, nghiã cử nhân vật chăm sóc người khác. Chẳng hạn, khi thằng Trung ngủ, thím Ba đã nắm bắp tay rắn chắc cuả con thế nào, chú Ba dặn dò nó chu tất ra sao (Đưá Con), hoặc đòn bánh tét còn ấm nóng và gói trà còn dấu dưới chiếc xuồng cuả ông Tám Xẻo Đước (Đất), hoặc những người bạn tù cởi áo lót dọn chỗ cho chị Tư Lộc (Con Chị Lộc), vợ chồng Năm Luá đã lo lắng thu xếp chỗ ăn chỗ ở, làm việc cho cô Tư tươm tất (Giấc Mơ Giữa Bình yên ); hoặc bà mẹ tác giả đã lo toan chuẩn bị cho bộ đội ăn tết. Đặc biệt là những chi tiết nhỏ nhặt chị Ninh chăm sóc các nhà văn ở trụ sở Hội Nhà Văn. Bản thân nhân vật Tôi cũng thường “để ý” những chi tiết cuả nhân vật khác. Chẳng hạn :” trong tâm trí tôi còn lưu lại cho tới hôm nay, bộ quần áo chị Ninh mặc trên người hầu như chỉ là quần đen áo trắng”.

Và trên hết, chất thẩm mỹ cuả ngòi bút Anh Đức bắt nguồn từ chính phẩm chất riêng, cá tính riêng và “cái tạng” riêng cuả con người nhà văn Anh Đức. Anh Đức là nhà văn yêu thương con người. Đó là một tâm hồn giàu cảm xúc cuả con người Nam Bộ, kết hợp với lương tri tỉnh táo cuả một nhà văn và chủ nghiã nhân đạo cộng sản chủ nghiã trong ý thức về con người. Nhân vật cuả Anh Đức và chính tác giả, luôn tự vấn lương tâm về những điều mình đã làm, nếu không đem đến tình yêu thương cho người khác, và sẵn sàng nhận chịu thiệt thòi vì người khác. Tâm hồn và phẩm chất nhân vật luôn ánh lên vẻ đẹp cuả lý tưởng. Chẳng hạn , chỉ vì câu chuyện mượn bàn ghế dùng riêng, làm cho chị Ninh phải đi đòi, đã làm nhân vật Tôi ân hận mãi :”Tôi thấy quả xấu hổ, mãi tới giờ nhớ tới cũng còn ân hận, vì đã làm chị Ninh phải cực nhọc vất vả suốt buổi chiều ấy”. Hoặc lúc qua trạm giao liên, vì mình mà chị Ba Tương Lai bị máy bay trực thăng Mỹ bắt, lòng tác giả như vò xé :”Thôi thế là hết ! Chị Ba coi như đã bị chúng bắt đi rồi. Tai tôi tự nhiên váng ù lên và tiếng chong chóng trực thăng bành bạch quay nhanh kia như đập túi bụi vào giữa tim tôi, lòng tôi như bị vò xé hơn lên”(Xôn Xao Đồng Nước). Không có trái tim giàu xúc động và  yêu thương trân trọng con người như vậy, không có ánh sáng lý tưởng và chiều sâu tâm hồn cuả chủ nghiã nhân đạo cộng sản chủ nghiã thì không thể có những câu chuyện, những trang văn, chân chất, hồn hậu, trữ tình  trong sáng và lãng mạn kiểu Anh Đức

Có thể nói, truyện ngắn Anh Đức khá độc đáo và có phong vị riêng, ở cả đề tài, chủ để, nhân vật, kết cấu ngôn ngữ và phong cách. Nhiều truyện có khả năng tồn tại bền vững và trở thành truyện ngắn đặc sắc hiện đại. Truyện ngắn Anh Đức thể hiện khá rõ ý thức sáng tạo, cá tính sáng tạo, ý thức về sứ mệnh nhà văn, và tài năng nghệ thuật cuả Anh Đức. Có một thời nhà văn đã đồng hành với dân tộc, cùng sống, chiến đấu với nhân dân. Trái tim cùng đập một nhịp với trái tim quần chúng, lý tưởng CM là ánh sang soi đường, nhờ đó tài năng cá nhân được phát huy cao độ, tác phẩm văn chương trở thành tiếng nói cuả thời đại, thật hào hùng nhưng không ít bi thương. Anh Đức là nhà văn cuả yêu thương, cuả lý tưởng nhân đạo cộng sản chủ nghiã cao đẹp.

***

BÚT KÝ ANH ĐỨC

1.Anh Đức viết bút ký để ghi lại trực tiếp những cảm nghĩ cuả mình về hiện thực, mà những cảm nghĩ ấy khó thể hiện trong truyện ngắn hoặc tiểu thuyết. Bút ký trong tập Bức Thư Cà Mau được viết dưới dạng những lá thư gửi Nguyễn Tuân, nhờ thế Anh Đức có thể đối thoại chia sẻ tâm tình với người đọc. Những bút ký ấy trực tiếp phản ánh cuộc chiến đấu cuả nhân dân Nam Bộ. Anh Đức nói rõ mục đích này: “…hẵng cứ gửi cho nhau những thư tín ký sự nói về các nơi chốn ta đặt chân đến, kể chuyện bà con ta ở đó sinh sống và chiến đấu ra sao. Tưởng làm được như vậy cũng đủ làm ta khoan khoái mà tự nhủ rằng dẫu thằng Mỹ có ra sức ngăn cắt […] , ta cũng cứ ung dung trò  truyện như thường”. Những trang bút ký được Anh Đức viết trong tâm trạng hồ hởi phấn khởi, giữa tiếng súng chiến thắng giòn giã cuả quân dân hai miền. Anh Đức tâm sự: “nghe tin các anh đang đổ về hoả tuyến, chúng tôi rất phấn khởi, thật không thể không có sáng tác trong khi trên hoả tuyến cuả cả hai miền Nam, Bắc chúng ta đang nổ vang thì nhịp súng chiến thắng đang hắt lên vòm trời tổ quốc ta ánh hào quang chói lọi cuả chủ nghiã anh hùng CM “[[56]].

Như vậy Anh Đức đã viết bút ký dưới sự thôi thúc cuả cả hai yêu cầu, yêu cầu phản ánh cuộc chiến đấu- như là nhiệm vụ trung tâm cuả nhà văn- và sự thôi thúc cuả trái tim rạo rực cuả một người đang chiến đấu trực tiếp bằng ngòi bút, cùng với nhân dân đánh Mỹ. Anh Đức đang ở trong hào quang cuả chủ nghiã anh hùng CM, ở giưã các em, các mẹ, các chị , các cô bác đang nhất tề xông lên, đâu đâu cũng rộn rã tiếng cười, đâu đâu cũng dòn vang tiếng súng thắng lợi cả về quân sự lẫn chính trị…Anh Đức nhận xét: “Chuyện chiến đấu có nhiều cái vui lắm”, “cuộc chiến đấu ở mũi đất xa xôi này được cái nó trẻ trung, nó tươi đầy, với giặc thì căm thù xốc tới, với ta thì yêu thương trìu mến”, “con rạch, vầng lá hình như cũng nhuộm thắm thêm cái màu lãng mạn cuả cuộc chiến đấu”(sđd). Không khí ấy thể hiện rõ nhất trong bút ký NHỮNG CHUYỆN CHUNG QUANH MỘT TRẬN CÀN HÌNH MÓNG NGƯẠ.

Tuy vậy, trong tất cả các bút ký, xu hướng chính cuả ngòi bút Anh Đức là miêu tả chiến thắng, miêu tả con người miền Nam chiến thắng, nhất là hình ảnh tuyệt đẹp cuả con người miền Nam ra trận, tươi nguyên và tràn trề sức xuân, vưà ca hát vưà nổ súng xông tới, với sức mạnh không gì cản nổi. Điều đặc sắc khác nữa là, cứ theo dõi thứ tự từng lá thư bút ký ta thấy rõ cuộc chiến đấu cuả nhân dân miền Nam ngày càng sáng ra, càng tiến lên phiá trước, càng hồ hởi , tin tưởng. Anh Đức suy gẫm: “mình càng đánh dai thằng Mỹ càng chết”, “thiệt khốn nạn cho thằng Mỹ, đã sợ chết mà còn dám đến đây”.

Đây là hình ảnh các mẹ, các chị trong đấu tranh :”các mẹ, các chị, các cô bơi xuồng ào ào ra Cà Mau […] khí thế chính trị cuả ta là ở cái mái chèo vỗ sóng vỗ nước, ở rừng xuồng ghe lao tới như tên bắn, ở sự ung dung cuả các bà mẹ ngồi trên xuồng đi đầu tranh vẫn điềm nhiên ngoáy trầu ăn, và các cô gái vừa bơi vưà sửa lại khăn đội đầu cho ngay ngắn”[[57]].

Hình ảnh anh du kích trong trận càn Gianxơn Xity làm cho giặc Mỹ vô cùng khiếp sợ. “chúng khiếp sợ vì du kích bám đánh chúng không dứt ra được, du kích cứ như là cây rừng khiến chúng bàng hoàng kinh ngạc là tại sao chúng cho máy bay B52 giập nhiều bom đến thế mà du kích vẫn còn nguyên hết cả”[[58]

Một hình ảnh khác làm nức lòng người đọc là “dũng sĩ diệt cơ giới Mỹ mọc lên trong rừng Tây Ninh như nấm. Có anh mới giáp mặt lần đầu với xe tăng nhưng một mình đã bắn tan hai chiếc trong vòng năm phút, bản thân anh cũng không dè hoả lực chống tăng cuả mình hiệu quả đến dường vậy. anh vui sướng quá nhảy la vang cả rừng” (Những Chuyện…,sđd).

Ở thành phố, chuyện cô T, “tự tay mình đánh diệt ngót trăm tên Mỹ thuộc phái bộ M.AAG cũng thật táo bạo, mưu trí. Tiêu biểu cho vô số những nữ hiệp sĩ cuả thời CM, đánh giặc bằng mìn plastic vang động và lúc cần thì trổ cả quyền thuật ra”[[59]].

Anh Đức đã dành riêng một truyện ký ghi lại lời kể cuả anh Nổi. Đây là bài bút ký miêu tả cận cảnh một cuộc trực chiến. Có lẽ không ở một tác phẩm nào khác, ngòi bút miêu tả cuả Anh đức lại mộc mạc, chân thật, dữ dội, và chạm nổi nhân vật như ở đây. Cũng chưa có trang nào cuả Anh Đức miêu tả cụ thể những cảm giác hết sức tinh tế, sống thực cuả con người phi thường trong cuộc chiến đấu đối diện với sự khốc liệt và cái chết như ở đây. Một mình trong hầm bị thiêu đốt, bị địch chọi lựu đạn như chơi chọi đáo lạc, anh Nổi đã đương đầu với trên hai trăm thằng giặc có cả bầy xe M.113. Chúng đã bị tổn thất nặng, buộc phải rút. Anh Nổi bảo vệ được trại quân y. Sau ba tháng điều trị, sức khoẻ anh lại bình phục. Anh bị mất một tay và hỏng một mắt, vẫn tiếp tục xin làm giao liên. Hình ảnh chị Hồng hy sinh bên cạnh anh, và hình ảnh các thương bệnh binh thuộc trách nhiệm anh chăm sóc luôn luôn là sức mạnh chiến đấu, khiến kẻ địch không thể hiểu nổi.

Ký cuả Anh Đức vưà ghi nhận vưà lý giải hiện thực. Anh Đức tập trung lý giải hai điều : Tại sao ta phải cầm súng ? do đâu ta thắng Mỹ và tại sao Mỹ thua ? Anh Đức không dùng ngôn ngữ chính luận, mặc dù đôi chỗ có đưa ngôn từ chính trị vào. Những luận điểm cuả Anh Đức xen kẽ rất tế nhị giữa những câu chuyện kể về sự tích anh hùng, khiến cho chuyện kể trở nên sâu sắc ý nhị. Những luận điểm ấy được nhận thức từ thực tiễn chiến đấu, nên người đọc thấy những điều Anh Đức nói hiển nhiên là vậy, như chính suy nghĩ cuả người đọc.

Thực ra, sức hấp dẫn và vẻ riêng cuả bút ký Anh đức  là ở cái nhìn trí tuệ sắc xảo, một cảm quan tươi rói về tương lai, và những cảm thức riêng  hoà nhập  được với cảm thức chung cuả thời đại. Anh Đức nhìn ra sức mạnh vô địch cuả chiến tranh nhân dân trong từng con người cụ thể, nhìn ra xu thế chiến thắng cuả thời đại đánh Mỹ trong từng trận đánh, từng chiến dịch, mà dù kẻ địch được trang bị vũ khí hùng hậu đến đâu, tàn ác đến đâu, cũng phải thất bại. Anh Đức được sống giưã các mẹ, các chị, các anh, và bà con cô bác đánh giặc mọi nơi, mọi lúc, mà khí thế ra trận thể hiện ở cái mái chèo vỗ sóng vỗ nước, ở rừng xuồng ghe lao tới như tên bắn, đó là khí thế cuả ngàn năm lịch sử dân tộc đánh giặc, nhờ thế ngòi bút Anh Đức có được sự tự tin vũng chãi.

Điều thứ nhất Anh đức phát hiện về cuộc chiến đấu cuả nhân dân miền Nam là đấu tranh giai cấp gắn liền với đấu tranh chống xâm lược. Nhân dân miền Nam được Cách mạng giải phóng khỏi kiếp nô lệ ngưạ trâu, được Cách mạng cấp đất. Chế độ Mỹ Diệm đã cưỡng đoạt đất đai cuả họ, dồn họ vào ấp chiến lược, sát hại người thân yêu cuả họ, thế nên không còn con đường nào khác là phải cầm súng chiến đấu: “Thằng Mỹ ác đến nỗi chúng không để một cái cây vườn nào chỗ chúng tôi được đứng nguyên vẹn. Cây cam bị cắt sát gốc, cây bưởi bị phát ngang, cây gáo vàng mình mang đầy tì vết. Có lần chúng liệng bom bi làm chết gần chục đồng bào Lấp Vò. Tôi chỉ cần ngó quanh chỗ tôi đứng thôi cũng đủ thấy mọi dấu vết căm hờn, nó làm cổ họng tôi nhiều khi phải nghẹn lại. Vì vậy cái ý thức muốn cầm súng giết giặc càng thôi thúc tôi”.

Anh Nổi đã nói rõ lý do tại sao người dân Nam Bộ lại mau chóng đi theo Cách mạng: “Chúng tôi ở nơi đất đai sông rạch, có thể dễ dàng làm ra thóc gạo, tôm cá, nhưng lại luôn luôn có thằng cầm dao đứng chực, doạ mình rằng, nếu mình làm ra được thóc gạo tôm cá mà không cung phụng cho nó thời nó chém.. Như vậy thành ra trong vòng mấy năm, Cách mạng dậy lên đều khắp mọi nơi và bà con dân ruộng kể như là theo Cách mạng hết”. Anh Đức nhấn mạnh với Nguyễn Tuân điều này :”tôi muốn nhấn mạnh với anh ở đây là sở dĩ tại miền Nam đã đẻ ra những hành động tội ác man rợ nhất, ấy là vì mối mâu thuẫn trong này đã bị dồn tới mức kịch liệt nhất. Bọn điạ chủ phản động và bọn tư sản mại bản làm tay sai cho giặc Mỹ đã để lộ hết thú tính cuả chúng”

Anh Đức khái quát cuộc đấu tranh giai cấp với cuộc đấu tranh chống xâm lược trong khái niệm “ĐẤT”, khái niệm chủ đề nòng cốt cuả tác phẩm Anh Đức. “Khi ta cảm thụ hết cái chữ ’Đất’, ta sẽ không lấy làm lạ khi gặp trên đường những chiến sĩ giải phóng quân quá trẻ, hầu hết là con cái cuả nông dân đang lớp lớp tiến ra trận. Anh nào đôi mắt cũng long lanh sáng rực. Không có gì đáng ngạc nhiên đâu khi ta nghe chuyện những bà mẹ sắm súng và lựu đạn cho con mình lên đường giết giặc. Tất cả những cái đó không ngoài mục đích giành lại sư sống, mà sự sống ở Miền Nam này gần như là 100% trông cậy ở cây luá mọc lên từ các mảnh ruộng “[[60]]. Khái niệm Đất cuả Anh Đức là một khám phá, một sáng tạo độc đáo. Nó chưá đựng được hiện thực rộng rớn cuả đấu tranh giai cấp và đấu tranh chống xâm lược, nó chuyển tải được tình cảm lớn lao cuả người dân với quê hương đất nước và với nghiã tình Cách mạng. Nó trở thành một hình tượng văn học vưà gần gũi lại vưà mới lạ. Nguyễn Đình Chiểu từng nói đến việc giữ gìn “tấc đất ngọn rau”, như mục đích chiến đấu cuả người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX, nay Anh Đức đã khái quát hoá lý tưởng chiến đấu cuả nhân dân Nam Bộ lên một tầm vóc cao hơn, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ khốc liệt hơn, vĩ đại hơn nhiều.

Phát hiện thứ hai cuả ký Anh Đức là phát hiện về sức mạnh chiến đấu cuả nhân dân Nam Bộ.. Sức mạnh ấy trước hết là sức mạnh “giành lại sự sống”. Sự sống theo cái ngiã cụ thể là sống, quyết sống, không chịu chết trước mũi súng kẻ thù (Truyện Anh Nổi), sự sống còn là độc lập tự do cuả đồng bào đồng chí. “Chúng ta nhiều lần khẳng định rằng độc lập tự do đối với chúng ta là sự sống. Chúng ta có thể hy sinh hết thảy, hy sinh đến người Việt Nam cuối cùng, nhưng độc lập tự do là cái không thể hy sinh”[[61]].

Sức mạnh ấy còn xuất phát từ  lòng căm thù cháy bỏng, từ những tình cảm yêu thương đứt ruột. “Lẽ sống ở đây đòi đổi lấy bằng máu, không thể kỳ kèo tiếng một tiếng hai với kẻ thù được”. Anh Giải Phóng Quân ra trận với sức mạnh cuả lòng tin yêu và căm thù: “Mỗi chiến sĩ Giải Phóng Quân ra trận mang theo nhiều sức mạnh diệu kỳ : niềm vui rộn rã khi được biết rằng cha mẹ mình rồi đây sẽ có đất cày và mình cũng không mất phần đất ấy. Khẩu súng hôm nay trên tay họ cũng là khẩu súng tốt nhất giành được cuả Mỹ. Rồi ngoài các thứ đó, mối thù xưa cộng với thù nay cứ ngụt ngụt bốc cao giữa lòng họ. Thù giặc Mỹ vưà dùng các chất độc huỷ hoại các làng ở Trà Vinh, thù chúng lồng lộn ném hàng trăm tấn bom xuống vùng Bời Lời Bến Cát, thù chúng đóng chốt thêm hàng vạn quân Mỹ vào Đà Nẵng Chu lai, thù chúng giết anh Trỗi, anh Dậu, anh Đang. Lại còn cộng thêm mối thù rất lớn nưã là ngày nào cũng nghe chúng leo thang ra Bắc…Mối thù mà Giải Phóng Quân miền Nam mang trong long là mối thù cuả hai miền cộng lại” (Thư Tháng Bảy).

Anh Đức cũng ghi được những hình ảnh yêu thương đứt ruột ở xung quanh mình. Thương làm sao hình ảnh năm chiến sĩ hy sinh sau khi đã diệt được 200 tên địch ở cái Nước. Các mẹ, các chị đang thay quần áo cho anh em, có mẹ nhìn mặt từng anh, nước mắt lã chã, vuốt mắt cho các anh và thì thầm: “ngủ đi con”. Thương làm sao 11 chiến sĩ Cách mạng bị địch giết chết quăng xác xuống bàu, bà con, chị em đi kiếm xác các anh đến ngày thứ tám mới thấy, đem về cất giấu trong cái lu mái, đến khi Đồng Khởi mới đem ra truy điệu chôn chung. Cảm động biết bao, trên đường hảnh quân được các mẹ, các chị chăm sóc thương yêu. Một bà mẹ cho 20 trái chanh, và dúi cho tiền mua đường vì sợ các anh Giải phóng quân không có tiền. Hình ảnh anh Nổi chăm sóc và bảo vệ thương binh để lại một ấn tượng khó phai. Không hiểu được lòng yêu thương này thì không thể hiểu được do đâu Nổi có thể chiến thắng trong trận chiến khốc liệt với kẻ thù. Anh Đức đã miêu tả thật xúc động lòng yêu thương và chỉ nhắc đến lòng căm thù như những ý niệm.

Phát hiện thứ ba cuả ký Anh Đức là những nguyên nhân Mỹ thất bại ở Việt Nam. Anh Đức đã nói một các tự tin và đầy miả mai vào mặt kẻ thù điều này :”rất có thể mách riêng cho bọn Mỹ biết rằng chúng thua trận từ đâu, thua từ bao giờ… hiển nhiên là nay chúng đang  đi đến chỗ thua hoàn toàn” (Thư Tháng Bảy )., “ chúng bay thua trên những mảnh ruộng’. Bởi vì ở những nơi ấy chúng đụng đầu với những con người có “sức mạnh diệu kỳ”, chúng đối đầu với những con người chỉ có một con đường sống là vùng lên “giành lại sự sống”, trong trận đaị chiến tranh nhân dân thiên la điạ võng, “một trong những nguyên nhân mà miền Nam đã đánh giặc 20 năm ròng không mệt mỏi, và sẽ còn đánh mãi được đấy”. Nói gọn lại, như lời Anh Đức, giặc Mỹ đã đánh giá sai chúng ta: “rõ ràng giặc Mỹ đang thách thức với cả dân tộc ta, chúng cậy thế bức bách dân tộc ta phải giơ tay lên. Nhưng bọn Mỹ đánh giá sai về chúng ta quá”.

Anh Dức nhận định giặc Mỹ: đó là “thứ quân đội quái gở nhất thế giới, vũ khi có 10 mà tinh thần không có lấy một, chúng đánh chác không ra sao, nhưng sự ăn uống chơi bời thì quá đáng”[[62]]. Một đặc điểm khác cuả bọn Mỹ khiến chúng thật bại là :”Bọn Mỹ là bọn vưà chủ quan, vưà ngu, vưà lười biếng”, “đó là những tên lính không có lý tưởng chiến đấu, không có sức mạnh tinh thần”. Chúng không có khả năng chịu đựng gian khổ và “sự tồi tệ cuả lính Mỹ cũng là một trong những nguyên nhân thất bại”. Anh Đức đã kể nhiều chuyện dở khóc dở cười về sự thất bại cuả lính Mỹ và nêu nguyên nhân này: “nguyên nhân chính là vì chúng quá chủ quan, vì chúng đánh quá ‘bài bản’ cuả Lầu năm Góc, những bài bản đó mà đem xài với lối đánh du kích đã đạt tới trinh độ nghệ thuật thiên biến vạn hoá hạng nhất thế giới cuả ta thì chỉ uổng công vô ích”.

Anh Đức không nói về những nguyên nhân thất bại cuả Mỹ bằng ngôn ngữ lý luận quân sự – chính trị như những chuyên viên quân sự, mà bằng  những câu chuyện cuả thực tiễn chiến trường, bằng sự chiêm nghiệm cuả chính bản thân nhà văn, thế nên những lý giải là có cơ sở. Nhưng cần lưu ý, đây là ý nghĩ cuả người nông dân Nam Bộ đánh giặc, họ nhận rõ kẻ thù, biết địch biết ta. Những lý giải cụ thể cùng với tầm suy nghĩ sâu rộng và tình cảm dào dạt làm cho Ký Anh Đức trở nên hấp dẫn.

Anh Đức giữ được giọng văn trong trẻo, tình cảm đằm thắm hồn nhiên, màu sắc lãng mạn và vẻ gân guốc dữ dội trong miêu tả cuộc chiến đấu là nhờ “tâm hồn người cầm bút trong cuộc chiến đấu vô cùng quyết liệt ấy vẫn giữ được sự thanh thản lạ thường”[[63]]. Anh Đức đem được ngôn ngữ, cách cảm nghĩ và tâm hồn người Nam Bộ vào trang văn. Đó là thành công đặc sắc cuả Ký Anh Đức trong Bức Thư Cà Mau.

2.Bút Ký  trong MIỀN SÓNG VỖ là những “cảm tưởng”, “suy tưởng” cuả tác giả sau những chuyến đi như thăm nơi ở cuả Nguyễn Đình Chiểu, thăm Lêningrat, đi dọc miền Trung.

Ngôn ngữ, tính chất văn chương già dặn hơn, điêu kuyện hơn, suy tưởng riêng tư nhiều hơn so với bút ký trong Bức Thư Cà Mau. Cách viết cuả Anh Đức ở đây là từ một vài chi tiết cuả đời sống hiện tại mà “mường tượng” tái hiện quá khứ, suy gẫm về quá khứ, tìm ra những ý nghiã cuả quá khứ trong hiện tại. Những bài tiêu biểu là Hành Hương về Một cánh Đồng, Cảm Tưởng Lêningrat, Ý Tưởng Dọc Một Chặng Đường Miền Trung.

Anh Đức đã sử dụng khéo léo một vốn kiến thức tổng hợp để dựng lại quá khứ làm cho quá khứ như sống thực đang diễn ra trước mắt ta. Đó là kiến thức lịch sử, những giai thoại, lời kể dân gian, kiến thức văn chương…về An Đức thăm nơi ở cuả Nguyễn Đình Chiểu, Anh Đức đã nhắc lại việc thằng Bông Sông o bế  nhà thơ, suy gẫm về phong trào Tỵ Điạ, suy gẫm về chữ “Đạo”, chữ “Nghiã” cuả Nguyễn Đình Chiểu. Tất cả những tư liệu lịch sử cùng với giai thoại về Nguyễn Đình Chiểu được triển khai trên mạch liên tưởng, suy tưởng thể nghiệm và diễn đạt bằng ngôn ngữ ngợi ca: “Tôi đứng trên cái nền nhà nhỏ hẹp đó, lắm lúc lòng cứ muốn buột kêu lên cái tiếng kêu thán phục thương yêu. Trời ơi, ở vào cái cảnh huống ngặt nghèo bi đát cuả đất nước và cuả thân phận riêng lại có thể có được một con người nghệ sĩ hào hùng đến thế hay sao”.

Trong bài viết Cảm Tưởng Lêningrat, Anh Đức đã khai thác khối lượng kiến thức văn học và lịch sử thật đồ sộ, dựng lại chân dung, cuộc sống cuả những nhà văn lớn Nga và cả những nhân vật cuả họ như : Pautôpxki, Secnưsepxky, Gôgôn, Biêlinxki, Puskin, TuôcgơNhep, Piot Đại đế, Lep Tônxtôi, Alexit Tônxtôi, lênin, Maiacôpxki…

Bài Ý Tưởng Dọc Một Chặng Đường Miền Trung cũng được viết bằng cách ấy. Anh Đức suy tưởng về sông núi, nhớ đến Bác Hồ khi qua Phan Thiết, nhắc đến Bích Khê bị lao chết năm 1945, qua Phan Rí nghĩ về dân tộc Chàm, qua Phan Rang tới Cam Ranh nghĩ về Vịnh Cam Ranh. Đến Nghiã Bình nhắc lại sự kiện Vũng Rô, tới Quy Nhơn ca ngợi người anh hùng Nguyễn Huệ, nhắc đến cây me 200 tuổi và giếng nước do chính Nguyễn Huệ đào…

Anh Đức đi đến đâu cũng tìm về quá khứ cuả nơi ấy và đặc biệt chú ý đến những con người lịch sử, nhất là những nhà văn và những  con người anh hùng. Chú ý đến nhà văn vì đó là những con người Anh Đức đồng cảm, là người bạn đi trước, mà tác phẩm cuả họ làm cho quá khứ sống cùng với hiện tại. Anh Đức ngưỡng mộ những người anh hùng, vì chính những con người ấy góp phần thúc đẩy lịch sử tiến lên. Nhìn rộng hơn  thì trung tâm sự chú ý, tìm kiếm, suy tưởng của Anh Đức là “Con Người” và sự “đổi đời” cuả cuộc sống cũ. Nói cái cũ, con người cũ, cuộc sống cũ để dẫn đến cuộc sống mới hôm nay tốt đẹp. Chẳng hạn, sau khi ca ngợi vùng quê di tích lịch sử cuả Nguyễn Huệ, Anh Đức viết tiếp :” Nhưng kể từ năm 1975, miền quê Tây Sơn mới thật là rạng rỡ trong ánh vinh quang cuả thời đại mới, thời đại có mắt nhìn sâu, có lòng hiểu thấu”

Những bài bút ký trong Miền Sóng Vỗ không viết về những vấn đề cuả hôm nay. Tâm tưởng Anh Đức luôn sống với quá khứ. Hiện tại luôn “có ý dẫn ngược tôi về quá vãng “ (Lời Anh Đức-Ý Tưởng Dọc Một Chặng Đường…, sđd) .Quá khứ chống Mỹ cùng với những miền đất đẫm máu bao người đã hy sinh vẫn đang sống trong Anh Đức, trở thành tác phẩm Anh Đức. Cuộc sống hiện tại (sau1975) , là cuộc chiến đấu mới, Anh Đức chưa thâm nhập, chưa trải nghiệm nó, nên khó viết về nó. Anh Đức thú nhận: “Tôi phải thú thật rằng trận đánh đó tôi chưa từng biết”.

Sức hấp dẫn cuả những bài bút ký tron Miền Sóng Vỗ không toát ra từ hiện thực được phản ánh, mà từ sự rung động cuả trái tim Anh Đức, lan toả sang trái tim người đọc. Anh Đức sử dụng hai thủ pháp nghệ thuật chính là: những suy tưởng trùng điệp về nhiều tầng lớp ý nghiã cuả hiện thực, suy nghiệm cuả chính bản thân; và thủ pháp tương phản được dùng rất biến hoá. Chẳng hạn, trong Thành Phố Này Phải Đi Tới Muà Xuân là một loạt tương phản ; hoặc đặt cái xấu cạnh cái tốt, cái phi nghiã bên cạnh cái chính nghiã, đặt sự khó khăn thiếu thốn, eo hẹp, thúc ép cuả điều kiện sống bên cạnh cái cao cả, kỳ vĩ và sự phong phú cuả tâm hồn, đặt cái cũ bên cạnh cái mới, cái lạc hậu bên cạnh cái tiến bộ, cái căm thù bên cạnh cái yêu thương trân trọng… Thủ pháp tương phản cuả Anh Đức luôn mở ra về phiá ánh sáng, vươn tới cái cao cả tốt đẹp, hướng về tương lai với niềm tin bền vững . Anh Đức nói: “rõ ra cái điều đáng ghét để cho ta nồng nàn với cái nên yêu”. Đó chính là cái “chất Anh Đức” làm nên giá trị trang văn cuả ông.

            3.Như vậy bút ký trong Bức Thư Cà MauMiền Sóng Vỗ có những khác biệt cơ bản, khó có thể sắp chung với nhau  như một mạch sáng tạo liên tục.

Có thể nêu một vài nét chung về Ký cuả Anh Đức: Ký Anh Đức là những suy nghĩ, nhận thức và cảm xúc trực tiếp cuả Anh Đức trước hiện thực và lịch sử. Ngôn ngữ ký Anh Đức xâm nhập vào ngôn ngữ truyện cuả ông, nhất là những đoạn suy tưởng bằng câu văn trùng điệp trữ tình ngợi ca. Ký Anh Đức hấp dẫn là ở những phát hiện tinh tế cuả một trí tuệ sắc xảo, một trái tim đôn hậu, một lý tưởng sống gắn bó với lịch sử và Cách mạng. Trung tâm sự chú ý cuả Ký Anh Đức là Con Người và lịch sử , đặc biệt là người anh hùng và người yêu thương. Ký Anh Đức giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn truyện và tiểu thuyết Anh Đức. Tuy vậy ký Anh Đức chưa đạt đến tính độc đáo thể loại và thành công như truyện ngắn cuả ông.

***

TIỂU THUYẾT ANH ĐỨC

 

Ở tiểu thuyết, anh Đức có khả năng phản ánh hiện thực sâu rộng hơn, giải quyết những vấn đề trọn vẹn hơn và lý giải sâu sắc hơn số phận nhân vật, thể hiện đầy đủ hơn những đặc trưng phong cách nghệ thuật hơn so với truyện ngắn và bút ký.

Cả ba cuốn : Một Truyện Chép Ở Bệnh Viện, Hòn Đất, Đưá Con Cuả Đất đều viết về đề tài chiến tranh CM, phản ánh hiện thực kháng chiến cuả nhân dân ta, miêu tả chủ nghiã anh hùng cách mạng, và thể hiện tấm lòng cuả Anh Đức đối với quê hương đất nước. Sự khác biệt giưã ba tác phẩm trên là ở chủ đề, tư tưởng, nghệ thuật thể hiện và ở sự thành công trong việc xây dựng nhân vật điển hình được nhân dân yêu mến. Dường như có một mạch ngầm liên tục cuả một ý thức sáng tạo trong tiểu thuyết của anh Đức

“MỘT TRUYỆN CHÉP Ở BỆNH VIỆN(1957)

            1.Tác phẩm này được viết khá sớm trong đời văn cuả Anh Đức (22tuổi)  nhưng lại đem đến ngay một uy tín văn chương. Nó cũng chưá đựng đầy đủ những đặc điểm văn chương, tư tưởng, phong cách mà Anh Đức sẽ phát triển ở giai đoạn sau. Chẳng hạn, những đoạn tả cảnh thiên nhiên Nam Bộ tuyệt đẹp, việc sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ làm chất liệu, những đoạn “dư âm” như trong truyện ngắn, nhân vật “Tôi” xâm nhập vào cốt truyện như một nhân chứng, một người dẫn truyện và bình luận, bày tỏ cảm nghĩ, việc xây dựng nhân vật anh hùng, việc khắc hoạ chân dung người phụ nữ trong thời đại Cách mạng mới…

            2.Sức hấp dẫn trước hết ở Một Truyện Chép Ở Bệnh Viện là cảm tưởng về một câu chuyện có thật, cảm động, không có gì nghi ngờ về hiện thực được miêu tả, nhờ thế, làm tăng thêm lòng yêu mến cuả người đọc với nhân vật chị Tư Hậu, làm người đọc phải nung nấu thêm về những vấn đề Anh Đức đặt ra và suy nghĩ thêm về một lẽ sống phải có đối với hiện tại

Để tạo hiệu quả này, Anh Đức đã đặt mình trong vai một nhân vật, một nhân chứng, thấy, nghe, trải nghiệm và kể lại. Anh Đức kể tỉ mỉ việc mình nằm viện gặp chị Tư Hậu, quan sát từng ánh mắt, cử chỉ cuả chị , làm quen và gợi chuyện, để chị kể lại cuộc đời cuả mình. Anh Đức suy gẫm rồi sắp xếp lại. Anh Đức nói với chị Tư Hậu ý định viết về cuộc đời chị, hỏi chị nên đặt tên truyện là gì, đối thoại với chị cả về những chuyện riêng tư (chuyện tình cảm cuả chị với Dũng), pha trò với các nữ y tá bệnh viện. Anh Đức cũng chia sẻ những lo lắng với nhân vật như với một người thân (đoạn chờ kết quả ca mổ). Việc miêu tả như thế giúp người đọc hình dung ra một bệnh viện có thật, chị Tư hậu là người thật, tin những gì tác giả kể là thật, không hư cấu, vì là lời chị Tư Hậu kể. Nếu có hoài nghi là hoài nghi cái tên thật cuả chị mà chính chị đề nghị tác giả không nên đưa vào tác phẩm. (mãi sau này ta mới biết được tên thật cuả chị là Huỳnh, chồng chị là anh Mai Dương [[64]].

Khi đã tin truyện chị Tư Hậu là một truyện thật, thì xúc cảm thẩm mỹ cuả ta tăng lên, lòng tin yêu cuả ta với nhân vật cũng dào dạt hơn, thái độ đọc tác phẩm cuả ta trân trọng hơn. Từ đó ta sẽ chân thành hơn trong việc khám phá những vấn đề tác giả đặt ra, suy nghĩ sâu sắc hơn về con người Việt Nam, nhất là về người phụ nữ trong chiến tranh Cách mạng.

            3.Trước hết, chị Tư Hậu là hình ảnh người phụ nữ phải chịu bao nhiêu khổ nhục, đau thương do tội ác cuả thực dân Pháp gây ra. Chị có chồng đi kháng chiến và hy sinh. Bố chồng bị giặc giết. Bản thân chị bị giặc làm nhục. Hai đứa con là niềm an ủi cuả chị cũng bị giặc bắt. Đau đớn, nhục nhã đến tột cùng, chị đã nghĩ đến cái chết, nhưng không thể chết được. Cố quên đi để sống, nhưng nỗi khổ nhục cứ bùng lên hủy hoại đời chị. Có lúc chị như điên cuồng, vật vã không sao chịu đựng nổi. Chị trơ trọi, mất niềm tin, mất tất cả cơ hội được sống một cuộc đời bình yên. Những nhân vật khác trong tác phẩm cũng chịu những nỗi khổ nhục như chị. Chị Ba Tuất bị giặc giết. Cô Năm Luạ bị giặc làm nhục, chị Mười Hợi bị giặc đá vào bụng, đẻ non. Vợ Dũng bị đạn pháo giặc giết chết. Bị giặc lùng bắt, chị Tư Hậu phải bồng đưá con mới sinh được saú ngày đứng dưới hầm ngập nước. Trong cảnh ấy, chị nói: “có sinh con vào buổi đó, mới biết phụ nữ trong chiến tranh là khổ, mới thấy trẻ nhỏ trong chiến tranh là đáng tội nghiệp”. Chị Ba Dương, người biểu tình chống thuế ở huyện Long Hưng bị giặc bắt đày ra Côn Đảo, nóiL: “Cái chính tại vì chị thấy bọn phụ nữ mình khổ cực quá”. Chiến tranh là khổ, nhưng nỗi khổ nhục cuả người phụ nữ thì không sao kể xiết. Văn Học Cổ Điển đã đề cập đến khiá cạnh này. Nhưng Anh Đức không dừng lại ở việc miêu tả nỗi khổ nhục, mà đặt vấn đề làm thế nào để giải phóng người phụ nữ khỏi nỗi khổ nhục ấy. Chị Tư Hậu thổ lộ :”Bấy lâu nay tôi cũng thấy cuộc đời chúng tôi là cực, nhưng chỉ thấy một cách láng máng, hoặc giả thấy thế rồi thì chỉ có trông đợi vào đàn ông thanh niên giải thoát cho, chứ có bao giờ nghĩ rằng chính mình có thể tự tháo gỡ ra được đâu”.

Con đường tự giải phóng cuả chị Tư Hậu diễn ra thế nào? Sức mạnh vực dậy chị Tư Hậu là lòng yêu thương và sự bao dung cuả những con người cùng khổ, trước kết là lòng yêu thương và cảm thông vô hạn cuả người bố chồng khi phải chứng kiến nỗi khổ nhục cuả chị, và sự bao dung chia sẻ nghiã tình sâu nặng cuả anh Tư Khoa chồng chị, khi anh về thăm chị trong cảnh chị bị giặc làm nhục. Anh nói với chị: “Tư à ! Tư tưởng tôi về đây hành hạ Tư nưã sao. Lần này tôi về đâu phải để dằn vặt Tư. Tôi không muốn Tư khổ thêm và đau đớn nưã. Bọn chúng đã làm cho mình khổ, giờ tụi mình phải làm dịu nỗi đau khổ đó”.

Có thể nói tình vợ chồng sâu nặng giữa anh Tư Khoa và chị có căn gốc là tình yêu giai cấp, tình cuả những con người phải chịu khổ nhục vì tội ác cuả giặc. Cho nên khi anh Tư Khoa hy sinh thì chưa có cái đau đớn mất mát nào “dằn vặt cấu xé tâm hồn” chị Tư hậu đến vậy.

Anh Tư Khoa và chị Ba Dương là hai người đầu tiên, bằng tất cả sự yêu thương, đã giác ngộ cho chị Tư Hậu.  Đã vực được chị Tư Hậu đứng dậy và bước tới, mà có lúc tưởng đã không còn đủ sức chịu đựng những cơn giông bão đớn đau liên tiếp ập xuống đời chị. Chẳng hạn, khi vết thương  khổ nhục bị giặc giày đạp chưa lành, lại mới sinh con ngặt nghèo, chị nhận được tin chồng chết. Nỗi đớn đau làm chị gẫy gập, không gượng được, đến nỗi khi Mười Hợi đến nhờ chị Tư Hậu đỡ đẻ cho vợ anh ta, thì người bố chồng đã ngăn cản không cho chị đi. Nếu cơn giông bão tình cảm  trong lòng chị dữ dội thế nào thì cuộc đấu tranh trong ý thức về một lẽ sống sao cho đúng, cho phải cũng diễn ra quyết liệt  như vậy. Vợ Mười Hợi đang cần sự cứu giúp cuả chị. Bề nào thì anh Tư cũng đã hy sinh. Có khóc thương, có đau khổ cũng không thể khác được. Hãy để nỗi đau ấy trong lòng mà hướng về nỗi đau khổ cuả người. Chị đã vùng dậy, đi giúp vợ Mười Hợi. Tình thương yêu với vợ Mười Hợi là sự đồng cảm sâu sắc, xuất phát từ ý thức về thân phận phụ nữ, mà chị Tư hậu đã trải qua . Đó chính là tình yêu giai cấp. Quên mình đi, hướng về người đau khổ cùng giai cấp khác, đó là bước ngoặt cơ bản  trên con đường tự giải phóng cuả chị Tư Hậu.

Chị Tư Hậu bước vào con đường chiến đấu bằng sự giác ngộ giai cấp. “áp bức đánh đá mà cứ cam chịu không chống cự lại thì con người ấy là dại”. Hiểu được điều ấy, chị Tư Hậu thấy có “một sức mạnh trong người trỗi dậy lấn át cả mọi đau thương”. Chị bước đi bằng sức mạnh tình yêu của anh Tư Khoa chồng chị, bằng động viên dẫn dắt cuả chị Ba Dương, bằng sự cưu mang trợ lực cuả chị Ba Tuất, cô Năm Luạ, đồng chí Trương, đồng chí Dũng và bằng lòng căm thù giặc cháy bỏng. Anh Đức nhận định: “Tôi mới hiểu sâu sắc, căm thù là ngọn lưả nóng bốc dậy mãnh liệt hơn mọi ngọn lưả thường, và cũng chính lúc ấy tôi mới thật rõ vì sao chị Tư Hậu dám đem hai con mình gửi đi, dám tạm rời nguồn an ủi yêu thương nhất cuả mình”. Thật cảm động lúc chị Tư Hậu được kết nạp Đảng. Tâm hồn chị dạt dào sức sống, sôi nổi yêu thương. Chị đang ở giưã cuộc chiến đấu. Những con người cùng khổ với chị đang đánh tràn tới, tiếng súng truy quét kẻ thù đang nổ giòn giã.Nhìn những đồng chí xung quanh mình, chị thấy “người nào cũng thật chí thiết. Cặp mắt cuả đồng chí nào cũng nhìn tôi một cách yêu thương” và chị nghĩ ngay đến cội nguồn cuả tình yêu thương ấy: “hình ảnh những ghe lưới cháy, những người chết…vốn là cái đau đớn cuả người thân, cuả chính tôi”.

Con đường giải phóng chị Tư Hậu là con đường đứng dậy cầm súng chiến đấu dưới cờ Đảng. Anh Đức đã miêu tả thuyết phục con đường ấy, đồng thời còn miêu tả được sự biến đổi kỳ diệu tâm hồn chị Tư Hậu từ thân phận nô lệ khổ nhục trở thành người phụ nữ anh hùng, một hình tượng  đẹp đẽ. Cũng qua chị Tư Hậu, Anh Đức đã làm sáng lên vẻ đẹp cuả chiến tranh Cách mạng, cuả lý tưởng Cách mạng. Nói như Phan Cự Đệ, ý nghiã nhân đạo cuả chiến tranh Cách mạng là :”giải phóng hàng chục triệu con người khỏi cảnh áp bức, nô lệ. Ở đây con người không phải là nạn nhân mà họ đi vào cuộc kháng chiến với tư thế chủ nhân cuả lịch sử, với xu thế tiến công Cách mạng”[[65]]. Chiến tranh Cách mạng đã giải phóng chị Tư Hậu, trả lại cho chị quyền sống làm người, nâng chị lên thành người anh hùng cuả thời đại mới. Bây giờ chị không còn là nạn nhân tủi nhục đau thương cuả chế độ nô lệ, mà là người làm chủ vận mệnh mình, làm chủ lịch sử. Sống bình dị, yêu thương giưã mọi người với một ý thức sâu sắc về lẽ sống _

            4.Sức hấp dẫn cuả nhân vật chị Tư Hậu còn toát ra từ tình thương con mãnh liệt cuả một người mẹ. Về cơ bản, chị Tư Hậu là một người mẹ. Anh Đức đã miêu tả thật xúc động tình mẹ con cuả chị Tư Hậu. Những trang miêu tả này chưá đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, vưà tạo nên nhiều màu vẻ  thẩm mỹ cuả tác phẩm.

Những cảnh đầu tiên cuả tác phẩm đã bật ra tình mẹ con mạnh mẽ cuả chị Tư Hậu, mà nếu không có nó, chị Tư Hậu đã quăng mình vào cõi chết. Ấy là sau cái giây phút khốc liệt, tàn bạo bị giặc Tây làm nhục trong một trận càn, chị đã lao chạy ra biển để tìm cái chết. Bãi cát mênh mông, ngập trong nắng chiều đỏ như máu. Người bố chồng bồng đưá con cuả chị chạy theo. Chị không thể lao xuống biển khi nghe tiếng con thơ khóc phiá sau, nó khát sưã cả ngày. Chị đứng lại, đón lấy đưá bé. Người bố chồng nhân hậu nói lời bao dung. Nhì đưá bé ngây thơ, tinh khối, lòng chị dịu đi bao nỗi bi thương ô nhục vưà qua. Không khí truyện sáng lên một niềm tin mong manh. Chị nhìn con: “dưới ánh chiều tà, đôi gò má cuả con tôi mũm mĩm, ửng hồng. Cặp mắt nó vẫn nhắm ngoan ngoãn. Tất cả chân thân cuả con tôi lừng lên mùi sưã thơm dịu…đưá con tôi sau khi bú no giờ đã ngủ lại. Tiếng ngáy cuả nó rất êm và khẽ”. Chính đưá con và người bố chồng đã cứu chị, hay nói cách khác lòng thương con trở thành sức mạnh nâng đỡ chị khỏi sự sụp đổ. Người đọc nghe được nhịp đập yên tĩnh cuả trái tim người mẹ bên đưá con. Những khốc liệt cuả một ngày giặc đi càn, tủi nhục đau thương tạm lắng xuống.

Nhưng nỗi khổ nhục ấy luôn có cơ trỗi dậy và nhận chìm chị Tư Hậu bất cứ lúc nào. Điều lo lắng ấy đã đến khi anh Tư KHoa trở về. Gặp lại chồng, chị rất mừng, chị kể “nhưng liền đó nỗi lo lắng xâm chiếm hồn tôi. Khi nghĩ đến chuyện đau đớn cũ tôi đâm ra sợ hãi”.Trong một mái nhà có 5 con người với 3 tâm trạng đau đơn dày vò. Muốn nói ra nhưng lại ngập ngừng tức tửi, bởi sự thật quá phũ phàng. Chị Tư Hậu sợ hãi như một tội nhân chờ phán xử. Người bố chồng bị dày vò khôn nguôi: “Ba dại quá, ngần tuổi này như ba mà còn dại quá”, bởi vì ông đã không bảo vệ được con dâu, không giữ gìn cho con trai những giá trị căn cốt cuả hạnh phúc gia đình. Anh Tư Khoa thì chỉ yên lặng đau đớn và căm uất. Mất mát cuả anh là quá lớn. Trái tim anh bị giày đạp tan nát.Giận cha, giận vợ chăng. Không, họ chỉ là nạn nhân tội ác cuả kẻ thù. Họ cần thình thương, cần sự bao dung, cần sự che chở. Anh phải đem lại sự bình yên cho mái ấm này. Trong thảm kịch tâm hồn cuả ba nhân vật ấy, hình ảnh đưá con thơ ngây đẹp đẽ đã nối kết họ với nhau, hàn gắn vết thương rướm máu, giúp ba người vượt qua bóng tối đổ vỡ bất hạnh. Anh Tư Khoa nhìn con ngủ, chị Tư Hậu nghĩ: “Có lẽ anh đang nhìn con và sung sướng. Đứa con tôi trong giấc ngủ, tôi đã từng ngắm nó hàng giờ không chán…một đưá bé nằm cuộn trong chăn to, đôi mắt nhắm êm, gò má mũm mĩm đỏ hồng, đôi môi lúc ngủ mà chúm chím mỉm cười”. Vâng, đưá con đã cứu sống cả ba con người khốn khổ ấy. Người đọc nín thở chờ cái khốc liệt đổ vỡ xảy ra cho số phận chị Tư hậu, thế nhưng thật là hạnh phúc ,khi tất cả đã vượt qua được bóng tối, tìm lại được sự bình yên. Những cơn bão lòng cũng dữ dội khốc liệt không kém gì  những trận càn tàn bạo cuả kẻ thù, khi chúng đốt phá, bắn giết, chà đạp , huỷ hoại tất cả.

Sau những đau thương vùi dập, chị Tư Hậu tưởng không vực dậy nổi, vậy mà sức bật đầu tiên cuả chị lạ bắt đầu từ tấm lòng cuả người mẹ  đối với một người mẹ. Đó là lúc chị Tư Hậu vùng dậy chạy theo xe cuả Mười Hợi. Anh Tư Khoa mới hy sinh, chị đau khổ nằm vùi không dậy nổi. Bao nhiêu bất hạnh dồn dập ập xuống. Người bố chồng chỉ âm thầm ngậm ngùi xót thương cho chị. Mười Hợi tìm đến nhà Chị Tư hậu nhờ chị đỡ đẻ cho vợ anh ta. Người bố chồng đã từ chối anh ta. Chị nằm trong nhà nghe rõ cuộc đối thoại ấy. Mười Hợi  bỏ về, ném lại  một câu nói tức giận, làm thức tỉnh tấm lòng người mẹ nơi chị. Chị đã giúp vợ Mười Hợi được mẹ tròn con vuông, và trở thành chỗ ân tình ân nghiã với Mười Hợi về sau.

Tấm lòng người mẹ ấy cuả chị Tư hậu ngày càng phát triển và lớn lên cùng với cuộc chiến đấu, và ngày càng có chiều kích lớn hơn, màu sắc đẹp hơn, mạnh mẽ hơn. Điều ấy bộc lộ rõ lúc hai con chị Tư Hậu bị giặc bắt.Anh Đức đã viết những trang thật cháy bỏng về tình mẹ con ở chương này. Lòng chị Tư Hậu bị vò xé “như bị trăm ngàn mũi kim châm chích”. Chị đau đớn quằn quại cả trong chiêm bao. Kẻ thù bắt con chị để bắt chị phải đầu hàng chúng. Thương con cháy lòng nhưng chị vẫn đối đầu  kẻ thù quyết liệt: “Hai đưá đó chính là con tôi, mấy người có tha thì tha, giết nó thì giết đi, chớ đừng đánh đập nó tội nghiệp. Còn tôi, tôi không ra đầu hàng đâu…”.Chị Tư Hậu chấp nhận hy sinh con cho cuộc đấu tranh Cách mạng. Chị hiện lên như một người mẹ kiểu mới : Người mẹ, người chiến sĩ cuả Đảng, người đồng đội cuả anh em hoà nhập làm một. Tất cả cùng trưởng thành lên vì một lý tưởng lớn hơn, một lẽ sống cao đẹp hơn. Tầm vóc người mẹ đã lớn hơn, số phận và tư thế người phụ nữ đã thay đổi hẳn.

Chị Tư Hậu còn có một tình huống khó xử nưã, tuy không khốc liệt nhưng luôn ám ảnh chị, đó là quan hệ tình cảm cuả chị với đồng chí Dũng. Sau khi anh Tư Khoa hy sinh, chị Tư Hậu đã thoát ly hoạt động Cách mạng. Trong điều kiện hoạt động chung và thường xuyên gặp gỡ, chị Tư Hậu có cảm tình với Dũng.Người đọc dễ thông cảm với chị và mong họ gắn bó với nhau. Tuy nhiên chị Tư Hậu đã bối rối, không biết nên hành xử thế nào, thế nào là đúng, là sai. Một bên là sự thuỷ chung với anh Tư Khoa, một bên là những đưá con chị yêu thương nó đứt ruột, một bên là con tim riêng tư còn sôi nổi sức sống và khát khao hạnh phúc. Chị như quay cuồng trong cuộc đấu tranh giưã bóng tối đam mê và ánh sáng những giá trị kháccủa cuộc sống, giưã cái riêng và cái chung. Không khéo có thể sẽ làm sụp đổ tất cả những gì bằng đấu tranh máu lửa chị mới vừa có được. Trong môt đêm trăng sáng đi bên Dũng, cái bóng cuả Dũng đè nặng trái tim chị, chị cố vượt lên nhưng không sao thoát ra được. Chị thực sự bối rối. Khi về đến nhà, chị kể: “Tôi lăn xả vào ôm ấp các con, tin là hai chị em có thể gìn giữ cho tôi, bảo vệ sự trong sáng cho tâm hồn tôi”.

Tình mẹ con còn được miêu tả sâu đậm đến những trang cuối cuả tác phẩm. Lúc mê sảng trong ca mổ, chị Tư Hậu cũng gọi tên con. Cô Hiền kể :”Chị toàn gọi tên con…gọi xong, ú ớ một lúc, khi tỉnh dậy chị ấy quờ quạng tay trên giường như tìm thứ gì, mà nước mắt cứ giàn giụa cả ra”.

Hẳn Anh Đức có dụng ý khi nhắc đến việc chị Tư Hậu lúc nằm viện đã đọc xong cuốn NGƯỜI MẸ cuả M.Gorky. Có thể nói, sự trưởng thành lên trong chiến đấu bắt đầu từ tình mẹ con, chẳng khác gì tấm lòng bà mẹ NhinốpLa trong Người Mẹ. Có khác chăng là số phận chị Tư Hậu chịu những tủi nhục, đau thương , mất mát do tội ác thực dân gây ra nhiều hơn , và tấm lòng người mẹ VN còn có những chiều kích sâu xa  linh thiêng hơn. Anh Đức đã miêu tả những điều ấy thật xúc động.

  1. Một chuyện chép ở bệnh viện” còn đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề khác dưới ánh sáng mới cuả chủ nghiã nhân đạo cộng sản chủ nghiã, mở ra những trang văn học mới mẻ chưa từng có trong Văn học Việt Nam trước đó. Đó là tình vợ chồng, lẽ sống ân nghiã ân tình CM, vấn đề hạnh phúc và đau khổ cuả con người, ý nghiã sự sống, chết, hy sinh, vấn đề lương tâm…

Tình cảm và quan hệ vợ chồng cuả chị Tư Hậu và anh Tư Khoa được miêu tả đẹp đẽ, mới lạ. Ngòi bút Anh Đức thật táo bạo, như ý nhị khéo léo khi miêu tả cận ảnh những chi tiết riêng tư vợ chồng biểu hiện tình yêu thương nhau. Chị Tư Hậu kể: “Đêm qua nằm ngủ với nhau, anh ấy âu yếm tôi một cách thật lòng. Rồi sau đó anh ôm quàng cả hai mẹ con tôi mà hôn, hết hôn tôi lại hôn con Thủy. Trong những phút ấy, tôi ưá nước mắt. Làm sao không khóc được khi chồng thấu hiểu nỗi đau xót cuả mình, vẫn hết lòng tin cậy và thương yêu mình”. Rời khi anh Tư Khoa hy sinh, thì những lời dặn dò và kỷ niệm cuả hai người đã trở thành một trong những nguồn sức mạnh chiến đấu cuả chị. Chị sống mãi với tình yêu lý tưởng ấy dù phải trải qua bao sóng gío cuộc đời.. Quan hệ vợ chồng ở đây là quan hệ mới mẻ vì nó kết hợp được những phẩm chất truyền thống cuả tình yêu thuỷ chung, với quan hệ đồng chí trong lý tưởng đấu tranh giải phóng con người. Được thử thách và trui rèn trong chiến đấu , bền vững và tin yêu cả trong những lúc bi thương và chông chênh nhất. Những tác phẩm văn học trước đó chưa miêu tả được một tình vợ chồng như thế.

Anh Đức cũng giải quyết tốt đẹp mối quan hệ riêng chung, giưã đau khổ và hạnh phúc cuả một con người với số phận chung cuả những con người cùng khổ khác. Từ nỗi đau riêng, chị Tư Hậu đã hướng đến nỗi thống khổ cuả người khác mà nâng mình lên. Ngồi trên xe cuả Mười Hợi lúc đưa mình đi, chị Tư Hậu kể: “tôi ngồi sau rạo rực. Tôi nhận ra giờ đây tôi không đến nỗi trơ trọi cô đơn. Chung quanh tôi từ ngày này đã bắt đầu có bạn bè, có đồng chí, cộng thêm nỗi lo lắng đối với công việc đầu tiên khiến tôi chan hoà một thứ tình cảm hết sức mới mẻ”. Nhất là tâm trạng reo vui , tràn đầy thương mến cuả chị lúc được kết nạp Đảng. Lúc ấy chị hoà cái riêng cuả mình vào cái chung cuả đồng chí anh em. Những vấn đề riêng, những tình cảm riêng cuả gia đình chan hoà trong tình yêu quê hương, tình đồng chí . Lý tưởng Cách mạng sáng ngời trước mặt.

Trong cái chung ấy, cá nhân vẫn có những vấn đề riêng. Anh Đức đã nói đến vấn đề “lương tâm “ như cái gốc cuả mỗi con người, vấn đề ân nghiã Cách mạng như là căn bản đạo đức cuả con người, mối tương quan giữa tình nghiã và lý tưởng Cách mạng như là vẻ đẹp cuả con người mới. Nhắc đến chị Ba Tuất vì con mình mà chết, chị Tư Hậu nhận thức :”Đấy, anh cứ nghĩ xem, theo anh có thể nào quên họ được không, hoặc gỉa chưa quên nhưng nếu làm điều gì không xứng đáng với ý nghiã cái chết cuả họ, có được không ?…Không phải tự dưng mình đặt điều để suy nghĩ…mà đó là dĩ vãng anh dũng trong 10 năm, có thực, ràng buộc lương tâm mình”.Khi dẫn con đến nhà chị Luạ, chị Tư hậu nhận ra điều này :”Khi mình giúp ích cho mọi người, thì mọi người sẽ ăn ở có tình nghiã với mình “

            Anh Đức nói nhiều đến lẽ sống đẹp, lẽ sống yêu thương và hy sinh cho nhau. Hình ảnh tập thể bệnh viện cố gắng cứu chưã cho chi Tư Hậu, hình ảnh tập thể anh chị em nhà máy, nơi chị công tác, đến thăm chị Tư Hậu, chia xẻ buồn vui với chị, là những hình ảnh cuả một quan hệ xã hội mới khác hẳn với cuộc đời cũ tăm tối nhục nhằn. Như vậy, từ những vấn đề cuả chiến tranh, Anh Đức đã mở ra những vấn đề cuả đời sống hoà bình. Những vấn đề ấy sẽ được Anh Đức tiếp tục triển khai về sau này (Miền Sóng Vỗ), điều này tạo ra tính đa nghiã cho tác phẩm. Nói tính đa nghiã là ở chỗ tác phẩm viết về chiến tranh nhưng lại hướng đến đời sống hoà bình. MTCƠBV được viết 1957, lúc miền Bắc vưà ra khỏi chiến tranh, cũng vưà ra khỏi xã hội phong kiến. Cuộc sống mới, con người mới XHCN chưa định hình. Anh Đức hướng đến một xã hội mà quan hệ giưã người với người là yêu thương, là nghiã tình, là lẽ sống lớn cao đẹp.

            6.Nghệ thuật xây dựng nhân vật cuả Anh Đức trong “Một chuyện chép ở bệnh viện”  cũng có nhiều đặc sắc. Anh Đức luôn xô đẩy nhân vật cuả mình vào những hoàn cảnh những tình huống ngặt nghèo, đến tận cùng nỗi đau thương khổ nhục, đến chân tường bối rối không biết phải xoay trở thế nào, trong tình cảnh ấy, nhân vật phải bật ra cái bản chất cuả mình, hoặc sẽ bị đè bẹp, hoặc sẽ phải vùng lên giành lấy sự sống. Những bi thương tủi nhục cuả số phận liên tiếp ập xuống đời chị Tư Hậu, một phụ nữ bình thường, đơn độc, yếu đuối. Chị đã tìm đến cái chết để xoá cho hết những nhơ nhớp ô nhục, song không thể chết được, phải sống mà chịu đựng nhiều hơn nưã những phũ phàng cuả kiếp người. Thế nhưng đời chị không trôi đi như cánh hoa bị giẵm nát cuả số phận những người phụ nữ trong văn chương cổ điển. Con người nô lệ ấy đã được thức tỉnh, đã tỉm thấy sức mạnh nơi những người cùng khổ khác, và họ cùng chiến đấu để tự giải phóng. Những đau thương tủi nhục trở thành môi trường trui rèn nên những phẩm chất mới mà Anh Đức gọi là “cao quý và trong trẻo lạ thường”.

            Anh Đức chú ý miêu tả đôi mắt chị Tư Hậu nhiều lần. Đó là một thủ pháp vưà để cá thể hoá, vưà để biểu lộ tâm hồn, tính cách nhân vật. Lúc mới gặp chị Tư Hậu, Anh Đức nhận xét: “Cặp mắt hiền dịu. Đôi mắt đó nhìn vật gì cũng như muốn tươi đón, hỏi han”. Lúc chị Tư Hậu thấy người bộ đội dắt hai đưá con gái nhỏ vào thăm vợ ở bệnh viện, “đôi mắt chị sáng rực lên, thật tôi chưa từng thấy ánh mắt nào sáng lạ lùng như thế”. Sau khi kể lại cảnh cha chồng chết, chị Tư Hậu “đôi mắt hiền dịu và lặng lẽ, nhìn kỹ mới thấy nỗi đau đớn, thấy cái nghị lực chất chưá trong đôi mắt đó”, kể lại chuyện đội võ trang bắt vợ chồng Tư Bửu, chị Tư Hậu lúc ấy ”đôi mắt sáng ánh dữ dội”. Kể lại chuyện tình với Dũng trong đêm sáng trăng, ánh mắt chị Tư Hậu thật lạ :”Trong ánh trăng chiếu rọi, nó xanh biếc, coi đẹp mà buồn”. Những lúc chị Tư Hậu đau ốm,  ho vật vã, mặt bừng đỏ, nước mắt giàn giụa, “đôi con mắt vẫn ánh lên cái tia sáng dìu dịu”. Chị Tư Hậu có đôi mắt hiền dịu,đẹp mà buồn, ẩn dấu những nỗi đau và nghị lực phi thường. Và trong những tình huống bất ngờ, đôi mắt ấy luôn ánh lên những những tia sáng lạ cuả một sức sống mạnh mẽ, biểu hiện một nội tâm sâu kìn và phong phú cảm xúc.

            Những đoạn miêu tả thiên nhiên trong tập truyện này phục vụ thật đắc lực cho việc tái hiện hiện thực và khắc hoạ tâm lý nhân vật. Cảnh được miêu tả qua mắt nhìn và tâm trạng nhân vật. Màu sắc, đường nét, bố cục, tâm điểm là màu sắc  cuả tâm hồn. Cảnh bãi cát mênh mông, trong ánh nắng biển chiều đọng lại đỏ sẫm như máu sau trận giặc càn, tô đậm thêm nỗi bi thương khốc liệt trong tâm hồn chị Tư Hậu. Trái lại, cảnh bãi cát trắng, có đàn cò bay lượn trong đêm anh chị Tư ngồi nói chuyện và trong đêm chia tay, cũng chính là tâm hồn dịu dàng bình yên đằm thắm tình quê trong tâm hồn hai người. Cảnh trời giông bão nhiều ngày cũng là giông bão tâm hồn chị Tư Hậu khi nghe tin chồng hy sinh. Đêm trăng chị Tư Hậu đi bên Dũng, bóng Dũng cứ trùm lên bóng chị, chị cố vượt lên nhưng không sao  tách ra được, đó vưà là cảnh thực, vưà là biểu hiện tâm trạng, tình cảm cuả chị với Dũng. Bút pháp miêu tả ở đây vưà chân chất, vưà giàu sức biểu cảm, “giàu chất họa, chất nhạc và chất thơ”(Diệp Minh Tuyền), góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật cuả tác phẩm.

Thiếu Mai nhận xét: “Tôi nghĩ Một chuyện chép ở bệnh viện”  có giá trị không phải vì nó có cái may là ra đời đúng lúc, mà thực chất là vì nó phản ánh được một số nét bản chất cuả con người lao động trong quá trình giác ngộ”[[66]]. Tôi nghĩ, nếu chỉ đánh giá tác phẩm ở mặt phản ánh hiện thực thì thật là thiếu sót vì không thể nhận ra được những sáng tạo nghệ thuật cuả Anh Đức (ý thức sáng tạo, cá tính sáng tạo), càng không thấy được chiều sâu tư tưởng và giá trị nhân văn cuả tác phẩm. “Một chuyện chép ở bệnh viện”  là tiếng nói yêu thương, trân trọng và ca ngợi Con Người, là con đường giải phóng người nô lệ. “Một chuyện chép ở bệnh viện” cũng làm sáng lên vẻ đẹp nhân văn cuả chiến tranh Cách mạng, đồng thời đề xuất một lẽ sống cao đẹp (điều rất cần cho thực tế những năm 1955-1960, khi xã hội miền Bắc vừa ra khỏi chiến tranh, vưà thoát kiếp nô lệ Thực Dân và Phong kiến, và một xã hội mới XHCN chưa thành hình).

 HÒN ĐẤT (1965)

1.Hòn Đất là tác phẩm thành công bậc nhất cuả Anh Đức. Tác phẩm được các nhà phê bình không tiếc lời khen ngợi. Nó cũng để lại những ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc, nhất là hình tượng nhân vật chị Sứ. Tuy vậy Hòn Đất chỉ được đánh giá về mặt phản ánh hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ cuả nhân dân Nam Bộ, và giá trị cổ vũ cuộc kháng chiến. Phan Nhân viết : Hòn Đất “là một bức tranh chân thật về giai đoạn đầu chống Mỹ cứu nước ở miền Nam”(4). Chu Nga cho rằng sức hấp dẫn cuả Hòn Đất là từ giá trị phản ánh hiện thực: “tác phẩm đầu tiên phản ánh được một cách sinh động tính chất nhân dân cuả cuộc chiến đấu cuả đồng bào ta ở miền Nam trên 20 năm nay vẫn kiên trì và dũng cảm tiến hành”[[67]].

Như đã trình bày, nếu chỉ đánh giá tác phẩm ở giá trị phản ánh hiện thực (phương pháp phê bình Marxist) thì không thể lý giải được những khám phá sáng tạo và những đóng góp cuả nhà văn vào tiến trình phát triển cuả lịch sử văn học ; là đồng nhất một cách dung tục  mọi sáng tạo nghệ thuật vào một cái khuôn Xã Hội Học.Văn chương là sự sáng tạo cái đẹp bằng ngôn từ, cái đẹp cuả chính ngôn từ. Văn chương không làm chức năng Xã Hội Học, mặc dù nhà xã hội học có thể tìm thấy nhiều ý nghiã xã hội từ tác phẩm văn chương. Sở dĩ Hòn Đất có giá trị cổ vũ cuộc chiến đấu cuả nhân dân ta, nói như Hoài Thanh là: “…thêm lòng tin, thêm sức mạnh để tiến lên tiêu diệt quân thù”[[68]] là vì ở đây có sự đồng nhất giưã người thật việc thật với những hư cấu cuả tác giả trong tác phẩm. Nhân vật chị Sứ sở dĩ được mến yêu, ca ngợi vì nguyên mẫu là chị RÀNG, một liệt sĩ. Một lần đến thăm mộ chị RÀNG, Nguyễn Vĩnh Bảo kể lại :”…ở đây,  nhân dân kể cả người già đều kính trọng gọi chị Sứ là cô Tư. Câu chuyện cô Tư nhân dân đều thuộc như chuyện Thạch Sanh hay Tấm cám”[[69]].

Trong lần tái bản Hòn Đất năm 1983, Anh Đức đã lưu ý người đọc về việc viết Hòn Đất như sau: “Viết Hòn Đất, tôi dưạ theo những sự việc và những con người thật, nhưng chỉ lấy đó làm nguyên mẫu để sáng tạo, vì đây đã là một công việc thông thường phải làm cuả người viết, là khái quát và hư cấu, có thêm có bớt, kể cả nhân vật lẫn sự việc. Ngay như nhân vật chính là chị Sứ, từ dạng người nguyên mẫu là chị Ràng, tôi mới xây dựng nên chị Sứ, để chị vưà là người con gái đẹp đẽ kiên trinh, chẳng những cuả xứ Hòn mà còn là người con gái cuả miền Nam, cuả Việt Nam. Nói tóm lại, tôi cố gắng làm nên điều tiêu biểu chứ không làm nên những điều y như thật. Như vậy giá trị cuả Hòn Đất trong ý thức sáng tạo cuả Anh Đức là giá trị tiêu biểu cho hiện thực chứ không chỉ ở giá trị phản ánh hiện thực. Thực ra Anh Đức viết Hòn Đất với mục đích “gây mầm, gây niềm tin”[[70]], bởi vì thực tại CM những năm 1960 ở miền Nam còn rất đen tối. (tuy vậy tác phẩm được viết năm 1965 lúc cao trào đánh Mỹ đang mở ra sôi nổi trong cả nước)

            2.Chủ đề, tư tưởng cuả Hòn Đất là gì ? đó là sức mạnh vô địch cuả chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo cuả Đảng. Nói như Anh Đức, “không chóng thì chầy, mưu đồ chiến tranh đặc biệt và chiến tranh gì đi nưã cuả kẻ thù rồi cũng bị phá sản. Câu chuyện về cuộc chiến đấu chống càn xảy ra tại Hòn Đất là một trong những chứng minh đó”[[71]].Trở lại những năm tháng đầu cuả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Miền Nam, ta mới thấy được sức mạnh vĩ đại cuả chiến lược chiến tranh nhân dân. Bởi vì kháng chiến chống Mỹ là một cuộc đối đầu lịch sử, giưã một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu, vưà trải qua chiến tranh hàng trăm năm, với đế quốc Mỹ, một thế lực giàu mạnh bậc nhất trong phe đế quốc chủ nghiã cuả thế kỷ XX. Làm thế nào để thắng một kẻ thù như vậy? Quả thực, lịch sử diễn ra đã chứng minh sức mạnh cuả chiến tranh nhân dân là vô địch. Làm phá sản mọi chiến lược chiến tranh cuả kẻ thù. Ngày nay nói điều này ai cũng dễ dàng nhận ra. Nhưng vào thời điểm cuả những năm 1960-1965 lúc Hòn Đất ra đời, lúc cuộc chiến mới bước vào chặng thứ hai, nói chiên tranh nhân dân là vô địch thì không phải là một chân lý ai cũng tin. Anh Đức đã nói điều ấy đầy thuyệt phục trong Hòn Đất.

Hòn Đất là sức mạnh cuả “những con người đã từng bị dìm trong đêm tối, nay quyết tử chiến đấu giành lấy cuộc sống”. Đó cũng là sức mạnh cuả “đường lối 3 mũi giáp công, một sáng tạo cuả Đảng ta rút ra từ trong biển cả đấu tranh cuả quần chúng như là một phép màu thần thông, xưa nay trên thế giới chưa đâu có”(Lời tựa.1983).

Trong Hòn Đất tuy Anh Đức không miêu tả trực tiếp “những ngày đen tối”, nhưng qua những hồi tưởng cuả nhân vật, người đọc vẫn hình dung được những ngày tháng đó nhân dân ta đã sống khổ nhục thế nào. Đó là những cảnh bắt bớ, tra khảo, tù đày và thủ tiêu (Ngạn, Sứ) Trong tâm tưởng ông Tư Đờn, thì hình ảnh chị các bộ bị giặc bắt trói quặt tay vào gốc cây cổ thụ rồi dùng đinh đóng suốt qua hai bàn tay chị, luôn vang lên tiếng thế đòi trả thù:”Cô bác ơi hãy trả thù cho cháu” Trong những hồi ức cuả thằng Xăm, thì chính nó đã tàn sát bao nhiêu cán bộ, đồng bào ta bằng cách mổ bụng, moi gan, đập đầu, khoét đít hãm hiếp vô cùng dã man. Mẹ Sáu đã nói với Ngạn cái chân lý phải vùng lên giành lấy cuộc sống: “Tao nghĩ không lẽ mình cứ nhịn nhục như vầy hoài sao Ngạn ? Nó mổ bụng mình, nó đập đầu mình, anh em chết không biết bao nhiêu rồi. Hôm qua con Quyên với con Sứ vô rừng mò kiếm được xương thịt cuả bảy anh em mình bị nó đập bưã trước kiếm gặp ở trong bàu “. Đức đã miêu tả người dân hang Hòn chiến đấu bên cạnh cái lu đựng hài cốt các anh em đã hy sinh. Đạt đã chiến đấu và hy sinh  bên cạnh hài cốt cuả cha mình, lời chị Sứ vang lên: “Cô bác ơi hãy trả thù cho con”. Tất cả đã trở thành mệnh lệnh chiến đấu, sức mạnh chiến đấu.

Hầu như những con người chiến đấu ở Hòn Đất đều là nạn nhân cuả sự tàn sát dã man cuả kẻ thù.  Trong gia đình mẹ Sáu, ông Sáu bị giặc xử băn tại Hòn Đất năm 40 vì lý do “tội làm cộng sản, bắt được có khí giới giết người”. Hai, anh cuả Sứ hy sinh thời chống Pháp trong trận kinh Sáng Mớp Vặn. Bản thân Sứ trước khi bị giặc giết, cũng từng bị chúng nhốt chuồng cọp, chuồng sấu…Ngạn bị giặc bắt và thủ tiên nhiều lần nhưng trốn được. Thẩm là cậu học sinh thành thị chạ bị giặc giết, mẹ giặc đày Côn Đảo, em Thẩm chết ở khám Chí Hoà.. Gia đình chú Tư Rậu, thím Tư bị bặc bắt mổ bụng vì thím đội cơm vô cứ cho anh em cán bộ. Đạt không còn cha mẹ, cậu ở với bà ngoại, rồi theo anh Tám Chấn. Cha Đạt là cán bộ xã hồi kháng chiến, năm 1958 bị Diệm bắt đập đầu vứt xác trong bàu…Với tất cả những con người ấy, con đường sống duy nhất là chiến đấu.”việc đánh giặc như là sự sống “, vì “hễ có giết được một thằng giặc thì lòng họ cũng đỡ bị đè trĩu bởi cái cảnh anh em đồng chí bị chúng sát hại thê thảm trong năm đen tối”(tr.76). Chúng ta không ngạc nhiên khi Ba Rèn giữ súng hoài mà không được đánh, nên xin trả súng lại,  bị Hai Thép kiểm điềm. Ta cũng hiểu được tại sao thằng bé con chú Tư Râu bị thương phải chặt tay, cứ tiếc không được tiếp tục chiến đấu. Cũng thật cảm động khi nghe má Sáu nói “tao già thì gìa chớ tụi bay tới đâu tao cũng bươn theo tới đó. Đi đấu tranh chính trị tao đi hoài được. Hay là nấu cơm tiếp tế cho bộ đội tao cũng nấu được”(tr.35)Anh Tám Chấn nói lên cái quyết tâm :”Nếu nó còn ức hiếp mình thì mình còn đánh hoài, hết người này tới người khác. Chừng nào Mỹ rút hết mới thôi”(tr.35)

Sức mạnh cuả chiến tranh nhân dân trước nhất bắt nguồn từ lòng căm thù giặc, chiến đấu để giành lấy sự sống, nhưng cũng là cuộc đấu tranh giai cấp để giữ lấy quyền làm chủ ruộng đất cuả người nông dân mà trước đây bọn điạ chủ đã tước đoạt. Thằng Xăm nói: “Lần này tiêu diệt được hết Việt Cộng rồi, tôi đóng bót ở đây. Ruộng vườn cuả ông già, tôi lấy lại ráo. Ai làm ruộng phải nộp luá, ai làm vườn phải nộp tiền vườn. Mấy năm rồi ai giựt thì bây giờ phải nộp thoái, không được thiếu một hột”(tr.238). Cha thằng Xăm là ai ? là thằng chủ Mưu, “tên già gian ác nhất vùng “(tr.29). Khi nghe bà Cà Xợi nói về âm mưu cuả thằng Xăm, chú Tư Râu nói :”ghê không?ở đây rồi giựt đất thâu tô chớ gì, ở đây đặng bắt bà con mình trở lại cái cảnh đi mua từng thước đất nắn nồi như hồi nẩm chớ gì ?”, “…Bà mẹ nó, nó tính vậy, chớ dễ đâu gì mình chịu rũ tay lần nưã thím…”(tr.129). Gia đình má Sáu được Cách mạng cấp cho 4 công đất tốt có vườn, gọi là ưu tiên cho gia đình liệt sĩ. Bà Cà Sợi cũng được Cách mạng cấp đất. Đất đai gắn liền với sinh mệnh người nông dân. Thằng Xăm muốn cướp lại đất bắt dân làm nô lệ. Cuộc đấu tranh giai cấp trở nên quyết liệt hơn bao giờ. Chú Tư Râu nhìn xác thằng lính bị đồng đội cuả nó ném xuống biển đã thầm kêu lên :”Bớ thằng lính bỏ ruông bỏ đồng, đất đai cuả tụi bay ở nhà cũng đang bị bọn đầu trâu mặt ngưạ lấy lại, sao không lo, còn theo tiếp bọn nó đi giựt đất cuả bà con để chết thê thảm “(tr.295). Thím Ba Ú khi nói chuyện với hạ sĩ Cơ cũng nói thẳng cái ý quyết tử cuả người nông dân :”Chớ không quyết tử? tôi hỏi cậu, giả tỉ cậu bị người ta đè xuống cắt cổ, cậu muốn sống thì phải làm sao? Ít ra câụ phải lưà thế chụp dao hoặc bóp họng cái người tính cắt cổ cậu rồi phóc chạy, rồi thì mới sống được, chớ cậu nằm im ắt cậu phải chết”.

Kết hợc sức mạnh cuả lòng căm thù với sức mạnh đấu tranh giai cấp tạo nên một sức mạnh mới. Sức mạnh ấy lại được phát huy cao độ bằng sức mạnh sự lãnh đạo cuả Đảng, bằng lòng tin không gì lay chuyển được cuả người nông dân với Đảng. Từ đây, tất cả lẽ sống, vui buồn, sư hy sinh  cuả từng con người đều là vì Cách mạng. Năm Nhớ đã hát cho lính Nguỵ nghe bằng cái ý thức ấy. Ông Tư Đờn, tuy đui mù, nhưng khi đánh đờn để địch vận, tiếng đờn ấy có một sức mạnh ngầm :”Sợi dây đờn bây giờ không lẻ loi nưã. Dường như không phải có mỗi mình nó trên thân đờn nữa mà là có rất nhiều sợi…đây là tiếng đờn chạnh lòng chạnh dạ buộc người xa vợ phải nhớ vợ, ai xa con sẽ nhớ con. Đây là sợi tơ đồng réo gọi tình thương nhớ làng quê, nhớ sông nước bến bờ nhớ mồ mả tổ tiên”. (tr.269). Nhân vật chị Sứ là tiêu biểu cho vẻ đẹp, sức mạnh Cách mạng, bởi vì Cách mạng là ai? Là cngười cha bị giặc giết, là má Sáu, Ngạn, anh San, là đồng bào đồng chí xung quanh mình, là lý tưởng độc lập tự do, là nguyện vọng thống nhất đất nước. Vì thế , khi bị giặc bắt, Sứ trở nên vững chãi và quyết liệt trước mũi súng kẻ thù, đánh bại mọi thủ đoạn cuả chúng, góp thêm lửa cho cuộc đấu tranh, làm chắc tay súng hơn đồng đội đang chiến đấu trong hang.

Anh Đức thành công trong việc miêu tả ánh sáng Cách mạng soi tỏ lương tri, làm chuyển hoá đời sống cá nhân, là phát huy sức mạnh chiến đấu nơi mỗi con người. Bà Cà Xợi và Cà Mỵ đều được ánh sáng Cách mạng đem trở về với bà con. Đối đầu giưã má Sáu và bà Cà Xợi sau cái chết cuả Sứ là một cảnh xúc động. Chị Hai Thép nói với bà Cà Xợi: “Bà Sáu không giết thím đâu…thím đừng lạy đừng khóc nưã. Bà Sáu với lối xóm đây có thù là thù thằng Xăm, thù thằng Mỹ Diệm chớ không thù bà Cà Xợi đâu “(tr.236). Cũng cần nói đến chú Tư Nghiệp, một người còn nặng đều óc mê tín, “lạ thay con người còn tin trời, tin Phật đó lại có cái nguyện vọng hết sức thiết tha là được kết nạp Đảng”. Bởi chú tin Đảng có quyết tâm đánh Mỹ Diệm làm cho nhân dân được sung sướng, nông dân có đất cày, đạo giáo được giữ gìn.(tr.218). Rõ ràng chân lý cuả Đảng đã thấm rất sâu  trong ý thức cuả mỗi nhân vật, chuyển hoá họ trở thành những dũng sĩ ngoan cường. Ông Hoài Thanh nhận xét :”Ở đây tư tưởng cuả Đảng cũng rất cao mà không biết từ bao giờ đã biến thành tư tưởng cuả mọi người, hoà vào cá tính từng người, cả trong Đảng và ngoài Đảng”[[72]

Sức mạnh chiến tranh nhân dân trở thành bão táp trong đêm Hòn Đất đốt đước đưa đám tang chị Sứ. Hàng ngàn con người cuốn đi cùng với xác linh Sáu Hơn, làm kẻ thù khiếp sợ. Thằng thiếu tá Sằng đành thúc thủ. “Đ. me đánh giặc kiểu này thì Ngô Tổng Thống đánh cũng thua nưã chớ đừng nói gì tôi…Đánh giặc phiá trước động rần rần ở phiá sau thì thắng mẹ gì được. Lúc mới xuống tôi đã nói là phải giữ kỹ đừng cho dân chúng ho dậy lên, rốt cuộc cũng không giữ nổi”(tr.300)

Có lẽ Anh Đức không tập trung miêu tả bộ mặt bên ngoài cuả chiến tranh nhân dân. Bởi vì nếu xét về mặt tổ chức chiến đấu, thì cuộc chiến đấu ở Hang Hòn có nhiều sơ hở và bị động. Anh Tám Chấn chỉ xuất hiện hai lần để chỉ đạo, chị Hai Thép biến đám tang Sứ thành cuộc biểu tình và biến cái xác lính Hơn thành một cuộc biểu dương lực lượng phối hợp đấu tranh chính trị, cả hai trường hợp chỉ là chớp thờ cơ, không có trong kế hoạch đánh địch từ đầu. Việc du kích rút vào hang Hòn là một thất sách, vì bị cô lập và không có sự chuẩn bị lương thực, đạn dược từ trước. Nếu không có đám tang cuả Sứ để lợi dụng thời cơ tiếp tế,  hoặc trời không mưa ngẫu nhiên, các chiến sĩ hang Hòn cạn nguồn nước và lương thực, hoặc nếu địch đóng quân án binh lâu hơn nưã thì cuộc chiến đấu cuả du kích trong hang không thể tiếp tục. Khả năng chiến thắng là mong manh, thụ động ngay từ đầu. Không có một đường dây thống nhất chỉ đạo chiến lươc ba mũi giáp công. Mỗi mũi giáp công đều chiến đấu độc lập, trông chờ thời cơ xảy ra, không có sách lược từ trước. Chẳng hạn cả ngàn con người Hòn Đất bị lùa đi xem phim tâm lý chiến rồi ra về, mà không được ngầm tổ chức thành một cuộc đấu tranh chính trị.Anh Đức đã bỏ mất một cơ hội đấu tranh thật là uổng.

Nói là một trận càn cuả giặc, Anh Đức cũng không hề miêu tả giặc đã càn như thế nào. Cả trận càn chỉ có mọt hành động duy nhất của thằng Xăm giết chị Sứ, và hành động gián tiếp bắt bà Cà Xợi, hãm hiếp Cà Mỵ ( điều này vô lý, vì Thằng Xăm là con bà Cà Xợi sẽ không để việc này xảy ra). Còn lại, hàng ngàn tên địch chỉ tập trung đánh phá hang Hòn,  nơi đội du kích cố thủ.. Quả thực Anh Đức còn non tay và bộc lộ nhiều sơ hở  trong việc miêu tả trận chiến này, nhất là dàn dựng để tạo nên sự phối hợp ba mũi giáp công. Có thể hiểu được vì Anh Đức không phải là cán bộ quân sự, chính trị chuyên nghiệp đứng ở vị trí chỉ huy chiến trận, nên không thể có cái nhìn tổng thể cuả người chỉ huy. Tuy vậy, miêu tả và lý giải sức mạnh chiến đấu cuả từng con người, sức mạnh vô địch cuả chiến tranh nhân dân, những biến hoá chiến thuật là kẻ địch phải bó tay, thì Anh Đức đạt được những thành công đáng kể.

  1. Tiểu thuyết Hòn Đất có bước phát triển nghệ thuật gì so với tiểu thuyết Một Truyện Chép Ở Bệnh Viện? Đọc Hòn Đất, người đọc ít chú ý đến chủ đề, tư tưởng, nhưng lại bị mê hoặc bởi nhân vật chị Sứ, má Sáu. Điều ấy có được là do nghệ thuật xây dựng nhân vật của Anh Đức. Trong Một Truyện Chép Ở Bệnh Viện nhân vật liên tục được xô đẩy vào những hoàn cảnh, những tình huống ngặt nghèo ; trong hoàn cảnh ấy nhân vật tự ý thức và bật ra bản chất cách mạng cuả mình. Trong Hòn Đất, nhân vậy không bị xô đẩy mà trong hoàn cảnh, nhân vật có nhiều cách thế lưạ chọn hơn, tự nguyện hơn. Để làm nổi bật nhân vật lên,Anh Đức thường trự tiếp can dự vào tác phẩm, đứng bên cạnh nhân vật mà phân tích, bình luận. Văn bút ký xâm nhập vào tiểu thuyết ở những trường hợp này.

Chẳng hạn anh Đức bình luận tâm trạng bà Cà Xợi: “…đau đớn đến diên dại thật rồi. Thằng con bà, sau một thời gian xa vắng Hòn Đất, nay trở về đã chém một cô con gái mà người Khơme lẫn người Việt trên Hòn Đất đều yêu mến. Cô con gái đó và mẹ cuả cô lại là người ơn lớn cuả bà Cà Xợi…ơn lớn cuả gia đình mẹ Sáu, bà Cà Xợi vẫn ghi trong dạ. Cái ơn chưa trả được bao nhiêu, thì nay, thằng con tàn ác do bà đẻ ra đã chém sả xuống thân cô gái làm ơn cho bà dạo nọ” (tr.233). Ta chú ý cách Anh Đức dùng đại từ ngôi thứ ba khi nói về bà Cà Xợi, chị Sứ. Anh Đức đã trở thành ngôi thứ nhất, người kể truyện đang trực tiếp bình luận. Đó không phải là mạch suy nghĩ cảm xúc cuả bà Cà Xợi. Cũng vậy, đoạn các chiến sĩ trong hang nghe lời nói cuả Hồ Chủ tịch qua radio là một đoạn bình luận trữ tình ngoại đề (kiểu Nguyễn Tuân) về tâm trạng các nhân vật. Đó không phải là mạch suy nghĩ cảm xúc đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật.

Phương pháp xây dựng nhân vật cuả Anh Đức trong Hòn Đất được thực hiện như sau: Anh Đức tập trung miêu tả tâm lý nhân vật , mà chủ yếu là hồi tưởng quá khứ, kết hợp với xây dựng những chi tiết tạo hình độc đáo, rồi kết thúc bằng một hành động đột ngột, quyết liệt. Tiêu biểu cho cách xây dựng nhân vật như vậy là nhân vật chị Sứ và bà Cà Xợi.

Anh Đức liên tiếp miêu tả những hồi ức của chị Sứ về quá khức, về mẹ Sáu, những kỷ niệm ngọt ngào với anh San; hồi tưởng hình ảnh các đồng chí trong hang lúc Sứ bị bắt trói vào cọc trong đêm trăng, và lúc bị treo lên cây dừa. Sau cùng, và thật bất ngờ, khi thằng giặc tưởng Sứ chịu đầu hàng, nó đưa  micro cho Sứ để gọi vào hang, Sứ đã đá thốc chiếc micro đi. Từ đó, Anh Đức không còn miêu tả trực tiếp nhân lúc Sứ bị thằng Xăm chém, và chết sau một ngày. Cái chết cuả Sứ được tái hiện qua lời lính Nguỵ, lời kể cuả Ngạn, qua hình ảnh mẹ Sáu chải tóc cho Sứ, qua tâm trạng bà Cà Xợi, thằng Xăm… nhờ vậy hình ảnh Sứ được tô đậm, phóng rọi  lên nhiều lần. Sau cùng Anh Đức bình luận, đưa hình ảnh Sứ lên cao hơn, để ánh sáng cuả Sứ toả rộng hơn: “Đức kiên trinh và vẻ đẹp dịu dàng cuả người con gái đó chừng như bây giờ mới lộ ra hết, mà lại rất gần, rất quen. Kià, chị đang khẽ mỉm cười và lặng lẽ. Kià, khuôn mặt trái soan thon thả cuả chị đang mở to đôi mắt đẹp đẽ chân thật…Kià là mái tóc óng mượt tươi tốt mà cả Hòn Đất ai cũng lấy làm hãnh diện. Những nét đó từ nay chẳng hề phôi pha trong lòng họ. Những tiếng nói sau cùng của chị cũng không sao tắt được giữa lòng họ.”(tr. 214)

Mái tóc cuả Sứ là một chi tiết ngoại hình có sức gây ấn tượng mạnh, tạo nên  những xúc cảm thẩm mỹ nơi người đọc. Anh Đức đã miêu tả 4 lần mái tóc ấy: lúc Sứ chải tóc ở trong hang; lúc Sứ bị giặc bắt trói vào cọc trong đêm trăng, mái tóc bay trong gió ; mái tóc Sứ dày, mạnh mẽ lúc thằng Xăm chém chị; và mái tóc xiết bao mến thương lúc mẹ Sáu chải tóc cho Sứ, trước lúc dân  làng rước xác Sứ đi chôn. Đây là thủ pháp nghệ thuật để tạo hình cho nhân vật chứ không hẳn là Anh Đức mượn mái tóc để nói lên bản chất nhân vật như Chu Nga đã nhận định :”Nhà văn Anh Đức đã mượn bộ tóc để nói lên sức sống cuả nhân vật mình, và qua hình ảnh bộ tóc truyền thống đó, anh còn nói lên được sức mạnh cuả người phụ nữ Việt Nam”[[73]]. Cũng có thể hình ảnh mái tóc chưá đựng những ý nghiã biểu tượng : biểu tượng người phụ nữ truyền thống gắn bó với quê hương, biểu tượng cho “đội quân tóc dài”…Người đọc yêu mến Sứ là yêu mến vẻ đẹp bên trong cuả nhân vật, điều là anh Đức dày công xây dựng. Lòng yêu mến ấy khổng chỉ bởi mái tóc Sứ. Hình ảnh mái tóc óng mượt. thiên nhiên đêm trăng ánh vàng ngời ngợi,  tâm trạng trữ tình cuả chị, chỉ là những yếu tố bên ngoài bồi đắp thêm, cụ thể hoá hơn nhân vật. Những yếu tố ấy các nhà phê bình đã nói đến như những yếu tố phi hiện thực, không thể có thật trong điều kiện đấu tranh khốc liệt với kẻ thù. Những yếu tố ấy có thể coi là những vòng hào quang nhiều sắc màu bao quanh một bức tượng được khắc tạc công phu.

Anh Đức cũng phân tích khá kỹ tính cách bà Cà Xợi qua những hồi tưởng liên tiếp về quá khứ, đồng thời vẽ nên những nét độc đáo về ngoại hình. Nhân vật này luôn ở trong bóng tối, bước đi chập chững và vấp ngã. Bóng tối là tượng trưng cho nhân vật bà Cà Xợi. Bà như điên dại , rất say nhưng rất tỉnh, tỉnh đến rợn người lúc bà làm gà cho thằng Xăm nhậu, sau đó đi gọi du kích đến giết nó. Anh Đức cũng đặt bà Cà Xợi bên cạnh má Sáu, như là một thủ pháp tương phản để làm hiện rõ nhân vật lên.

Những nhân vật như ông Tư Đờn, thím Ba Ú, chú Tư Râu, Ngạn, Quyên cũng gây được ấn tượng đáng kể, tuy nhiên Anh Đức chưa tạo được bề sâu tâm lý, chưa có nét độc đáo tạo hình. Các nhân vật này chủ yếu được miêu tả qua hành động nên ít có sức lắng đọng. lẽ ra Ngạn, Hai Thép, Tám Chấn cần phải được miêu tả công phu hơn, ấn tượng hơn vì đó là những người lãnh đạo 3 mũi giáp công, thể hiện chủ đề, tư tưởng cuả tác phẩm, thế nhưng  3 nhân vật này lại mờ nhạt.

Nét đặc sắc chung là Anh Đức ghi lại được những nét tính cách con người Nam Bộ. Đó là vẻ linh lợi, mềm mỏng, xông xáo cuả thím Ba Ú, nỗitủi nhục âm thầm và sức mạnh vùng dậy cuả ông Tư Đờn, tấm lòng yêu thương thiết tha “dân ruộng” cuả Tư Râu, tính bộc trự chân thành cuả  chú Tư Nghiệp, cái gan dạ hồn nhiên cuả thằng Út con Tư Râu, cái vô tư xởi lởi cuả Quyên, dũng khí cuả Ba Rèn và tính chín chắn của Tám Chấn

Bút pháp cuả Anh Đức trong Hòn Đất là bút pháp hiện thực, nhưng cảm hứng lãng mạn và cách viết lý tưởng hoá chi phối ngòi bút Anh Đức. Anh Đức còn dùng nhiều đoạn bình luận trữ tình ngoại đề để xây dựng nhân vật, Văn bút ký thâm nhập văn tiểu thuyết khá rõ. Anh Đức cũng tả cẩn cảnh nhiều chi tiết tạo nên sự sống động cho nhân vật.

Văn Anh Đức trong Hòn Đất cũng có những khác biệt với văn trong Một Truyện Chép ở Bệnh Viện. Văn trong Một Truyện Chép ở Bệnh Viện mộc mạc, không tô vẽ, ngôn ngữ miêu tả trực tiếp đối tượng, chưa bị khúc xạ qua tâm trạng chủ quan của tác giả. Câu văn Hòn Đất văn chương hơn, có  rất nhiều từ chuyên chở cảm xúc cuả tác giả, nhiều đoạn văn suy tưởng xử dụng cấu trúc trùng điệp. Chẳng hạn cảnh trong hang Hòn. “Những gộp đá xếp chất chồng trên vòm hang có nhiều kẽ hở, nhờ vậy ánh sáng từ ngoài len vào được. Nhưng ánh sáng len vào cũng không nhiều, nó chỉ vưà tạo ra cái cảnh tranh tối tranh sáng , khiến những ai ở trong hang đều cảm thấy như mình ở giữa đêm sắp hầu tàn mà ngày thì chưa rạng. Ấy là màu cuả buổi tinh mơ mới chớm, màu bóng đêm nhoà xoá, nhưng bình minh lại chưa đến. Trong hang có cái vẻ sinh động riêng biệt, hơi huyền ảo, với những bước chân không động, tiếng cười nghe cũng ấm hơn , và mọi người chỉ có thể vừa đủ nhận ra nhau chứ không trông thấy rõ mặt nhau lắm”(tr.88) Người đọc không thể hình dung cụ thể cảnh trong hang bởi vì cảnh được miêu tả qua những cảm nhận chủ quan cuả tác giả.

Trong Hòn Đất, Anh Đức có tài tả cảnh sinh hoạt, từ những đối thoại đời thường, chuyển sang sự việc chính của câu truyện, khiến mạch truyện phát triển tự nhiên. Phần đầu của mỗi chương là những cảnh sinh hoạt đời thường. Anh Đức không dừng lâu ở những tình huống căng thẳng, bi luỵ mà thường chuyển nhanh sang một câu chuyện vui khác, thưuờng ngày hơn. Tuy vậy, mạch phát triển những mâu thuẫn của cốt truyện vẫn giữ được độ căng lien tục từ đầu đền cuối, khiến cho truyện luôn hấp dẫn. Điều này khác biệt với Một Truyện Chép ở Bệnh Viện, tình huống truyện diễn ra dồn dập quyết liệt, những đau thương, vui, buồn ập đến như giông bão không ngớt. Ở Hòn Đất, ngay cả những tình huống dữ dội cũng được miêu tả bình tĩnh hơn, nhẹ nhàng hơn, vui vẻ hơn.

Anh Đức cũng dùng kỹ thuật điện ảnh để đặc tả nhiều cảnh. Người đọc biết rằng nhân vật đang trải qua những cảnh chết người, và cũng biết chắc rằng nhân vật sẽ không sao (bởi nếu nhân vật chết thì hết truyện). Đó là cảnh anh em du kích chiến đấu cản địch ở vườn cây ; cảnh Ngạn đi bắt Ba Phi; cảnh Ngạn,Tới, Trọng đi bẻ dưà, tiến đến sát cạnh bọn lính nguỵ đến nỗi mỗi khi chúng hút thuốc, Ngạn đều nhìn rõ mặt chúng, vậy mà Ngạn không bị phát hiện ; hoặc cảnh Quyên chụp gói bộc phá sắp nổ ném ra ngoài một cách dễ dàng trong một hoàn cảnh đang chiến đấu và chịu áp lực một sống một chết. Sau cùng, trong cuộc đoàn tụ giưã nhân dân và các chiến sĩ trong hang, ta gặp lại đủ mặt, chỉ vắng Đạt và chị Sứ. Nhân dân Hòn Đất cũng không mất ai, không thiệt hại gì, ngoài một số cây vườn bị đạn chém.. tất cả những cảnh ấy chất chân thực hiện thực bị giảm, mặc dù Anh Đức có tạo được những mỹ cảm nhất định. Người đọc cũng nhận thấy sau cái chết cuả chị Sứ, câu truyện trở nên nhạt hơn. Mạch truyện phát triển chỉ còn là những sự kiện, thiếu chiều sâu miêu tả và phân tích, không có nhân vật đủ sức thay thế chị Sứ trong việc thu hút sự quan tâm cuả độc giả.

Có một sự thật là, viết Hòn Đất, Anh Đức muốn thể hiện một chủ đề và tư tưởng lớn về sức mạnh cuả chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo cuả Đảng, thế nhưng hiệu quả thực tiễn , Hòn Đất chỉ thành công ở phần viết về chị Sứ. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật, nhưng không tạo được một chủ đề, tư tưởng đủ sức tỏa sáng để nâng tác phẩm lên tầm một tác phẩm tư tưởng. Đó là chỗ non tay cuả Anh Đức.

            Trong Hòn Đất, thời gian nghệ thuật hết sức đặc sắc. Thời gian như ngừng lại, trôi thật chậm, trong khi các sự việc lại xảy ra dồn dập. Anh Đức đã miêu tả nhiều cảnh cùng xảy ra trong một thời gian. Chẳng hạn, cùng một lúc mưa, cảnh lính ngụy ở nhà thím Ba Ú, nhà Tư Đờn, cảnh trong hang Hòn hứng nước mưa. Trong khoảng thời gian mưa, bao nhiêu tâm trạng nhân vật cứ trôi chảy, lấn át hẳng thời gian hiện thực. Anh Đức đã khai thác triệt để mọi khả năng cuả thời gian để làm cô nén hiện thực. Cuộc chiến đấu của các chiến sĩ hang Hòn diễn ra cả ngày lẫn đêm, khiến cho thời gian nghệ thuật trở nên dài hơn, rộng hơn thời gian hiện thực. Đó là cảnh bà Cà Xợi uống rượu trong đêm, cảnh chị Sứ bị giặc bắt trói trong đêm trăng, cảnh rước đuốc đưa đám tang chị Sứ, cảnh hái dưà trong đêm, cảnh chờ đợi trong yên lặng khi giặc đánh bộc phá trong đêm,…

Cuộc chiến đấu không lâu dài trong hiện thực nhưng lại thật lâu dài trong thời gian nghệ thuật, bởi trong khoảnh khắc ấy đã chưá đầy đủ số phận cuả từng nhân vật : cuộc đởi thằng Xăm từ lúc sinh ra đến lúc chết, số phận cuả bà Cà Xợi, cuộc đời chị Sứ… Khoảnh khắc ấy cũng chưá đựng  cả một giai đoạn lịch sử cuả những năm tháng đau thương và quật khởi, bộc lộ một chân lý cuả thời đại, chân lý “không có gì quý hơn độc lập tự do”, làm sáng lên tính cách anh hùng cuả con người Việt Nam thời đánh Mỹ. Miêu tả thời gian nghệ thuật trôi chậm là một thành công cuả Anh Đức. Nó giúp người đọc nhận rõ hiện thực, nhận rõ từng con người, nhìn thấy cái diện rộng cuả không gian và có thể nhìn tới cái tương lai cuộc kháng chiến chống Mỹ, mặc dầu Hòn Đất mới chỉ là những chặng đầu. Cảnh bọn lính rút chạy trong đêm khỏi Hòn Đất sau khi liều chết để “gây tiếng vang” chỉ là cảnh thu nhỏ sự tháo chạy cuả Mỹ ngày 30/4/1975 sau này. Anh Đức tuy không làm “điều y như thật” mà chỉ là “điều tiêu biểu” nhưng anh Đức đã khắc tạc được hình ảnh con người VN, nói được tiếng nói thời đại và miêu tả được “tiếng nói ứng nghiệm” cuả văn học.

ĐƯÁ CON CUẢ ĐẤT (1976)[[74]

            1.Đây là tập truyện viết về những đưá con cuả người nông dân đánh Mỹ. Đọc tác phẩm Anh Đức, người đọc đã gặp con Thuỷ, thằng Nhã con chị Tư Hậu (Một Truyện Chép ở Bệnh Viện), con chi Lộc sinh ra trong lúc chị bị giặc bắt đi đày, bé Hòa mồ côi ở với cô giáo Út Diệu (Muà Gió), thằng Trung con chú thím Ba (Đưá Con), con Thuý , thằng Út chiến đấu trong hang Hòn.. tất cả những đưá trẻ ấy đều sinh ra và lớn lên trong cuộc hiến đấu, chịu bao nhiêu đau thương do tội ác cuả giặc gây ra. Đó là hình ảnh tuổi thơ VN, là đối tượng cần được văn học miêu tả, khám phá. ĐƯÁ CON CUẢ ĐẤT cuả Anh Đức là tập truyện tiếp theo về những thế hệ con người VN kháng chiến. Trong tập truyện này người đọc cũng gặp một phong vị mới mẻ của văn Anh Đức, những thể nghiệm mới cuả ngòi Anh Đức chưa có trước đó.

Trước hết Đưá Con Cuả Đất là hiện thực đau thương của tuổi thơ Việt Nam bị bắt làm nô lệ, bị hành hạ man rợ. Cha mẹ Quyết bị giặc giết. Quyết bị bắt về nhà Biện Tư ở đợ trừ nợ. Ở đây Quyết gặp hai đưá trẻ ở đợ khác là Thắm và Biếc. Cha của hai đứa trẻ ấy chết ngoài bàu rừng, mẹ bị giặc bắt tù và đánh chết trong khám, hai đưá bị Biện Tư bắt về làm nô lệ. Quyết đã nhận ra thủ đoạn thâm độc cuả Biện Tư: “Mấy đưá con nít mà cha mẹ chúng bị sát hại thì Biện Tư gom về ở đợ cho y hết”. Ở nhà Biện Tư và sau này bị bán sang nhà Bảy Vàng, Quyết đã bị thằng Hoành lấy lưỡi hái móc vào mặt, và Bảy Vàng dùng cây đập vào đầu ngất xỉu, chết đi sống lại. Thằng Cần, Khởi, Lắm, 3 đưá trong khẩu đội đại liên cuả Quyết, cũng có hoàn cảnh bi thảm không kém. Ba của Cần đem thân bón gốc cao su, mẹ Cần bị miểng pháo giặc khoét mất hai con mắt. 12 tuổi Cần đã phải theo mẹ đi cạo mủ cao su. Ba cuả Khởi đi Vệ Quốc Đoàn hy sinh hồi kháng chiến lần trước. Lắm lúc nhỏ phải đi bán  cà rem kiếm sống, có lúc bị bọn lính đập bể thùng cà rem, Lắm phải đi theo gánh hát. Thằng bé Tư, đưá nhỏ đi theo Lắm, ba má nó cũng chết ở Phú Lợi. Lắm đã chỉ đích danh thằng Mỹ là kẻ thù: “Thử hỏi ai bắt ba má thằng bé Tư nhốt vô trại Phú Lợi, để cho thằng bé Tư đói, không thằng Mỹ thì thằng nào? Ba đứa con và vợ của chú Chín Thắng bị bom đià Mỹ tiêu diệt không để lại dấu tích gì, khiến cho chứ gần như phát điên lên vì đau khổ và căm giận. Trận ném bóm cuả Mỹ ở Long Phước đốt trụi bao nhiêu mái nhà khiến cho bao nhiêu đứa nhỏ bơ vơ. Quyết đã cứu được hai đứa nhỏ trong lửa cháy, không biềt con của ai. Trong trận Đất Đỏ, bọn lính Da Beo đã tràn vô trường học, dùng các em học sinh làm bia đỡ đạn cho chúng…Có thể nói, không có đưá con nông dân nào thoát khỏi những tai ương bom đạn tội ác cuả giặc Mỹ xâm lược, Đứa Con Của Đất là những đưá con đau khổ bi thương.

Trong hoàn cảnh ấy, con đường sống duy nhất cuả tuổi thơ là phải cầm lấy súng đánh Mỹ. Quyết đã lặn lội 3 ngày đêm trong rừng đi tìm cho được bộ đội xin đi theo chiến đấu, dù chưa đủ tuổi. Má của Cần cũng quyết tâm cho con đi bộ đội :”thúc giục đi kiếm bộ đội mình, thúc giục tới cái mức như là đuổi nó đi”.Thằng Cần thương má trơ trọi, mù lòa nên đi không đành. Má nó đòi tự vận để cho nó không còn bị ràng buộc mà đi cho dễ dàng.

Đông đảo bộ đội cùng trang lứ chung quanh Quyết cùng hoàn cảnh như Quyết :”toàn những anh quanh năm mặc quần xà lỏn phơi cặp chân mộc thếch như tôi. Đông đảo những đứ cùng trang lứa như tôi đều từ miệt vườn tới tiểu đoàn đi đánh giặc”. Đánh Mỹ là tự giải phóng, là giành lấy sự sống, giành lấy tự do. Quyết đã khằng định cái mục đích ấy: “…tám chín năm nay… Mỹ đã vô giết hại phá phách nước mình tàn mạt. Còn tại sao tụi tay sai nó quyết theo Mỹ phá hoại bà con, phá hgoại Cách mạng? là vì tụi nó giàu gắt củ kiệu, nó muốn bóc lột, muốn ăn trên ngồi trốc, muốn làm giàu hoài, mặc kệ bà con mình cực khổ chết chóc lãnh bom đạn Mỹ ra sao thì ra. Tụi nó không có nhiều, nhưng nó muốn chơi cha, bắt bà con mình làm mọi cho Mỹ, để nó ngồi hưởng sang giàu mập ú hoài hoài…Cách mạng cũng cương quyết không cho thằng Mỹ ở xứ xở mình, nhứt  định phải tống cổ nó đi. Nói thiệt, còn thằng Mỹ thì nước mình ít năm nữa chỉ còn là bãi bom” (tr.365). Quyết nghĩ đến tương lai khi đánh thắng Mỹ :”chừng đó tôi cũng sẽ làm ruộng, như ba má tôi đã làm, nhưng khác với tình cảnh của ba má tôi, chuyến này tôi sẽ cày, bừa, gieo, sạ trên miếng ruộng mình giành giựt lại”(tr.197). Đó là con đường cuả tuổi trẻ nông thôn. “Con đường có ngày mưa tầm tã, có lúc đông nghịt mặt thù, nhưng rồi con đường sáng trưng hiện lên lớp lớp khuôn mặt đồng đội thương yêu người còn người mất”(tr. 401)

Dù kẻ thù là Anh Cả Đỏ, là Da Beo, Cọp Biển, bọn Úc hay gì đi nưã, chúng cũng không thể cản được bước chân anh Giải Phóng Quân xống tới, đạp trên đầu thù. Sức mạnh những Đưá Con Cuả Đất là sức mạnh của lòng yêu thương và căm thù. Căm thù ác ôn tay sai bóc lột, căm thù Mỹ dã man. Yêu thương máu thịt cha mẹ, đồng đội, xóm làng bị giặc tàn sát phá hoại. Anh Đức miêu tả nhiều lần (ít nhất 16 lần) Quyết nhớ lại những thảm cảnh cuả cha mẹ, đồng đội, người thân yêu bị giặc giết [[75]]. Lòng căm thù của Quyết luôn sôi sục. Quyết đã giải thích hành động bóp cổ vợ Bảy Vàng như sau: “Ví dụ như nhà Biện Tư, nhà Bảy vàng không ức hiếp tôi, ví dụ như ba má tôi không bị mổ bụng, ví như tôi không ngó thấy tụi biệt kích đâm hết nhát dao này tới nhát dao khác lên lưng những cô chú cán bộ bị bắt dẫn qua  chòi ruộng trong cái đêm nọ thì có khi tôi chưa làm dữ với con mẹ Bảy Vàng. Giá như cô Tám không bị giựt đất, chị em con Biếc không phải cơ cự như con tép lặn tép lội, giá như chị Đạm không chết trong lẫm lúa thì chắc tôi cũng chưa doạ bóp cổ con mẹ Bảy vàng…Tôi doạ mụ Bảy Vàng là tôi doạ hết thảy đám người bấy lâu ức hiếp chúng tôi.”(tr.112).

Trong khi chiến đấu, Quyết ao ước có được thứ vũ khí dữ dằn”để được trả thù một cách quyết liệt, đích đáng “(tr.187). Khi đã có cây súng dữ dằn trong tay, tâm hồn Quyết luôn vang lên tiếng kêu gọi trả thù: “hình như bên tai tôi vẳng tới một tiếng nói rất nghiêm của cha mẹ, của ông bà cô bác và của cả ruộng đồng sông rạch. Tiếng nói đó bảo rằng :’đã có một cây súng tốt cho con rồi đó, con hãy cầm lấy cùng anh em đồng đội mà đi trả thù. Chỗ nào chúng nó làm chảy máu bà con anh em mình, chỗ ấy con phải bắt chúng nó đem máu mà trả. Chỗ nào con đã ngó thấy chúng thiêu sống những em cháu ngây thơ của mình, chỗ đó con phải thiêu đốt chúng” (tr. 201) Lúc xạ thủ đại liên, Quyết cũng chọn tầm bắn để trả thù: “Sở dĩ tôi bắn thằng địch ở tầm bụng là vì hồi năm 1957 ba tôi bị tụi nó mổ phanh bụng.Cái cảnh đó tôi nhớ hoài, cả trong khi bắn tôi cũng nhớ và muốn xé phanh bụng chúng nó ra y như chúng đã mổ bụng ba tôi”(tr. 261). Với lòng căm thù như vậy, Quyết đã tiến công làm kẻ thù khiếp sợ, đến nỗi nghe tên Quyết Giò đôí với chúng là  nghe tên tử thần. Trận chống Mỹ càn ở  Long Phước là một điển hình về tinh thần tiến công cuả những Đưá Con Cuả Đất. Kẻ thù dù có vũ khí hiện đại, dù mưu ma chước quỷ thì cũng thảm bại.

Căm thù cháy bỏng cũng là yêu thương mãnh liệt. Trước hết Quyết yêu thương khôn nguôi cha mẹ mình. Khi lớn khôn hơn, Quyết yêu thương những con người nghèo khổ, “dân ruộng” cuả mình, gần gũi là cô Tám, là Thắm và Biếc. Khi đã nhìn rõ kẻ thù, Quyết yêu thương đồng bào, đồng chí, đồng đội. Lòng yêu thương ấy cứ lớn dần lên mãi,  mạnh liệt hơn, ý thức giác ngộ giai cấp sâu sắc hơn. Trong đêm nằm ngoài chòi Quyết đã nhớ ngay đến đôi mắt người cán bộ dạo nọ ở nhà mình, “đôi mắt mà dạo đó, mỗi tối ló lên khỏi hầm là lại tươi cười nhìn tôi với chị Hoà, đôi mắt không nói mà như nói lên lời âu yếm”. Sau đó khi được giao nhiệm vụ cứu thoát người cán bộ ấy, Quyết đã hết sức phấn khởi thực hiện ngay. Quyết đã bị thằng Hoành móc lưỡi hái vào mặt tra khảo tưởng chết. Nhìn bất cứ ai, Quyết cũng phân biệt được là bạn hay thù và có thái độ đối xử đúng mức. Quyết thương Thắm và Biếc bằng tình thương của anh bảo bọc hai đưá em ruột thịt. Thương cô Tám, má Năm như con thương mẹ. Thương Cần, Khởi, Lắm bằng tình đồng đội, đồng chí cùng sinh cùng tử. Thương yêu và kính trọng Ba Luá, Sáu Dũng như hai người anh đã dìu dắt Quyết trên con đường trưởng thành. Chính  Quyết đã cõng xác hai anh về nơi an toàn, mặc dù phải đi dưới tầm pháo giặc hết sức hiểm nguy. Quyết lo cho bà con bị bom pháo giặc tàn sát. Quyết yêu thương cả trâu bò đồng ruộng nưã. Quyết tâm sự: “nghe trâu bò chết, tôi xót ruột lắm, con trâu con bò chết đối với tôi là sự thiệt thòi nằm kề sau mạng người. Lâu rồi con trâu con bò  với tôi là bầu bạn, là nghiã ơn. Những con vật đó có lúc đã cho tôi đi mà chân không lấm đất, đã để tôi ngủ trên lưng, và đôi mắt chúng lắm khi đã nhìn tôi ướt rượt, buồn bã như là chúng cũng hiểu được nỗi bơ vơ khổ cực của tôi” (tr.205). Quyết thương ông Cổ bằng một tình yêu thấm thía tình người. Lão Cổ  chút nưã  đã bị biến thành Xà niên. Và khi gặp Xà niên, lòng yêu thương con người cuả quyết vụt lớn lên thành một tình cảm nhân đạo đẹp đẽ, nhất là khi quyết so sánh Xà niên với những con người – thú Mỹ.

Trên con đường sáng trưng đi về tương lai nhiều thế hệ cùng đi với Quyết. Quyết đi đâu cũng đem theo chiếc áo của má. Hình ảnh người mẹ bị giặc giết ấy luôn đi theo cổ vũ con mình . Quyết kể: “Phiá trước mặt chợt hiện ra dần khuôn mặt má tôi. Nhưng không phải là má tôi trong cảnh chết, mà trong cảnh ngày thường, lúc có thai ngồi may vá quần áo cho tôi. Tôi ngó thấy hoài, hễ cất bước đi tới đâu thì má theo cùng tới đó” (tr.175). Trên con đường ấy còn có thế hệ cha anh đã chiến đấu và hy sinh đẹp đẽ, khích lệ biết bao đối với tuổi trẻ. Anh Ba Luá, Ba Đấu, Sáu Dũng, anh bé, anh Vững, chị Tám Mây, chú Chín Khẩn, chú  Chín Thắng, đó là những gương mẫu thật đẹp đẽ đối với Quyết. Quyết đặc biệt ngưỡng mộ chú  Chín Thắng, người được gọi là ông già gân đánh giặc như giông như bão. Quyết thổ lộ: “chưa chi tôi đã thấy mến chú ngay. Bởi bất luận thế nào, một người nông dân đáng bậc cha chú mà còn cầm súng đánh giặc cũng đã đủ khiến mình phải nể rồi” (tr.167). Ông Xà 103 tuổi và ông nội Khởi hơn 70 tuổi là hai người được Quyết hết sức khâm phục. Ông Xà đã lấy thuốc chữa khỏi sốt rét cho Quyết. Cũng chính ông có cái ná bắn voi mà trong sóc Chùm Đuống không ai lên nổi, trừ chính ông. Quyết thánh phục cái sức mạnh kỳ lạ ấy. Ông Xà nói: “tao đã nói rồi mà. Hễ đứa nào đánh chết được nhiều thằng giặc Mỹ như anh bộ đội đây thì lên được cây ná cuả tao thôi mà”(tr.415). Còn ông nội Khởi, cái ông già ham chiến trận, đã bắt Quyết phải kể lại thật tỉ mỉ các trận đánh cuả mình cho ông nghe. Sau trận càn ở Long Phước, mặc dù ông đang đau đứt ruột vì đưá cháu yêu hy sinh (Khởi), ông đã đòi đi coi chiến trường cho bằng được. Trước cánh đồng còn tanh máy giặc Mỹ, ông hồ hởi bảo :”lên đây, thằng Quyết mày leo lên đây tao cõng mày đi giáp đồng. Trời đất ơi, tao đâu dè tụi bay đánh nó tận mạng như vậy. Tao hết buồn rồi, tao sướng con mắt tao lắm rồi Quyết ơi” (tr.381)

Rõ ràng là Quyết đã kế thưà được phẩm chất ngoan cường của cha anh. Quyết nhớ rất kỹ lời anh Ba Đấu, chị Tám Mây, Quyết học cái bất khuất, gan lỳ cuả chú Chín Khẩn, cái ẩn nhẫn cuả anh Ba Đấu, cái xông xáo như cọp cuả chú Chín Thắng, và nhất là sự giác ngộ tình thương yêu giai cấp sâu sắc.

Nhưng thế hệ trẻ có những sáng tạo riêng cuả mình mà thế hệ cha anh không có. Quyết đã tự rút ra cho mình nhiều bài học chiến đấu. Bài học có gan, có chí (tr.25), bài học về sức mạnh con cá rô (tr.39), bài học cây chìu “không cắm thì thôi, đã cắm là hút lên cho kỳ được nước. Là con người, tôi phải hơn sợi dây đó, không làm thì thôi, đã làm là phải tới chốn”(tr.122), bài học con heo rừng có gan vượt chết liều cắn bỏ một chân (tr.143). Quyết tìm ra cách bắn đại liên phát một, làm lớp học đại liên hết sức ngạc nhiên (chương 25). Quyết đã đề nghị một cách đánh táo bạo trong trận giải phóng ấp chiến lược Long Tân. Với Quyết , mỗi trận là một sáng tạo về cách đánh. Tinh thần sáng tạo ấy là tinh thần của dân tộc. Nhân vật Quyết đạt đến tính điển hình của tuổi trẻ đánh Mỹ và chủ nghiã anh hùng cách mạng Việt Nam. Với Quyết, chiến đấu là hạnh phúc, là tự do.

Tuổi trẻ đánh Mỹ cũng góp nhiều xương máu cho tổ quốc. Chúng ta thật đau xót khi chứng kiến cảnh các nữ thanh niên xung phong đi lấy gạo ở kho, bị giặc Mỹ hãm hiếp, đánh mìn Claymor giết hại. Cái chết của Cần để lại cho bà mẹ mù loà bao nhiêu bi thương. Ông nội và mẹ của Khởi đau đớn lặng người trước cái chết cuả đưá con yêu. Lắm hy sinh, đem theo tiếng kèn vẫn còn như đang thôi thúc tâm can đồng đội. Ba Luá, Sáu Dũng đều hy sinh đột ngột. Cả Quyết và Thắm đều bị thương, mấy lần chết hụt. Tuy vậy, sự hy sinh không làm nản lòng người còn sống, trái lại, càng làm tăng sức mạnh chiến đấu, thôi thúc họ xông lên tiêu diệt kẻ thù.

Thành công của Anh Đức là miêu tả được thế hệ trẻ đánh Mỹ là một thế hệ thần kỳ, nhưng rất đỗi bình dị , gần gũi. Đã lý giải khá sâu sắc và thuyết phục những phẩm chất bên trong, vẻ đẹp lý tưởng và động cơ chiến đấu của thế hệ trẻ. Đã vẽ được bức tranh lớn nhiều khuôn mặt đẹp đẽ, hồn nhiên và anh hùng. Đã khẳng định con đường tương lai sáng trưng mà thế hệ trẻ đang đi tới

            2.Về nghệ thuật, Trong Đưá Con Cuả Đất, Anh Đức có nhiều thể nghiệm mới mẻ.

Có đôi  chút tương đồng với Một Truyện Chép Ở Bệnh Viện khi Anh Đức để nhân vật chính xưng Tôi kể lại cuộc đời mình, nhưng ở đây, Anh Đức không can dự trực tiếp vào tác phẩm như ở Một Truyện Chép Ở Bệnh Viện. Chị Tư Hậu kể lại quá khứ theo thứ tự thời gian, vưà kể vưà phân tích tâm lý, cảm giác của mình trong từng hoàn cảnh ; giòng đời là những khoảng cách sự kiện. Quyết cũng kể lại cuộc đời mình, nhưng là một dòng đời  tuôn chảy. Đưá Con Của Đất là dòng hồi tưởng liên tục. Yếu tố đẩy câu chuyện đi tới là sự vận động của tâm lý nhân vật. Cái chất làm kết dính sự kiện và nhân vật cũng là tâm lý nhân vật chính. Hiện thực không được miêu tả trực diện, mà được cắt xén, chọn lọc và khúc xạ qua tâm lý nhân vật. Nhân vật chính dõi mắt đến đâu thì cái phần hiện thực hiện lên đến đấy. Anh Đức không miêu tả toàn cảnh. Tâm lý những nhân vật khác cũng không được miêu tả trực tiếp mà chỉ được thể hiện qua nhận xét của nhân vật chính.

Chọn lựa cách viết như vậy, Anh Đức có điều kiện đi sâu  khám phá tâm hồn nhân vật chính hơn, chuyển cảnh mau hơn, hiện thực được chọn lọc hơn, tránh được sự miêu tả dài dòng những yếu tố bối cảnh không cần thiết. Tuy vậy, thủ pháp này đã hạn chế ngòi bút Anh Đức khi cần phản ánh ở diện rộng hiện thực phong phú và phức tạp. Tính nhạc ngôn ngữ của tác phẩm trở nên đơn điệu. Chẳng hạn, vì theo dõi khẩu đội của Quyết, Anh Đức đã không miêu tả được toàn cảnh trận chống  càn ở Long Phước, khiến cho nhân vật Quyết dường như chỉ chiến đấu đơn độc, và nhân vật lính Mỹ chỉ như  những hình nộm, những con thiêu thân ngờ nghệch trước bão lửa đại liên cuả Quyết.

            Thời gian nghệ thuật trong Đứa Con Của Đất cũng đa dạng. Đó là thời hiện tại lúc Quyết kể chuyện. Toàn bộ câu chuyện là ở thời quá khứ được hồi tưởng. Câu chuyện lại diễn ra trong thời hiện tại tiểu thuyết. Thời hiện tại tiểu thuyết ấy được miêu tả ở tốc độ châm và cô đặc. Có cả thời quá khứ của qúa khứ, tức là tác giả cho nhân vật vượt qua trước một thời gian rồi kể lại những sự việc cuả thời gian ấy. Có khi  là một quãng thời gian không xác định. Đuợc giới thiệu bằng những từ phiếm chỉ như: “hồi đó”, hoặc “khi muà mưa đến” (tr.315). Cũng có thời gian cụ thể như hồi 1957 ba quyết bị giặc giết, Quyết ở nhà Bảy Vàng từ 1959-1963 (tr.89). Nhưng thường là thời gian bị thu nhỏ lại, chỉ đủ ngươì đọc nhận biết thôi. Thay vào đó. Anh Đức tập trung miêu tả chuỗi sự kiện và tâm lý nhân vật trong chuỗi sự kiện đó. Chương miêu tả Quyết ở đường dây giao liên của chị Tám Mây là thí dụ về cách thể hiện thời gian thu gọn nhờ kết hợp tâm lý nhân vật và sự kiện.

Do sự miêu tả xâu chuỗi các sự kiện thông qua sự kết nối tâm lý nhân vật, cùng với miêu tả sự thay đổi bối cảnh và sự trưởng thành lên của nhân vật, Anh Đức làm người đọc cảm nhận được chiều dài 7 năm thăm thẳm của hiện thực. Đó là quãng thời gian từ khi cha mẹ Quyết bị giặc giết đến khi Quyết dự Đại Hội anh hùng trở về, lên được cây ná bắn voi ở nhà ông Cổ. Chính dòng chảy sự kiện, sự vượt qua lớp lớp nhân vật, sự vận động qua nhiều địa danh đã tạo nên hiệu quả ấy về thời gian.

Nếu Hòn Đất là một không gian hẹp, không gian không biến đổi, thì  trong Đưá Con Của Đất, không gian luôn vận động, biến đổi. Nhân vật đi qua rất nhiều điạ bàn, nhiều tình huống : từ rừng xuống biển, từ ruộng đồng lên thành thị, từ hoàn cảnh phải ém mình trong một giao thông hào chật hẹp đến cảnh sống ung dung trong một khách sạn hiện đại đầy đủ tiện nghi (nhà của tướng nguỵ Khang); Từ những ngày nắng đổ lửa đến những đêm mưa tầm tã (đêm Quyết gặp xà niên). Từ nông nỗi nằm một mình sát kề cái chết (lúc quyết bị Bảy Vàng dùng cây bổ xuống đầu), đến những phút sung sướng được nhân dân đón rước hết sức tưng bừng ; từ khung cảnh mịt mù khói súng ngập nguạ máu thù,  đến cảnh mát rượi yêu thương lúc Quyết đi bên Biếc, qua suối qua rừng trong tiếng đàn Chình-kha-la như tiếng suối reo khi trở lại thăm sóc Chùm Đuông…

            Không gian vận động tạo nên tầm vóc hoành tráng cho nhân vật, đồng thời cũng tạo nên sự vận động thời gian. Đặc biệt hình ảnh một con đường được hình thành qua những chặng hành quân cuả Quyết. Đó là con đường hiện thực, đồng thời là con đường tượng trưng, con đường nghệ thuật. Con đường từ nhà cô Tám, đến nhà Biện Tư, nhà Bảy Vàng, nhà má Năm ; con đường đi tìm bộ đội 3 ngày đêm trong rừng ; con đường ở trạm giao liên với Tám Mây ; Rồi con đường hành quân liên tực từ rừng xuống biển và trở lại đồng bằng, trở về cái nôi những Đứa Con Của Đất, để sau cùng , Quyết đi lại con đường ngày xưa lúc mới ra đi. Không gian cụ thể là con đường vòng khép kín, không gian nghệ thuật là con đường vòng phát triển. Đó là con đường từ nô lệ đến tự do, từ đau khổ tới hạnh phúc, con đường từ áp bức bóc lột đến tư thế người anh hùng. Con đường từ đen tối, lẩn lút đến sáng trưng hy vọng. Con đường chia ly trong đau thương rồi gặp gỡ trong vui mừng ; con đường của ân đền oán trả…Anh Đức đã phát triển hình tượng con đường giàu ý nghiã tư tưởng và nghệ thuật.

Ngoài ra trong Đứa Con Của Đất còn một không gian đặc biệt khác, đó là không gian tâm tưởng, không gian trong ấn tượng kỷ niệm cuả Quyết. Không gian tâm tưởng này luôn muốn chập làm một với không gian hiện thực. Chẳng hận, trong một đêm tối trời ở nhà Bảy Vàng, những hồi ức liên tiếp trỗi dậy trong lòng quyết. Quyết kể: “Tôi mở mắt trố nhìn, trong bóng tối, lại thấy ba tôi nằm nơi sân, bụng bị mổ,  ruột lòi ra. Lại thấy dáng má tôi ngồi im lìm bên vách bếp…đã bốn năm trôi qua, mà cái đêm tôi đưa ba má tôi ra gò mả vẫn cứ hiển hiện, với ánh đuốc rơm cháy xèo xèo, với những thuổng đất từ lòng huyệt đỏ rói như máu, với tiếng rền rĩ tru rống của con phèn”. Không gian tâm tưởng đang diễn ra như vậy thì mụ vợ Bảy Vàng đến hành hạ Quyết. Quyết “thấy con mụ này như là có dính dáng tới cái chết của ba má tôi, có liên can tới sự đày đoạ khổ cực của đời tôi, của em Biếc, em Thắm, của ông Cổ và nhiều người khác”, thế là quyết nhảy tới túm lấy mụ, bẻ quặt hai tay nó ra sau cho nó một bài học (tr.104,105)

Trong tâm hồn Quyết, mỗi sự việc đã xảy ra trong qúa khứ đều trở thành những ấn tượng không phai, luôn trở về nhập với thực tại khi có một yếu tố nào đó bắc cầu. Không gian tâm tưởng này đã tạo nên một không gian nghệ thuật kép, làm cho hiện thực được phản ánh trở nên có bề dày và ngày càng được bồi đắp dày thêm. Thiết kế không gian vận động, không gian phát triển, không gian kép là một bước sáng tạo mới trong nghệ thuật của Anh Đức. Ở Hòn Đất và Một Truyện Chép Ở Bệnh Viện không có nhiều không gian như vậy.

            Chất truyện phiêu lưu cũng là một nét mới trong văn của Anh Đức. Chương Quyết đi tìm bộ đội 3 ngày đêm trong rừng, và chương Quyết gặp Xà niên ( chương 14,15,29) mang nhiều phong vị của kiểu truyện phiêu lưu mạo hiểm. Anh Đức đã tạo ra một không gian khác hẳn với không gian của mạch truyện, đồng thời cũng tạo ra những mỹ cảm lạ so với mỹ cảm cuả kiều truyện chiến đấu. Người đọc theo dõi một cách hồi hộp thú vị khi phát hiện ra Xà niên. Hình ảnh Xà niên cứ chập chờn hư  ảo trước mặt. Cảm giác còn lại sau khi Xà niên mất hút là lòng thương cảm ngậm ngùi có dư vị triết lý và âm vang nhân đạo sâu sắc. Người đọc hẳn biết đây là chương hoàn toàn hư cấu, và không gắn bó mật thiết với kết cấu chung của cả tập truyện, nhưng lại có khả năng làm đầy đặn hơn hình ảnh nhân vật ông Cổ , mở rộng hơn tầm tư tưởng, và tạo màu sắc thẩm mỹ lạ cho trang văn.

            Chất hài cũng ít gặp trong văn Anh Đức, nhưng ở Đứa Con Của Đất, chất hài lại thấp thoáng xuất hiện giữa các trang văn, qua một vài hình ảnh, một vài tình huống. Đó là chất khôi hài có tính dân gian, không phải chất hài châm biếm. Anh Đức không chủ ý tạo ra chất hài như là giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Chất hài ở đây chỉ phục vụ cho sự thể hiện nét tâm lý hồn nhiên vui nhộn của tuổi trẻ mà thôi. Hình ảnh cô giáo mặc áo dài chỉ còn một vạt, sợ hãi  giữa chiến trường lửa đạn được Quyết cứu thoát là một hình ảnh hài (tr.324), hoặc cái mắt xếch của quyết có liện quan đến chuyện bắn đại liên, làm xôn xao hàng quân, khiến cho anh Sáu Dũng đã phải giải thích :”Tôi xin nhơn danh là một chiến sĩ đã từng đánh giặc từ hồi kháng chiến chống Pháp mà bảo đảm rằng chỉ trừ có mắt lé, chớ mắt xếch hoặc mắt lươn không có ảnh hưởng gì tới sự bắn súng”(tr.191) . Đó  là một tình huống hài. Một chi tiết khác là : Cả Khởi và Quyết đều trên chọc Cần giống con gái. Cả hai nói, lúc này con gái giả trai đi bộ đội nhiều, vậy phải kiểm tra Cần thử  xem (tr.196). Những chi tiết hài như  vậy  xen vào giưã những trang văn bi thương , dữ dội, tạo nên sự nhẹ nhàng hồn nhiên cho người đọc. Nhưng anh Đức chưa có được những tính cách hài, ngôn ngữ hài.

            Chất triết lý cũng thấp thoáng xuất hiện và thâm nhập khá sâu trong chủ đề, trong kết cấu truyện. Đó là vấn đề: CON NGƯỜI BỊ SĂN ĐUỔI GIỮA ĐỒNG LOẠI qua hình ảnh Xà Niên. Giữa sự đàn áp tàn bạo của Thực dân Đế quốc, những người lương thiện đã phải chạy trốn vào rừng rồi trở thành Xà Niên. Và khi thấy bóng dáng con người, những Xà Niên ấy quyết liệt bỏ chạy, từ bỏ tất cả những gì con người dành cho nó, kể cả lòng nhân ái. Khi gặp được Xà Niên, Quyết đã để lại trong chòi cho nó một tượng gạo, hộp quẹt. Nhưng Xà Niên chỉ lấy đi những gì của chính nó và từ chối lòng tốt của Quyết, từ chối sự trở về thế giới con người. Quả là một thái độ phản kháng mãnh liệt đầy tính triết lý.

Người đọc cũng gặp triết lý dân gian trong truyện, triết lý ÂN ĐỀN OÁN TRẢ, Ở HIỀN GẶP LÀNH. Kẻ làm ác trước sau gì cũng bị tiêu diệt. Chất triết lý dân gian ấy giờ thấm đượm thêm tinh thần nhân đạo Cộng Sản Chủ Nghĩa, khiến cho các mối quan hệ trong cuộc sống có thêm những tầm vóc mới. Có một lần trong cuộc chiến đấu Quyết kể :”Sự thiệt là vì căm giận quá, tôi định ngoáy mũi mũi dao vào vết thương nơi bụng tên Mỹ để giết chết nó luôn. Nhưng lúc mũi dao còn cách bụng tên Mỹ chừng một gang tay thì tôi dừng lại. Tôi đã để mũi dao dừng lại rất lâu ở tầm đó, suy nghĩ về hành động mình sắp thực hiện, và bỗng nhiên tôi không muốn làm việc ấy nưã. Tôi đã từ từ buông lỏng tay cho lưỡi dao rơi xuống đất” (tr.313). Trong thực tế, Quyết đã có thể lấy ác báo ác, lấy thù trả thù, nhưng ở trường hợp này, tính Người cuả Quyết vươn lên rất cao so với tính thú của giặc Mỹ.

            Chất truyền thống cũng bộc lộ ẩn hiện trong truyện, đặc biệt là ở kết cấu GẶP GỠ – CHIA LY – HỘI NGỘ; kết thúc ân đền oán trả. Nhân vật chính gẵp bao nhiêu oan khiên , sau cùng  cũng đạt được ước vọng hạnh phúc. Lúc nhân vật chính gặp hoạn nạn thì rồi luôn có người tốt giúp đỡ , như ông Bụt, ông Tiên trong truyện dân gian. Chẳng hạn, lúc Quyết bơ vơ giữa rừng, mê man vì sốt rét thì gặp chị Tám Mây. Lúc tưởng chết ở nhà Bảy Vàng thì có Má Năm bảo bọc. Trong trận chống càn ở Long Phước, Quyết bị giặc Mỹ ào ạt tấn công, bị  bọn Mỹ bắn lén mấy lần vậy mà chỉ sượt da, trát đất lên là khỏi. Do tính chất truyền thống này, Quyết trở thành một nhân vật vưà gần gũi quen thuộc, lại vưà hiện đại.

3.Đứa Con Của Đất có khá nhiều bước tìm tòi nghệ thuật mới của Anh Đức, song cũng bộc lộ những hạn chế nhất định.

Chủ đề truyện bị lộ từ đầu, đã được khai thác ở những tác phẩm trước, nên khi đọc truyện, ta có cảm giác bước đường của Quyết đã được sắp đặt để minh hoạ cho chủ đề. Sự đa dạng cuả các chiều kích hiện thực bị hạn chế. Từ lúc Quyết cầm súng chiến đấu trở đi, câu chuyện trở nên đơn điệu. Tất cả các trận đánh đều được mô tả không khác nhau. Tất cả đều theo một công thức : chuẩn bị – kịch chiến – thắng lợi. Quyết chỉ có một động tác là quạt lửa đạn vào kẻ thù. Kẻ địch luôn được miêu tả là tàn ác, ngờ nghệch. Toàn cảnh cuộc chiến đấu không được miêu tả , người đọc tưởng chỉ có mình Quyết đơn độc. Nhân vật thằng Hoành không khác gì thằng Xăm trong Hòn Đất. Ông nội Khải hao hao giống Ông Tư Vườn Chim .

Quyết  không đuợc miêu tả đúng với tính cách cuả kiểu nhân vật. Quyết là một thanh niên nông dân, không biết đọc biết viết, sau có học Bổ Túc văn hoá chút ít ở đường dây giao liên, vậy mà lời kể của Quyết lại hết sức văn chương, trí thức. Thực ra ngôn ngữ của Quyết là ngôn ngữ trực tiếp của Anh Đức trong bút ký, ngôn ngữ ấy chưa được cá thể hoá nhân vật. Quyết không có ngôn ngữ riêng. Vì thế tính cách nhân vật Quyết không thuần nhất. Quyết chỉ có cái vỏ nông dân, còn tâm hồn, ngôn ngữ, cách suy nghĩ là chính tác giả. Cái tính “ngang ngổ”, thái độ hay “làm hùng làm hổ”, cái bộ tịch “lớn tướng dềnh dàng”, cái sắc người “đen đúa xạm nắng dữ qúa chân cao kều, tóc tai xửng lên trông rất buồn cười” (tr.250), mắt xếch, tâm hồn lúc nào cũng ngùn ngụt lửa căm thù, trên tay là thứ vũ khí “dữ dằn”; tạng người như thế thật khó là người giàu cảm xúc, trái tim luôn đau nhói trước mọi hiện tượng, lại có một trì tuệ sắc xảo, hay suy tưởng về tình nghĩa, về triết lý về các mối quan hệ, bằng một kiểu ngôn ngữ gìàu chất văn chương với năng lực tư duy phong phú và phức tạp [[76]]. Cảm nghĩ của Quyết trên đường hành quân sau đây thật không khác gì cảm nghĩ cuả chính Anh Đức trong một bài bút ký nào đó: “Tiểu đoàn chúng tôi đi, để lại sau lưng những cánh rừng già ngút ngàn mà mưa không ngớt xối xuống, giăng mù. Có hôm chúng tôi đi suốt trong mưa, người ướt đẫm, nhưng tốc độ hành quân vẫn không chậm lại. Cả một niềm hy vọng lớn đang rạng lên phía trước. Có biết bao nỗi đợi mong, những điều hứa hẹn đang vẫy gọi. Mưa vẫn một ngày một lớn hơn, vẫn xối xả rỏ ròng ròng xuống mặt chúng tôi. Nhưng những khuôn mặt đang ướt đẫm nước mưa ấy của anh em chúng tôi vẫn tươi cười hớn hở. Những đôi mắt có lúc bị nước mưa nhoà ướt, rồi sau đó lại mở to, lóng lánh sáng trưng “(tr.315). Giọng văn đằm thắm, bút pháp suy tưởng trữ tình, nghệ thuật trùng điệp, giàu hình ảnh, nhạc điệu uyển chuyển, giàu sức gợi cảm như đoạn văn trên thật không phù hợp với tính chất nông dân “ngang ngổ” hay “làm hùng làm hổ”, “dữ dằn” của Quyết.

Mâu thuẫn giữa tính cách nhân vật và ngôn ngữ thể hiện của tác giả là hạn chết chính của tác phẩm. Quyết suy tư nhiều quá, già nua nhiều so với tuổi tác và tâm lý lưá tuổi, nhiều nét khô khan, đơn điệu so với thằng Trung (truyện Đưá Con), Quyết không có được tâm hồn và tính cách trong trẻo như vậy

 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CUẢ TIỂU THUYẾT ANH ĐỨC

Tiểu thuyết Anh Đức miêu tả được bề rông của hiện thực cả trong thời gian và không gian, từ những năm kháng chiến chống Pháp, qua thời kỳ Đồng Khởi, đến những tháng ngày dồn dập quân dân ta đánh bại Chiến Tranh Cục Bộ của Mỹ ở Miền Nam.

Nhưng Anh Đức không viết Sử Thi, mà tập trung phát hiện , miêu tả, lý gỉai sức mạnh bên trong của người nông dân Nam Bộ đánh giặc, từ than phận con người nô lệ trở thành người anh hùng của thời đại mới. Anh Đức đã xây dựng được nhiều nhân vật đạt tới hình tượng nhân vật điển hình, có sức sống bền vững trong lòng người đọc.

Đó là những bà mẹ cách mạng như Má Sáu, má Năm ; đó là các chị có chồng con chiến đấu và hy sinh, rồi mình  cũng  tham gia cuộc chiến như  một  sự kế thừa lý tưởng : chị Tư Hậu, chị Sứ ; Đó là những cán bộ trung kiên như chị Ba Dương,  anh Tám Chấn, Hai Thép, Chín Khẩn ; Đó là những thanh niên nam nữ, tuổi đời còn rất trẻ, đi vào cuộc chiến như  đi vào ngày hội, làm nên những thắng lợi vẻ vang là Ngạn, Quyên, Thẩm, Đạt (Hòn Đất), Quyết , Lắm, Cần, Khởi, anh Ba Đấu, Sáu Dũng, Ba Luá, các nữ thanh niên xung phong (Đứa Con của Đất) ; Đó là những ông già, tuy không trực tiếp cầm súng nhưng lại là một lực lượng tinh thần đáng kể hỗ trợ cho cuộc chiến đấu, như bố chồng chị Tư Hậu, ông Tư Đờn, ông nội Khởi. ông Cổ. Anh Đức đã miêu tả được bề rộng nhiều thế hệ con người Nam Bộ đánh Mỹ, cùng với chiều sâu ý thức về độc lập tự do, về bản lĩnh kiên cường, từ  đưá trẻ còn bồng trên tay (con chị Tư Hậu) đến ông già 103 tuổi như ông Xà.

Thành công của Anh Đức là ở việc miêu tả được cả bề rộng và bề sâu chiến tranh nhân dân, miêu tả được những điển hình con người của cuộc chiến tranh đó, lý gỉai được sức mạnh chiến đấu và chiến thắng, khắc hoại được bộ mặt và bản lĩnh tinh thần, cốt cách Nam Bộ. Anh Đức cũng dành tất cả lòng thương yêu ca ngợi những nhân vật anh hùng của mỉnh. Những nhân vật của Anh Đức luôn sáng ngời chất lý tưởng, dạt đào tình nghiã cách mạng, bộc trực, thắm thiết trong ứng xử. Đặc biệt, có sự thống nhất đẹp đẽ giữa nhân vật và nguyên mẫu ( Chị Tư Hậu và chị Sứ ; chị Ràng và chị Sứ), một sự thống nhất bảo đảm cho tính chân thực hiện thực, tạo nên lòng thương mến nơi người đọc ; sự thống nhất làm tăng vẻ đẹp cuả nhân vật, vưà đặt vòng hoa vinh quang trên chính nguyên mẫu (thí dụ, ai đến Rạch Giá cũng đều muốn đến thăm mộ chị Sứ)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của Anh Đức trong tiểu thuyết có những đặc điểm sau : tạo dáng riêng, độc đáo cho  nhân vật, kết hợp miêu tả ngoại hình với quá trình vận động tâm lý trong mọi tình huống bằng những hồi ức, bằng sự tự phân tích những cảm giác của người trong cuộc , và sau cùng bố trí cho nhân vật những hành động táo bạo, bất ngờ vượt lên. Sau khi nhân vật đã dịnh hình, Anh Đức còn bồi đắp thêm nhưng ấn tượng, những tình cảm về nhân vật, làm đầy đặn hình tượng hơn, tô đậm thêm bằng thủ pháp cho các nhân vật khác nhắc lại. Trong ba yếu tố thủ pháp xâu dựng nhân vật nêu trên thì miêu tả tâm lý là thủ pháp trung tâm được Anh Đức thự hiện công phu.

Tâm lý nhân vật của Anh Đức được khắc hoạ bằng những hồi ức, nhân vật tự phân tích những cảm giác, nhận thức và trạng thái tâm hồn của mình, những phản ứng của mình trước thực tại, và kể lại. Tâm lý ấy vừa là dòng tâm trạng, vưà là dòng nhận thức, vừa là dòng hiện thực trôi chảy. Nhân vật chị Tư Hậu, chị Sứ , Quyết đều được miêu tả bằng thủ pháp trên. Nhân vật luôn được thử thách trong những hoàn cảnh khốc liệt, bị xô đẩy đến những ngã rẽ phải chọn lưạ, từ đó ý thức và vươn lên về phía ánh sáng lý tưởng, bật ra sức mạnh nội tại, rồi lớn lên với tầm vóc người anh hùng.

Trong tiểu thuyết, Anh Đức cũng có tài viết những đoạn đối thoại  sinh hoạt đời thường, tạo nên sự chân thực hiện thực cho tác phẩm. Chẳng hạn cảnh anh Tư Khoa trở vể thăm nhà, an ủi, chăm sóc vợ con (Một chuyện chép ở bệnh viện), cảnh Tám Chấn, Ngạn về thăm má Sáu trước khi cuộc chiến nổ ra (Hòn Đất ) hoặc câu cuyện chú Chín Thắng chạy ở dưới bàu sình rượt giặc mà không hề bị té, làm cho mọi người kinh ngạc… Những cảnh như vậy vừa giàu chất hiện thực,vừa tạo bầu khí gần gũi quen thuộc với người đọc, vừa làm phong phú màu sắc biểu cảm của tác phẩm. Mở  đầu mỗi chương truyện luôn là những cảnh sinh hoạt, sau đó Anh Đức mới chuyển sang mạch truyện chính để thắt nút truyện hay phát triển những mâu thuẫn truyện. Anh Đức không dừng lâu ở những cảnh bi thương, không miêu tả bi kịch, mà miêu tả sự chân thực đời thường. Nếu thiếu những cảnh sinh hoạt đời thường, thì tính hư cấu, sự bố trí các nhân vật, và dụng ý phát triển các tuyến truyện có cơ bị lộ diện , khi ấy tính chân thực hiện thực có thể bị nghi ngờ.Nói như Nguyễn Ngọc Thạch là, lúc ấy Anh Đức phải cho phép chúng ta ngờ ngợ thôi [[77]].

Ngôn ngữ Nam Bộ dày đặc trong tiểu thuyết cũng là một đặc điểm của văn Anh Đức. Anh Đức đã làm giàu thêm vốn từ vựng văn chương bằng cách mạnh dạn đưa rất nhiều từ trong lời nói của nhân dân Nam Bộ vào trang văn của mình. Có những từ rất lạ đối với người đọc ở những miền khác của đất nước. Nhưng những từ này được đặt trong văn mạch quen , nhờ thế người đọc vẫn có thể hiểu được. Những từ ấy cũng tạo nên âm sắc riêng của văn Anh Đức. Chẳng hạn trong Đứa Con Của Đất, ta gặp những kiểu từ như:

bắn ép ngon tàng thôi

Đánh sụm thằng Mỹ là coi như tụi nó ke lục chốt té rạp hết trọi “ (tr.166)

Hổm rày đìa rọt dữ rồi, cá bị mắc cạn ngoài đồng thiếu gì

Cô bác hụt ăn mà tụi cháu tức nhiên cũng hẻo (tr.227)

Tóc mọc xửng rửng (tr.190)

Nói tỉnh rụi” (tr.207), “chạy cà rồng (tr209), “bắn pháo liệng bom tưới xưới

Đặt tện hì hợm ác xiêm lai (tr.318)

Tụi nó cà xốc cà táp chớ không dễ gì nhảy tới kịp đâu “(tr.211)

Trong những từ Nam Bộ trên luôn có một từ chính rõ nghiã, bên cạnh là từ tạo hình, vang âm, sắc nét. Tất nhiên bản sắc Nam Bộ còn biểu hiện ở cảnh thiên nhiên, ở lởi nói , bộ dạng, tính cách nhân vật. Anh Đức có khả năng tạo nên bản sắc vùng miền trong tác phẩm bằng nhiều cách miêu tả, chẳng hạn tập Biển Xa (truyện Con Cá Song, Người Gác Đèn Biển..) mang màu sắc Bắc Bộ.

Đưa ngôn ngữ nói của nhân dân vào văn chương là một trong những cách tạo nên tính nhân dân cho tác phẩm, đó cũng là xu hướng chung của văn chương Việt Nam từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu  đến nay. Sự khác nhau của mỗi nhà văn là ở tài năng làm cho ngôn ngữ nói điạ phương ấy trở thành ngôn ngữ nghệ thuật chung.

 ***

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA VĂN CHƯƠNG ANH ĐỨC

            1.Sự kế thưà văn chương truyền thống .

              Nhiều nhà phê bình đã tìm thấy sự kế thưà trong tính cách nhân vật của Anh Đức với những nhân vật của văn chương truyền thống. Hoài Thanh nhận xét: “Đọc Hòn Đất ta gặp lại tính nóng như lửa của Hớn Minh ở Ba rèn và sức khoẻ hơn người của Hớn Minh ở chú Tư Râu”[[78]]. Pha Cự Đệ nhận xét: “Chị Sứ làm ta liên tưởng đến một Cúc Hoa, một Kiều Nguyệt Nga kiên trinh chung thuỷ…”[[79]] Nguyễn Ngọc Thạch nhận xét chiều hướng lý tưởng hoá, có thuỷ chung, kết thúc vui vẻ của truyện Anh Đức gần với truyện Nôm khuyết danh của thế kỷ 19 [[80]]. Có thể nhận thấy rõ Anh Đức đã kế thưà văn chương quá khứ trong việc miêu tả hình tượng người phụ nữ, người nông dân, trong cấu túc tác phẩm, miêu tả tâm lý, miêu tả thiên nhiên…

Cuộc đời đầy tai ương của chị Tư Hậu có thể sánh với Thuý Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh– Nguyễn Du), với Kiều Nguyệt Nga (Lục Vân Tiên-Nguyễn Đình Chiểu) hay cô Tấm (truyện dân gian). Vẻ đẹp tâm hồn cửa chị Sứ, tình yêu nồng nàn thuỷ chung với anh San, nghiả tình với cha mẹ anh em, cũng tương đồng với những nghiã tình của Thuý Kiều, của Kiều Nguyệt Nga, của Tấm đối với những người thân yêu. Sự “tự ý thức” về nhân cách, nỗ lực vươn lên, thái độ chọn lựa tự nguyện, ý thức phản kháng quyết liệt chống lại nghịch cảnh của chị Tư Hậu, của Sứ cũng không khác gì với Kiều, Kiều Nguyệt Nga, chị Dậu (Tắt Đèn – Ngô tất Tố). Ngay cả vẻ đẹp ngoại hình, sự dịu dàng tế nhị, vẻ thông minh kín đáo, ánh mắt long lanh của chị Tư Hậu, chị Sứ cũng thấp thoáng vẻ đẹp “sắc xảo mặn mà”, cái “thông minh vốn sẵn tính trời” cuả Kiều, Kiều Nguyệt Nga, chị Dậu. Chị Tư Hậu, chị Sứ chỉ khác nhân vật của quá khứ ở tính hiện đại. Đó là sự giác ngộ lý tưởng cách mạng,  chiều sâu tình cảm nhân đạo cộng sản chủ nghiã và tầm vóc  lớn lao của chủ nghiã anh hùng cách mạng mà thôi. Các tác giả quá khứ đã dành nhiều tình cảm yêu thương cho nhân vật của mình, miêu tả các nhân vật nữ cao đẹp bằng cái nhìn tiến bộ của chủ nghiã nhân đạo. Anh Đức cũng kế thừa cách viết ấy. Ông đã thành công trontg xây dựng nhân vật chĩ Tư hậu, chị Sứ như những điển hình của người phụ nữ thời đại cách mạng.

Hình tượng người nông dân Nam Bộ đánh giặc là hình tượng Anh Đức có những đóng góp đáng kể vào văn chương dân tộc. PTS Phùng Quý Nhâm cho rằng hình tượng người nông dân là “hình tượng trung tâm của nền văn học chúng ta”, vì rằng  người nông dân là lực lượng chính cuả cuôc kháng chiến chống xâm lược, và Anh Đức “với sở trường và tài năng của mình, đã dựng nên hình tượng người nông dân Nam Bộ có bản sắc riêng, gây ấn tượng không bao giờ phai lạt trong trí nhớ độc giả “[[81]]. Thực ra điều này gần như hiển nhiên, vì lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc là lịch sử của người nông dân đánh giặc.

Nhưng xây dựng hình tượng người nông dân là người anh hùng của thời đại thì văn học quá khứ của ta chưa có nhiều. Mới chỉ có hình ảnh Quang Trung “áo vải cờ đào” trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí; hình ảnh đoàn trẻ chăn bò, người câu cá, người đi săn, người đập đất theo Gióng ra trận (truyện Gióng); hình ảnh “dân ấp, dân lân, mến nghiã là quân chiêu mộ” trong Văn Tế Nghiã Sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

Anh Đức đã xây dựng được hình tượng người nông dân là những người con của Đất, bám đất giữ đất, sống chết với đất với ý thức sâu sắc về tự do, về làm chủ. Người nông dân nhận rõ nhờ có cách mạng gỉai phóng, họ mới thoát khỏi kiếp nô lệ, mới có đất cày, bưà, gieo, gặt. Nhưng kẻ thù Mỹ, Diệm đến cướp đất của họ, dìm họ trong máu và nước mắt. Vì thế họ phải cầm súng chiến đấu, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Sức mạnh của họ là sức mạnh của sự giác ngộ cách mạng, tầm vóc của họ là tầm vóc thời đại của chủ nghiã anh hùng cách mạng. Lời khấn của ông Tám Xẻo Đước trước bàn thờ ông bà chưá đựng tất cả ý thức về Đất của người nông dân trong tình cảnh bị giặc o ép: “Thưa ông bà, cha mẹ, thưa cá hương hồn liệt sĩ, nhà cửa đất đai đây là của ông bà, cha mẹ và cách mạng đã tạo lập cho con. Bữa nay người ta tới ép con phải bỏ đi, con không thể phụ bạc công ơn cha mẹ, công ơn cách mạng. Vậy con xin chết cho cha mẹ và các liệt sĩ ngó thấy. Khấu đầu xin cha mẹ và các vị chứng mien cho”. Chứng kiến cánh đồng ngập máu giặc, ông nội Khởi, “ông già ham chiến trận”, đã nói to lên rằng: “Chưa, hồi giờ chưa có khi nào tao ngó thấy cái cảnh này. Lâu nay ở trên đồng này, tao chỉ ngó thấy rắn, rùa, le le, cúm cúm. Từ hồi cha sinh mẹ đẻ tới giờ tao chỉ ngó thấy lúa trúng vài chục giạ một công, chớ đâu có thấy cảnh máu Mỹ ngập đồng như vầy đâu. Anh tiểu đoàn ơi, anh Ba Đấu ơi, năm nay tôi trên bảy mươi được ngó cảnh này rồi có chết cũng hả” (tr.382- Đưá Con Của Đất ). Hình ảnh chú Chín Thắng cũng là hình ảnh của nghiã quân “đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không”; “Chú Chín từ dưới bàu trỗi dậy xông xáo như một con cọp. Trong khi mé bàu sinh sụp gây trở ngại cho khá nhiều anh em xung phong diệt địch thì chú Chín lại vận động hết sức mau lẹ. Thoắt cái chú đã rời công sự, sải như bay về phiá bọn địch đang hốt hoảng chạy nhào. Cây súng trường tự động Mỹ trong tay chú nổ bầm bầm…Chú đi vào trận đánh như vậy , cần cù và chắc nịch như đi vào miếng ruộng của mình” (tr.173- Đứa con của đất)

Người nông dân đánh giặc ngay trên miếng ruộng của mình, làm thất bại mọi chiến lược của Mỹ ngay trên đồng ruộng. Đánh giặc bằng thói quen cày cuốc. Bắn Garăng thì “cứ nhịp nhịp như câu rê”. Nếu giặc quá đông mà tràn đến thì đại liên cứ “cào nó ra”, “cứ chặt khúc lớn”, “sau đó anh em bằm kỹ” (tr.192- Đứa con của đất).Khắp mọi cánh đồng, bưng, trấp, sông , rạch không nơi nào là không có dâu chân người nông dân đánh giặc. Nơi nào kẻ thù cũng bị đánh thất điên bát đảo. Xóm làng nào cũng nhộn nhịp tiếng gọi lên đường và tưng bừng ngày hội khao quân. Hình ảnh người nông dân đánh giặc ngày càng lớn lên, ngày càng trẻ trung, bình dị, với Tầm vóc hình tượng người anh hùng.

Anh Đức khám phá được sức mạnh bên trong, đã miêu tả được những phẩm chất mới mẻ của người nông dân, đem đến sắc thái thẩm mỹ mới cho hình tượng. Người nông dân đánh giặc của Anh Đức là cả nhà đánh giặc.Con, chaú. Ông bà, xóm làng coi nhau như ruột thịt. Giặc là kẻ thù của mọi người. Niềm vui là niềm vui chung. Khó khăn cùng chịu, đau khổ cùng chia, cùng nhau đùm bọc. Có thể nói hình tượng người nông dân đánh giặc, hình tượng người phụ nữ anh hung,,lý giải một cách thuyết phục những vấn đề cách mạng ở nông thôn là những thành công và đóng góp đặc biệt của Anh Đức vào văn học dân tộc.

Về nghệ thuật, Anh Đức cũng kế thưà được nhiều yếu tố của văn học quá khứ trong xây dựng nhân vật[[82]], miêu tả thiên nhiên, trong kết cấu “gặp gỡ – chia ly-hội ngộ”, trong tư tưởng “ân đền oán trả”, “ở hiền gặp lành”, trong hệ thống nhân vật rạch ròi thiện ác. Về ngôn ngữ, Anh Đức kế thưà việc đưa ngôn ngữ nói Nam Bộ vào văn chương, kế thừa ngôn ngữ kiểu Nguyễn Tuân. Anh đức viết :”riêng đối với tôi, tôi luôn cảm thấy tuồng như anh (nguyễn Tuân – BCT) có cho tôi một cái gì đó, mà tôi đã thừa hưởng, đã biến hoá. Chẳng qua bây giờ tôi không thể lần ra, dó ra nó nằm cụ thể nơi nào trên các trang chữ của mình”[[83]]. Có thể nhận thấy Anh Đức kế thưà cách tả tỉ mỉ, mộc mạc và đầy cảm xúc có xem kẽ phân tích trong bút pháp cuả Nguyễn Tuân (Vang Bóng Một Thời).

Sự kế thưà những yếu tố của văn chương quá khứ góp phần tạo nên tính dân tộc trong trang văn Anh Đức. Tuy nhiên những cách tân và những đóng góp mới mẻ của nhà văn vào văn chương dân tộc mới làm nên giá trị một đời văn.Anh Đức có được cả tài năng và giá trị ấy.

            2.Sự đáp ứng những yêu cầu của thời đại.

Yêu cầu bức thiết nhất của thời đại là độc lập tự do và chủ nghiã xã hội. Văn nghệ phải đáp ứng yêu cầu đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Rõ ràng là dân tộc bị áp bức, thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia cách mạng”[[84]] Người cũng nhận định :”văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mẵt trận ấy”[[85]]. Người cũng xác định rõ đối tượng phục vụ của văn nghệ là Công, Nông, Binh: “văn hoá phục vụ ai ? cố nhiên chúng ta phải nói là phục vụ Công, Nông, Binh, tức là đại đa số nhân dân”[[86]]. Người đòi hỏi tác phẩm văn nghệ phải có giá trị lâu bền:”Quần chúng đang chờ những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại vẻ vang của chúng ta, những tác phẩm ca tụng chân thật người mới, việc mới, chẳng những để làm gương cho chúng ta ngày nay, mà còn để gíao dục con cháu ta đời sau [[87]] Người khuyên nhà văn “phải học cách nói tiếng nói của quần chúng”, và “miêu tả cho hay, cho chân thật và hùng hồn” cuộc sống lao động và chiến đấu của nhân dân.

Nghị quyết của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về :”đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hoà, phát huy khả năng sáng tạo. Đưa văn học, nghệ thuật và văn hoá phát triển lên một bước mới “ do đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh ký ngày 28.11.1987, một lần nữa tiếp tục chỉ rõ quan điểm của Đảng về yêu cầu xây dựng “ Một nền văn hoá xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc”, yêu cầu “văn học nghệ thuật phải không ngừng nâng cao tính Đảng và tính nhân dân, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa…”, yêu cầu “ các nhà hoạt động văn học nghệ thuật phải là những chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn hoá, nghệ thuật”[[88]].

Xét một cách tổng quan, Anh Đức đã tự nguyện thực hiện những yêu cầu trên một cách tốt đẹp. Tất cả những yêu cầu trên đã chuyển hoá thành năng lượng bên trong, thành sự thôi thúc sang tạo của Anh Đức.

Sự chuyển hoá đó đã diễn ra thế nào ? Sự chuyển hoá đó bắt nguồn từ những năm tháng Anh Đức cùng chiến đấu với nhân dân, nhiều lần kề cận cái chết, được tắm mình giữa giòng thác cách mạng, được chứng kiến sức mạnh cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, được thấy những chân lý, lý tưởng của Đảng trở thành hiện thực, được chứng kiến sự đổi đời của bao nhiêu số phận, nhờ đó, sự giác ngộ trở thành sự giác ngộ bằng trái tim, chuyển hoá thành tâm huyết máu thịt. Cái tâm huyết màu thịt ấy chảy thành dòng văn. Anh Đức viết: “Dòng viết gía trị nhất phải chảy ra từ mồ hôi, máu và nước mắt của quảng đại quần chúng hy sinh gian khổ làm nên thắng lợi, làm nên đời sống”. Để có được tác phẩm, anh Đức chỉ ra mô hình Trường Sơn :”Nhất thiết phải đi qua mô hình kiểu Trường Sơn, con đường đỏ như là máu, mới có thể tới được ngàn lá xanh tươi của đời sống thực tại”. Những nhận thức như vậy đã chứng tỏ có một sự chuyển hoá rõ rang những yêu cầu của thời đại từ nhận thức lý tính thành năng lượng sáng tác ở Anh Đức.

Tất nhiên phải xem xét sự chuyển hoá ấy thể hiện thành tác phẩm như thế nào. Yêu cầu “phục vụ Công, Nông, Binh”, yêu cầu “ ca tụng chân thật người mới, việc mới, chẳng những để làm gương cho chúng ta ngày nay, mà còn để gíao dục con cháu ta đời sau” được Anh Đức thực hiện triệt để trong tất cả các tác phẩm của mình. Anh Đức đã đạt được những hình tượng điển hình vế người nông dân đánh giặc, nhiều hình tượng trở thành những tấm gương cho nhiều thế hệ người đọc. Anh Đức cũng đạt được những yêu cầu “ miêu tả cho hay, cho chân thật và hùng hồn” hiện thực CM. Hiện thực gian khổ hy sinh, đẫm máu và nước mắt trở thành phẩm chất bi hùng, thăng hoa thành những bài hùng ca khải hoàn , giàu chất nhân văn. Tác phẩm của Anh Đức cũng “đậm đà bản sắc dân tộc” vì Anh Đức kết thưà được những giá trị tốt đẹp của văn chương truyền thống .Có thề nói Anh Đức là “chiến sĩ tiên phong của Đảng trên mặt trận văn hoá, nghệ thuật”ngay từ khi lên đường vượt Trường Sơn về Nam để thực hiện nhiệm vụ Đảng giao. Điếu quan trọng là qua tác phẩm Anh Đức, người đọc hiểu và tin vào đường lối của Đảng, yêu mến hơn nhân dân kháng chiến, nhận ra vẻ đẹp và sức mạnh của chiến tranh cách mạng, vươn tới lý tưởng cách mạng cao đẹp.

Tính lý tưởng và tính nhân đạo cộng sản chủ nghiã cũng là những phẩm chất rất cao của tác phẩm Anh Đức.Những tính chất ấy thâm nhập rất sâu vào cấu trúc tác phẩm, chi phối cách nhìn hiện thực,cách chọn lưạ nhân vật, cách lý giải các vấn đề đặt ra trong tác phẩm và toả sáng sức cảm hóa người đọc.

Chẳng hạn, chủ đề của Một Truyện Chép Ở bệnh Viện là ý nghiã nhân đạo của chiến tranh cách mạng, là sự gỉai phóng người phụ nữ bằng con đường đấu tranh cách mạng ; hoặc chủ đề ĐẤT, một củ đề trung tâm của Anh Đức, lý giải sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, lý giải vấn đề: cách mạng gỉai phóng giai cấp gắn liền với cách mạng dân tộc dân chủ, tức là người nông dân cầm súng chiến đấu vưà để tự giải phóng khỏi kiếp nô lệ vưà góp phần giải phóng dân tộc… Những vấn đề ấy đều xuất phát từ những vấn đề cách mạng của Đảng,. được nhìn và lý giải bằng quan điểm của Đảng, được kiểm nghiện bằng thực tiễn đấu tranh cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng, thôn qua sự chiêm nghiệm của bản thân nhà văn trong chiến đấu. Hoặc tất cả các nhân vật của Anh Đức đều được miêu tả dưới ánh sáng của đạo đức cách mạng và phẩm chất của chủ nghiã anh hùng cách mạng: “Trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng

Điều nhận thấy rất rõ ràng là , Anh Đức là một nhà văn cộng sản chân chất, lý tưởng và giàu tình cảm nhân đạo cộng sản chủ nghiã. Tuy vậy, sự chuyển hoá những yêu cầu của thời đại ở Anh Đức không phải lúc nào cũng thành công. Có khi Anh Đức can dự trực tiếp vào tác phẩm, nói tiếng nói chính luận, thì trang viết của Anh Đức nghiêng sang giọng rao truyền lý tưởng, thuyết lý đạo đức ; hình tượng nghệ thuật kém sức hấp dẫn ; vấn đề đặt ra kém sức thuyết phục.

3.Phong cách nghệ thuật Anh Đức

            1.Một định nghĩa đầy đủ khả dĩ bao hàm được những thực tế phong phú của phong cách, cho đến nay, về lý luận, vẫn chưa đạt được. Tuy nhiên, có thể tham khảo ý kiến của chính các nhà văn về vấn đề này, tức là xem xét vấn đề dưới ánh sáng ý thức sáng tạo của chính nhà văn.Yuri Bondarev cho rằng: “Phong cách là tổng hợp các phương tiện thể hiện hình tượng văn học. Nó là phức thể các phương tiện diễn đạt cao nhất trong tư duy của nhà văn, nó phản ánh những gì sinh động nhất dòng cảm xúc của nhà văn…Phong cách là kết qủa của một sức sống mạnh, bao trùm lên suy nghĩ cảm xúc của người ta. Cùng lúc nó lay động tâm hồn người đọc và là kẻ dẫn đường cho người sáng tạo”[[89]]Anh Đức nói về phong cách một cách cụ thể hơn: “Phong cách, nói nôm na, đó là cá tính, là bộ tướng của người viết bộc lộ ra trong sang tác”[[90]].Theo Anh Đức, phong cách là cái vốn có, người viết cần ý thức về nó và làm đậm nét nó trên trang văn của mình.

Thực ra giưã cá tínhphong cách có những khác biệt cơ bản. Chỉ khi cá tính độc đáo bộc lộ ra bên ngoài, làm cho người đọc nhận biết được ngay một tác gỉa thì đó mới là phong cách. Có khi một đặc điểm nào đó của nhà văn được thể hiện một cách cực đoan, có ý thức, có mục đích và có giá trị thẩm mỹ, thì đặc điểm ấy trở thành phong cách của nhà văn.

Ta nhận ra Hồ Xuân Hương qua cái “tục” trong lối thơ hai nghĩa của bà, nhận biết Nguyễn Bỉnh Khiêm qua lối thơ triết lý thế sự, nhận biết Nguyễn Tuân qua “cái tôi tài hoa uyên bác”, nhận biết Nguyễn Khải ở tính triết luận, cách nói riết róng, nói không cho ai cãi, nhận biết Nguyễn Quang Sáng qua kiểu cấu trúc truyện song tuyến bi kịch-lạc quan, nhận biết Nam Cao ở giọng văn triết lý tâm lý kiểu nông dân Bắc Bộ, nhận biết Nguyễn Bính ở chất “chân quê”…

Phong cách là cái dấu hiệu bên ngoài để nhận dạng một nhà văn khác biệt với nhà văn khác. Cùng là những nhà Thơ Mới, nhưng Xuân Diệu khác Huy Cận, Nguyễn Bính khác Hàn Mặc Tử,TTKH khác Bích Khê..Sự khác biệt giúp nhận dạng ấy là phong cách. Chỉ những nhà văn có cá tính sáng tạo riêng, có bản lĩnh sáng tạo mạnh mẽ mới có phong cách. Một nền văn học có bề dày khi có nhiều phong cách độc đáo. Văn chương Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là một nền văn chương phong phú và đa dạng về phong cách.

Có thể có nhiều cấp độ phong cách: Phong cách ngôn ngữ, phong cách tác phẩm, phong cách tác giả, phong cách thời đại. Các cấp độ phong cách bao hàm lẫn nhau, xuyên thấm vào nhau, chuyển hoá lẫn nhau.Có khi một tác giả chỉ có phong cách ngôn ngữ. Có tác giả đa phong cách. Thí dụ Hồ Chí Minh có phong cách thơ chữ Hán,  phong cách văn chính luận, có phong cách truyện ngắn. Không có một phong cách nghệ thuật chung trong sáng tác của Bác.Văn Nguyễn Thi ở Người Mẹ Cầm Súng có phong cách riêng khác với những tác phẩm khác. Ở Tố Hữu, từ Từ Ấy, Việt Bắc, Gió Lộng, Ra Trận là những phong cách tác phẩm khác nhau, và Tố Hữu có những đặc điểm xuyên suốt tất cả các tác phẩm làm nên phong cách tác giả. Các nhà phê bình đã chỉ ra những đặc điểm đó là : Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình-chính trị, có khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, có giọng tâm tình thương mến, đậm đà tính dân tộc.

           2.Anh Đức có phong cách nghệ thuật không? Nếu có, ở những cấp độ nào? Những đặc điểm của phong cách ấy là gì ?

Văn Anh Đức tạo bởi những kiểu ngôn ngữ sau đây: sự dày đặc những từ ngữ nói Nam Bộ, kiểu từ tạo hình, giàu nhạc điệu. Đặc điểm này không trở thành phong cách vì văn Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thi cũng dày đặc ngôn ngữ nói Nam Bộ.

Những đoạn tả cảnh thiên nhiên bằng ngôn ngữ mộc, chân chất, kiểu ngôn ngữ chất liệu chưa bị khúc xạ chủ quan của tác giả  trong Một Truyện Chép Ở Bệnh ViệnBức Thư Cà Mau). Ở đây Anh Đức có nét riêng.Những đoạn giàu suy tưởng trữ tình bằng câu văn trùng điệp (Miền Sóng Vỗ, Hòn Đất, Đứa Con Của Đất). Càng về sau, kiểu văn bút ký càng thâm nhập tiểu thuyết Anh Đức, trở thành kiểu ngôn ngữ chính của Anh Đức. Đây là đặc điểm có tính phong cách, người đọc nhận ra một Anh Đức thiên về lý tưởng , nhân hậu giàu tình cảm nhân đạo cộng sản chủ nghiã. Tuy nhiên, so với Nguyễn Tuân, “cái tôi” của Anh Đức không độc đáo bằng.

Sự hoà trộn các kiểu ngôn ngữ trên là cách viết của anh Đức, có chất riêng, song chưa thực sự là một đặc điểm mạnh của phong cách. Văn Anh Đức giàu hình, giàu nhạc. Giọng văn là giọng kể điềm đạm, kiểu văn nói, giọng của chính tác giả, giọng trầm, yêu thương. Khác với giọng “riết róng của Nguyễn Khải, giọng “gắt củ kiệu” cuả Nguyễn Thi. Xin so sánh với văn Nguyễn Thi

Buổi chiều, những chiếc ghế đá không còn buốt lạnh nữa. Quanh bệnh viện cây lá đã hóng được ánh nắng mặt trời. Chiều nay là buổi chiều cuối cùng của tôi ở bệnh viện. Đáng lẽ ra khỏi nhà thương thì dễ chịu. Tôi thì vừa dễ chịu lại vừa ái ngại. Là vì tôi vừa khỏe lại thì cơn bệnh của người chị đồng hương tôi lại có phần tăng lên.

            Chiều nay, cũng bên chiếc ghế đá cũ, chị Hậu ngồi xuống. Chị tựa lưng vào thành ghế một cách mệt nhọc. Tay trái chị luôn luôn áp vào cổ. Cổ chị mấy ngày rày bị sưng lên. Hạch lao gì đó, đã tới lúc hành hạ chị nhiều hơn trước. Nó làm đầu chị luôn nhức nhối. Và mỗi lần ho là một lần chị đau đớn vất vả. Tôi mới ngồi xuống chưa kịp nói gì, thì chị đã ho rung lên một chập dài. Tôi thu hai tay vào lòng, miết mấy ngón tay lại như cố chận bớt tiếng ho kia. Cơn ho dịu rồi, mặt chị bừng đỏ, nước mắt trải giàn giụa. Chị lấy khăn chùi vội và đưa tay vuốt cổ. Qua một cơn ho vật vã như thế, sắc diện chị cũng không thay đổi mấy. Nhìn chung dáng vẻ chị vẫn gọn gàng. Từ nếp áo lụa trắng đến chiếc khăn quàng cổ, mọi cái vẫn tinh tươm thẳng thớm. Với lại, đôi con mắt vẫn ánh lên tia sáng dìu dịu. Hình như cảnh sắc và không khí mùa xuân đương về tới, làm chị yêu mến cuộc sống hơn. Lúc cơn bệnh trên đà đi tới, đối với cuộc sống và tạo vật chung quanh, chị càng lộ rõ vẻ tha thiết hơn.” (Một truyện Chép Ở bệnh Viện – chương 9)

Con Bé, con gái lớn của Út, đã tám tuổi. Nó Ốm nhách, mà nhanh, cha mẹ đi công tác, ba em ở nhà nó bao hết. Nó chạy đầu này ru đứa nhỏ ngủ, chạy đầu kia lôi đứa lớn đi tắm. Nhà hết gạo, nó dắt em sang ăn cơm bên hàng xóm. Những việc gì nó không làm nổi : sửa lại mái nhà dột, hoặc bện lại cặp dây võng, người mẹ về làm cho nó. Mỗi buổi mẹ về, nó lại biết thêm vài việc “(Nguyễn Thi. Truyện và Ký.nxb.Văn Học Giải Phóng .1975.tr.122)

Anh Đức sử dụng kiều câu dài, nhiều âm bằng và âm trầm ở cuối câu, dung nhiều từ biểu cảm. Nhân vật Tôi trực tiếp quan sát, miêu tả và bộc lộ suy nghĩ chủ quan về hiện thực đang diễn trước mặt, chất văn của bút ký. Trái lại Nguyễn Thi miêu tả khách quan, sử dụng câu ngắn, nhiều âm trắc ở cuối câu, tạo ra một mạch văn, giọng văn khác hẳn. Giọng văn của Anh Đức là một đặc điểm phong cách: giọng trầm, nhân hậu.

            Về nghệ thuật thể hiện, Anh Đức cũng có những đặc thù riêng ở nhiều phương diện.Anh Đức tập trung vào chủ đề ĐẤT với những khám phá tư tưởng. Đất chứa đựng được cả hiện thực , chủ đề và tư tưởng tác phẩm của Anh Đức. Nói đến Anh Đức là nói đến Đất. Nhân vật TÔI tác giả can dự trực tiếp vào tác phẩm với nhiều sắc thái thẩm mỹ, khi thì lộ diện trực tiếp trong Một Truyện Chép Ở Bệnh Viện và các truyện ngắn, khi thì ẩn náu một cách lộ liểu như trong Hòn ĐấtĐưá Con Của Đất. Nhân vật tôi tạo ra chất ký trong tiểu thuyết Anh Đức.

Anh Đức thường viết những “đoạn dư âm”, mường tượng lại nhân vật chính, để khắc sâu chủ đề, và trực tiếp bộc lộ suy nghĩ cảm xúc của mình. Những đoạn dư âm này tạo ra nhiều màu sắc thẩm mỹ. Cách miêu tả nhân vật cũng có kỹ thuật riêng : miêu tả tâm lý vận động liên tục qua các hồi ức, kết hợp tạo dáng và dựng những hành động đột ngột, táo bạo. (thực ra kỹ thuật này không có gì mới và chưa được đẩy lên thành đặc điểm cực đoan để tạo phong cách. Nam Cao đã sử dụng kỹ thuật này từ trước khá lâu). Có khác chăng là nhân vật của Anh Đức luôn vươn về phía lý tưởng, phía ánh sáng và vươn tới tầm vóc anh hùng. Những cảnh sinh hoạt đời thường làm nền cho tác phẩm cũng tạo nên những giá trị thẩm mỹ riêng. Xu thế lý tưởng hoá là xu thế chung của văn chương Anh Đức.kết thúc truyện của Anh Đức thường là kết thúc có hậu. Có sự hoà hợp tốt đẹp giữa nguyên mẫu và nhân vật văn học. (khác cới nguyên mẫu cuả Nam Cao, hoặc Tuy Kiền của Nguyễn Khải)[[91]].

Những đặc điểm nêu trên, đặc điểm nào là chủ đạo tạo nên chân dung nhà văn Anh Đức?

Tuy Anh Đức có những đặc điễm về nghệ thuật thể hiện, song chưa thực sự độc đáo, để tạo nên một phong cách. Những đặc điểm ấy mới chỉ dừng lại ở cấp độ kỹ thuật, chưa là một độc đáo thẩm mỹ  ( chẳng hạn tư duy ngôn ngữ độc đáo cuả Hồ Xuân Hương, chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân, chất tâm – lý triết lý ở Nam Cao, chất “chân quê” ở Nguyễn Bính, chất “hài” trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng. Cái đọng lại rõ nhất trong lòng người đọc về Anh Đức là trong tất cả các tác phẩm của ông, luôn có hình ảnh một con người chân thực, nhân hậu, giác ngộ sâu sắc lý tưởng cộng sản chủ nghiã và lý tưởng nhân đạo cộng sản chủ nghiã, con người đó đối thoại với độc giả. Đó là một nhà văn cộng sản, nhân hậu.Chất cộng sản nhân hậu trở thành một đặc điểm thẩm mỹ trổi bật trong trang văn Anh Đức, không nên lầm lẫn với  chất chính trị xã hội ngoài trang văn.

Ta có thể tìm hiểu sâu hơn con người nhà văn Anh Đức qua trang văn (cấp độ phongcách tác giả). Đó là một nhà văn dễ xúc động, hay mường tượng, hình dung, suy gẫm, luôn săm soi, tra hỏi, tự vấn (Những nhân vật chính của Anh Đức đều có đặc điểm ấy). Anh Đức quan tâm đặc biệt đến vấn đề ân nghĩa cách mạng. Tính trữ tình lãng mạn, tính nhân ái và tính lý tưởng là những tính chất nổi bật thể hiện trong cách nhìn hiện thực, cách xây dựng nhân vật, cách giải quyết vấn đề của Anh Đức. Sự chân thật, đôn hậu bao trùm tất cả trang văn, trong tính cách nhân vật, trong giọng kể, trong cách dựng truyện có hậu. Lòng tin yêu CON NGƯỜI của Anh Đức chi phối rất rõ nghệ thuật thể hiện của ông. Anh Đức tin rằng cách mạng có khả năng cảm hoá con người ( nhân vật bà Cà Xợi, nhân vật lính nguỵ). Anh Đức luôn đề cao đạo đức cách mạng, luôn mong đạt đến một xã hội mà con người quan hệ với nhau tốt đẹp theo những chuẩn mực của đạo đức cách mạng.( Vấn đề đạo đức cách mạng được đặt ra, như một mạch ngầm, trong tất cả các tác phẩm của Anh Đức).Thái độ của anh Đức luôn là thái độ thẳng thắn, sáng tỏ,yêu thương, chân tình ( nhân vật Tôi). Người đọc có thể nhận ra con người Anh Đức rất rõ qua mỗi trang văn. Đúng như Anh Đức xác nhận :”Câu nói văn tức là người đến nay vẫn đúng. Người viết tính nết ra sao, văn cũng ra y như vậy”[[92]].

4.Những thông điệp Anh Đức gửi qua trang văn

Đàng sau trang văn của Anh Đức luôn vang lên một tiếng nói thì thầm , sâu lắng, thiết tha những lời nhắn gửi cho thế hệ sau. Những lời ấy, có khi là tiếng nói trực tiếp của Anh Đức, hoặc gửi qua nhân vật để nói với người đọc, có cả trong hình tượng và cách lý giải vấn đề. Anh Đức rất có ý thức nhắn gửi những thông điệp của mình cho người đọc, những thông điệp của một người chiêm nghiệm trong máu và nước mắt mới có được.

Huỳnh Như Phương khi đọc Miền Sóng Vỗ đã lắng nghe những lời ấy: “Đọc đi đọc lại những truyện ngắn cứ thấy vang lên giữa các trang văn lời nhắc nhở chân tình này: ‘Đừng quên, xin đừng vội quên…những người đã ngã xuống, những người còn lại mình đầy thương tích vì không tiếc máu xương cho tổ quốc”[[93]]. Không phải tới tập truyện Miền Sóng Vỗ, Anh Đức mới nhắn gửi những lời ấy, mà ngay từ Một Truyện Chép Ở Bệnh Viện (1957), qua lời chị Tư Hậu, Anh Đức đã đặt thành vấn đề tự vấn lương tâm của mỗi người :”Đấy, anh cứ nghĩ xem, theo anh có thể nào quên được họ không, hoặc giả nếu chưa quên nhưng nếu làm điều gì không xứng đáng với ý nghiã cái chết của họ có được không? Nhiều lúc tôi cứ nghĩ ngợi…không phải tự dưng mình đặt điều để suy nghĩ… mà đó là những dĩ vãng anh dũng trong mười năm có thựcràng buộc lương tâm mình, bắt mình phải suy nghĩ “(chương 8)

Đối với những lứa đôi yêu nhau, Anh Đức nhắc nhở: “Bây giờ cũng như về sau này, ở Sàigòn hay ở Hà Nội, những anh chị nào yêu nhau có nắm tay nhau đi chơi, xin hãy nhớ tới  anh (Nguyễn VănTrỗi – BCT) vì anh đã có lần thốt ra một lời thiết tha, vì anh là người đã trải thân mình góp phần đắp nên đường của hạnh phúc, đường của tuổi trẻ”[[94]].

Anh Đức cũng nhắn gửi những lời hết sức thiết tha tới tất cả mọi người về một thái độ sống tích cực qua nhân vật ông Sáu (Người về Hưu) :”Hễ chỗ nào có những người cộng sản thì con người và cuộc sống tại chỗ đó phải khấm khá hơn… sự khá hơn tốt hơn đó phải cụ thể chứ không trừu tượng”.

Về sâu xa, Anh Đức nhắn gửi người đọc  lòng tin yêu Con Người, ý thức Trách Nhiệm, về Lương Tâm, và lẽ sống ân nghiã cách mạng.

KẾT LUẬN

(Chân dung nhà văn Anh Đức)

Anh Đức là một trong những khuôn mặt lớn của Văn học Cách mạng miền Nam. Tác phẩm của ông đã phản ánh được khá chân thực và sinh động hiện thực đánh Mỹ ở diện rộng, đã xây dựng được những hình tượng điển hình về người nông dân đánh giặc, đã lí giải sâu sắc những vấn đề của cách mạng miền Nam. Đặc biệt là khi tác phẩm của Anh Đức được dựng thành phim thì sức lan toả, sức lay động trở nên mạnh mẽ, sâu xa trong lòng người đọc hơn bao giờ, và nhờ thế Anh Đức thực hiện được những nhiệm vụ, những yêu cầu của Đảng đối với nhà văn, góp phần vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc.

Anh Đức có những tìm tòi nghệ thuật riêng, có giọng văn riêng, có cách thể hiện riêng nhờ thế định hình được một phong cách nghệ thuật kiểu Anh Đức, trong đó phong các tác gỉa là nổi trội.

Anh Đức là nhà văn cộng sản nhân hậu (Lý tưởng cộng sản và Chủ nghiã nhân đạo cộng sản chủ nghiã trở thành Cái thẩm mỹ trong tác phẩm Anh Đức). Tuy nhiên, do lấy nhiệm vụ phản ánh hiện thực làm nhiệm vụ chính, và viết văn với trách nhiệm “nhà văn –  chiến sĩ” nên những Cái Riêng, cái độc đáo cá nhân chỉ thấp thoáng trong trang văn. Dù vậy, người đọc có thể hình dung được khuôn mặt khải ái của nhà văn Anh Đức (Văn là người) bên cạnh những nhà văn Nam bộ khác như Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng… Chất “Lý tưởng” và chất “Lãng mạn” làm nên vẻ đẹp riêng của văn Anh Đức trong dòng chảy văn chương Nam bộ suốt từ Nguyễn Đình Chiểu đến Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc và văn học Cách mạng miền Nam.

Ngày nay đọc lại văn chương Anh Đức để hiểu rõ hơn sức mạnh Việt Nam trong chiến tranh vệ quốc, hiểu rõ hơn con người Việt Nam nhân nghĩa mà anh hùng; để tái khẳng định một chân lý của văn học Việt là, chỉ khi nhà văn gắn bó với nhân dân, nói tiếng nói của nhân dân và chiến đấu cho lý tưởng cao đẹp của dân tộc, thì trang văn mới ánh lên vẻ đẹp vĩnh cửu.

(Ghi chú của tác giả: Chuyên luận này viết năm 1988. Nhân dịp Hội Nhà văn Tp HCM tổ chức hội thảo “Anh Đức- cuộc đời và sự nghiệp” ngày 18/12/2024, tác giả đọc lại và sửa chính tả)

***

THƯ MỤC THAM KHẢO

I.Tác phẩm của Anh Đức

  1. Một Truyện Chép ở Bệnh Viện.Nxb .Văn Học Giải Phóng, In lần thứ 5. Năm 1976
  2. Bức Thư Cà Mau.Nxb.Văn Học Giải Phóng.In lần thứ 2. Năm 1975

3.Hòn Đất. Sở Văn Hoá ThôngTin Kiên Giang tái bản. 1983

4.Đứa Con Của Đất. Nxb Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh. In lần thứ 2 năm 1986

5.Miền Sóng Vỗ.Nxb. Văn Nghệ Tp Hồ Chí Minh.1983

6.Mười Bảy Truyện Ngắn Anh Đức. Nxb Văn Học, hà nội.1984

II.Những ý kiến phát biểu của Anh Đức

1.Thế hệ chúng tôi đi qua Trường Sơn. VN/TPHCM . 3/2/1980

2.Kể từ khi có Đảng sáng tác văn học đạt được những thành tựu rực rỡ nhất.

Văn Nghệ số 5. Năm 1980

3.Bao tình yêu từ mảnh đất sinh sôi. VN/TPHCM, số 138. Năm 1980

4.Vùng đất thấm máu phải được nở hoa.VN/TpHCM số 171. Năm 1981

5.1982, năm Đại Hội Đảng : Ước mơ và dự định . Văn Nghệ số 1. Năm 1982

6.Nghĩ về những vấn đề đặt ra trước mắt người viết ở thành phố Hồ Chí Minh.

Văn Nghệ số 18. Năm 1983

7.Trả lời phỏng vấn.Văn Nghệ.số 40. Năm 1983

8.Cố gắng xây dựng phẩm cách sống qua văn học. Văn Nghệ số 1. Năm 1984

  1. Câu chuyện về công việc của người viết. VN/TpHCM số 367 và 368 năm 1985

10.Tôi thấy gì trên con đường tôi đã đi. VN/TpHCM số 418. năm 1986

  1. Ba mươi năm một chặng đường vẻ vang.VN số 19. Năm 1987
  2. Chúng ta vừa mất đi một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ. VN số 33. năm 1987

13.Văn xuôi và những việc có liên quan. VN/TpHCM số 506.năm 1987

  1. Hồi nhỏ các nhà văn học Văn. Nxb. Sở giáo dục Nghiã Bình .1986
  2. Tuổi trẻ chủ nhật. số 49. Ngày 13/12/1987

III. Sách tham khảo

1.C. Mac – Ph. Ăng ghen – V.I. Lênin : Về văn học và nghệ thuật.

Nxb. Sự Thật. Hà nỗi .1977

2.Gorky bàn về Văn học.Nxb Văn Học. Hànội. 1970

3.Lênin và sự hình thành người nghệ sĩ kiểu mới.Nxb KHXH.1985

4.Khrapchencô : Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của Văn học.

Nxb.Tác phẩm mới.1978

5.M. AR. Nau. Đốp. Tâm lý học sáng tạo Văn học. Nxb Văn Học. 1987

6.Phạm Văn Sĩ – Văn Học Giải Phóng Miền Nam.Nxb .Văn nghệ giải phóng. 1976

7.Văn Học Việt Nam Chống Mỹ Cứu Nước.Nxb. KHXH.1979

8.Tác Gia Văn Xuôi ViệtNam. Nxb KHXH. 1977

9.Phan Cự Đệ – Tiểu Thuyết Việt Nam Hiện Đại. Nxb . ĐH&THCN .1987

10.Nhà Văn Việt Nam (1945-1975). Nxb. ĐH&THCN.1979

11.Phong Lê -Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Nxb. KHXH. 1980

12.Các nhà văn nói về Văn. Nxb. Tác Phẩm Mới. 1986

13.Văn học trong giai đoạn mới. Nxb. Tác Phẩm Mới.1984

  1. Chiền trường sông và viết.Nxb Tác Phẩm Mới.1982

15.Những Trang Viết Những Nhịp Cầu.Nxb Mũi cà mau.1986

16.Thiếu Mai – về Một Truyện Chép ở Bệnh Viện. TCVH số 12 năm. 1962

  1. Xuân Trường. Đọc Bức Thư cà Mau. TCVH số 4. 1965

18.Diệp Minh Tuyền. Anh Đức và truyện ngắn, bút ký xuất sắc của anh. TCVH số 7/ 1966

19.Chu Nga – Một hình tượng văn học mang sức sống mãnh liệt.TCVH số 7 năm 1967

20.Nguyễn Văn Hạnh Suy nghĩ về truyện ngắn..TCVH số 7, năm 1966

21.Hoài Thanh – Hòn Đất Hòn Ngọc. TCVH số 1/1968

  1. Thành Duy – Về cách thể hiện nhân vật trong Hòn Đất. TCVH số 1/1968

23.Nguyễn Trung Thu – Tính các dân tộc trong sáng tác của Anh Đức.

TCVH số 4/1969. Tr.23

  1. Chu Nga – Phong cách trữ tình trong sáng tác của Anh Đức..TCVH số 2/1975
  2. Huyền Kiêu – Sức hấp dẫn của con người mới trong tầm nhìn của nhà văn Anh Đức.

VN/TpHCM . số 261 / 1983

  1. Nguyễn Ngọc Thạch – Hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm của Anh Đức

VN/TpHCM . số 405/1985

  1. Nguyễn Vĩnh Bảo – Đến thăm mộ chị Sứ. VN/TpHCM. Số 220/1982
  2. Lâm Vinh – Bàn thêm về ngôn ngữ văn chương.VN/TpHCM . số 359/1985
  3. Yuri Bondarev – Phong cách và ngôn từ. Vn/TpHCM số 377
  4. Phấn đấu sáng tạo theo đường lối của Đảng. Nxb Sự Thật .1986
  5. Bàn về văn hoá nghệ thuật. Nxb. Văn hoá nghệ thuật. Hà nôi. 1963

32.Phùng Quý Nhâm :

  1. Những tìm tòi sáng tạo của Anh Đức ( nhìn lại sáng tác từ 1965-1975).

Bản đánh máy của tác giả

  1. Nét mới trong truyện ngắn của Anh Đức (đọc Miền Sóng Vỗ).

Bản đánh máy của tác giả 5/1984 –VN/TpHCM số 332. Ngày 8/6/1984

33.Nghị quyết Bộ Chính Trị BCHTW Đảng CSVN – Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo

quản lý văn học, nghệ thuật và văn hoá, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học nghệ

thuật, và văn hoá phát triển lên một bước mới. VN số 51-52 . ngày 19/12/1987

34.Mấy kỷ niệm nhớ lại trong những lần in sách ở nhà xuất bản Văn Học.

VN/TpHCM số 305. Ngày 2/11/1983

35.Bảo Định Giang – vài suy nghĩ về tác phẩm của nhà văn Anh Đức.

VN/TpHCM số 280. Ngaỳ 10.6.1983

36.Anh Đức – Cảm nghĩ về quê hương An Giang. VN/TPHCM số 116. Ngày 11.4.1980

  1. Anh Đức trả lời bạn đọc. Tuổi Trẻ Chủ Nhật số 28. Ngày 17/8/1986

__________________________________________

 Chú thích:

[1] Công Việc Viết Văn.Nxb Trường viết văn Nguyễn Du

[2] Thiếu Mai, TCVH số 12.1962, tr.14

[3] Lời tựa Hòn Đất ( tái bản 1983)

[4] Tâm Lý Học Sáng Tạo Văn Học, Nxb Văn Học 1978. Tr.231

[5] Tuổi Trẻ Chủ Nhật số 49.ngày 13/12/1998

6.Krapchencô, Cá Tính Sáng Tạo cuả Nhà Văn và Sự Phát Triển cuả Văn HọcNxb TPMới. HN.1978.tr.128

[7] Hồi Nhỏ Các Nhà Văn Học Văn.Sở GD Nghiã Bình xuất bản 1986.tr.7

[8] Văn Nghệ Tp HCM số 138 năm 1980. Tr.14. Xem thêm VN TPHCM số 116 (14.01.1980)

[9] Công Việc Viết Văn. Trường Nguyễn Du xuất bản 1985.tr.134

[10] Tạp chí Văn Học số 7 năm 1966. Tr.80.

[11] Chiến Trường Sống và Viết. tr.19

[12] Văn Nghệ TPHCM số 506, ngày 13/11/1987.tr10

[13] Văn Nghệ TPHCM số 506, ngày 13/11/1987.tr10

[14] Thế Hệ Chúng Tôi Đi Qua Trường Sơn. VNTPHCM . số ngày 3.3.1980. Tr.9

[15] Miền Sóng Vỗ.Nxb văn Nghệ TPHCM.1983,tr.1

[16] Công Việc Viết Văn. Sđd.tr.139

[17] Thế Hệ Chúng Tôi Đi Qua Trường Sơn. VNTPHCM . số312/ 1980

[18] nt

[19] Văn Nghệ số 19 năm 1987.

[20] Tạp chí Văn Học số 12 năm 1962.tr.14

[21] Văn Nghệ TPHCM số 506. Năm 1987

[22] Văn Nghệ TPHCM số ngày 3/2/1980-tr.8

[23] Văn Nghệ TPHCM số 418, ngày 21/2/1986

[24] Văn Nghệ số 5, năm 1980

[25] Văn Nghệ số 5, năm 1980

[26] Hoài Thanh, Hòn Đất, Hòn Ngọc, TCVH số 1 năm 1968.tr7-tr.9

[27] Văn Nghệ TPHCM số 171 ngày 1/5/1983. Tr.3

[28] Văn Nghệ số 18, năm 1983.tr.2

[29] Văn Nghệ TPHCM số 506, ngày 13/11/1987

[30] Công Việc Viết Văn , sđd, tr.125

[31] Văn Nghệ số 40, năm 1983

[32] Công Việc Viết Văn, sđd, tr.124

[33] Anh Đức trả lời bạn đọc trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật số 28, năm 1986

[34] Văn Nghệ TPHCM số 506.sđd

[35] Văn Nghệ TPHCM số 418, ngày 21/2/1986.tr.3

[36] Những Trang Viết Những Nhịp Cầu, Nxb Mũi Cà Mau,1986

[37] Tap chí Văn Học số 1 năm 1968. Sđd. tr.22

[38] Văn Nghệ số 1 năm 1984

[39] Văn Nghệ TPHCM số 418, sđd

[40] Công Việc Viết Văn, sđd, tr127

[41] Văn Nghệ TPHCM, số 506, sđd

[42] Bức Thư Cà Mau, Nxb Văn Học Giải Phóng in lần thứ hai.1975

[43] Tạp chí Văn Học số 4, 1985

[44] Phạm Văn Sĩ, Văn Học Giải Phóng Miền Nam-NXB ĐH&THCN Hànội 1976.tr.259

[45] Trần Quang: Con Người Miền Nam, TCVN/GP. 20/7/1964

[46] PTS. Phùng Quý Nhâm : Những Tìm Tòi Sáng Tạo cuả Anh Đức (Bản đánh máy cuả tác giả. Tr.5)

[47] Diệp Minh Tuyền-Tạp Chí Văn Học số 7 năm 1966.tr76

[48] Văn Nghệ số 1 năm 1982

[49] Văn Nghệ số 18 năm 1983

[50] Văn Nghệ số 1 năm 1984

[51] VN TPHCM số 506  ngày 13/11/1987.sđd

[52] Những Trang Viết Những Nhịp cầu, sđd, tr.33

[53] Nét Mới trong truyện ngắn Anh Đức – bản đánh máy. Tr.2

[54] Mác-ph.Ăng ghen-VI.Lênin về Văn Học và Nghệ Thuật. nxb Sự Thật, Hà nội 1977

[55] Chiến Trường Sống và Viết. Nxb Tác Phẩm Mới.1982, tr.40

[56] Thư tháng bảy

[57] Bức Thư cà Mau

[58] Những Chuyện Chung Quanh Một Trận Càn

[59] Dưới Một Vầng Ánh Sáng Đục

[60] Thư Tháng Bảy

[61] Những Chuyện Xung Quanh… (sđd)

[62] Những  Chuyện Xung Quanh…(sđd)

[63] Chu Nga, Tác Gia Văn Xuôi Việt Nam, Nxb KHXH.1977.tr.405

[64] Ý Tưởng Dọc Một Chặng Đường Miền Trung trong tập Miền Sóng Vỗ. Nxb VN/TPHCM 1983.tr.188

[65] Phan Cự Đệ, Tiểu Thuyết Việt Nam Hiện Đại. nxb ĐH&THCN Hà nội,1978. Tập I. tr.172

[66] Thiếu Mai.TCVN số 12. Năm 1962.tr.14, sđd

[67] Dưới Ánh Sáng Đường Lối Văn Nghệ cuả Đảng. Nxb Văn Học. 1974. tr.83

[68] Tác Gia Văn Xuôi Việt Nam. Nxb KHXH.1977. tr.407

[69] Tạp Chí Văn Học. Số1.1968, tr.22

[70] Nguyễn Vĩnh bảo : Đến Thăm Mộ Chị Sứ. VN/TPHCM số 220 , ngày 16.4.1982

[71]Tuôỉ Trẻ Chủ Nhật 17.08.1986

[72] (Lời tưạ tái bản Hòn Đất 1983)

[73] Hoài Thanh, Hòn Đất, Hòn Ngọc.sđd

[74] Đưá Con Cuả Đất. NXB VN/TPHCM 1986. Các trích dẫn trong bài này  đều lấy từ bản in trên

[75] Chu Nga : Một Hình tượng Văn Học Có Sức Sống Mãnh liệt. TCVH số 7.1967.tr.23

[76] Xin đọc Đưá Con Cuả Đất, nxb VN/TPHCM, 1986. Các trang : 37,44,100, 103, 104, 113, 162, 175, 251, 266, 271, 279, 287, 327, 399…

[77] Cảm giác “tim đau nhói” của Quyết được miêu tả nhiều lần ở các trang 6, 16, 168, 287 , 341

[78] Hoài Thanh. Hòn Đất, Hòn Ngọc. sđd

[79] Phan Cự Đệ. Tiểu Thuyết VN Hiện Đại.sđd.tr.351

[80] Nguyễn Ngọc Thạch. Hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm của Anh Đức.VN/TPHCM. Số 405 (1/11/85).sđd

[81] Phùng Quý Nhâm, Những tìm tòi sáng tạo của Anh Đức.sđd. tr.4. Văn Nghệ số 33 , ngày 15/8/87

[82] Tâm trạng của Quyết giống sự chuyển biến tâm lý của nhân vật Lê văn Đó trong Ngọn Cỏ Gió Đùa

của Hồ Biểu Chánh

[83] Bàn Về Văn Hoá Văn Nghệ. Nxb Văn Hoá-Nghệ Thuật. Hà nội 1963. Tr 182

[84] Như trên. Tr.17

[85] Như trên. Tr.104.

[86] Như trên, sđd. tr.183.

[87] Văn Nghệ số 51-52 ngaỳ 19.12.1987 .tr.2

[88] Yuri Bondarev. Phong cách và ngôn từ. VN/TPHCM số 377

[89] Công Việc Viết Văn.sđd.tr.136

[90] Nguyễn Khải. Cái Thời Lãng Mạn. văn Nghệ số 43. Ngày 24.10.1987

[91] Công việc viết văn.sđd.tr.136

[92] Những trang viết những nhịp cầu. sđd. tr31.

[93] Anh Đức. Bút Ký “Dưới Một Vầng Ánh Sáng Đục”(1965)

[94] Anh Đức. Bút Ký “Dưới Một Vầng Ánh Sáng Đục”(1965)

Loading

3/5 - (1 bình chọn)
call Hotline 1 0798287075 call Hotline 2 0798 287 075 facebook Fanpage Chat FB zalo Chat Zalo youtube Youtube Tiktok Tiktok